YOMEDIA

210 Bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Cacbohidrat môn Hóa học 12 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

210 Bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Cacbohidrat môn Hóa học 12 năm 2019-2020 rất hay được phân thành 5 dạng: bài tập về phản ứng đốt cháy cacbohiđrat; bài tập về tính khử của cacbohiđrat; bài tập về phản ứng thủy phân cacbohiđrat; bài tập về ứng dụng và quá trình tổng hợp cacbohiđrat; bài tập lý thuyết.Các bạn tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

210 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ CACBOHIĐRAT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020

 

DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY CACBOHIĐRAT

A. NHẬN BIẾT

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một cacbohidrat X thu được 52,8 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Biết X có phản ứng tráng bạc, X là

 A. Glucozơ                         B. Fructozơ                       C. Saccarozơ                     D. Mantozơ

Câu 2. Khi đốt cháy một cacbohidrat X được  . CTPT của X là:

 A. C6H12O6                         B. C12H22O11                     C. (C6H10O5)n                    D. Cn(H2O)m

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 10,26 gam một cacbohidrat X thu được 8,064 lít CO2 (ở đktc) và 5,94 gam H2O. X có M < 400 và có khả năng phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là.

 A. Glucozơ                         B. Saccarozơ                     C. Fructozơ                       D. Mantozơ

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 51,3 gam saccarozơ thu được sản phẩm cháy dẫn vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa tạo thành là

 A. 180 g                              B. 150 g                            C. 15 g                              D. 90 g

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 1,35 gam một gluxit, thu được 1,98 gam CO2 và 0,81 gam H2O. Tỷ khối hơi của gluxit này so với heli là 45. CTPT của cacbohidrat này là:

 A. C5H10O5                    B. C12H22O11                 C. (C6H10O5)n                D. C6H12O6

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbohidrat X thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 9 gam nước. X thuộc loại cacbohidrat nào sau đây?

 A. Monosaccarit                  B. Đisaccarit                     C. Polisaccarit                   D. Không xác định được

7. Đốt cháy hoàn toàn 61,2 gam hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ thu được sản phẩm khí và hơi dẫn qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Sau phản ứng thấy xuất hiện 210 g kết tủa. Phần trăm khối lượng của glucozơ trong hỗn hợp là:

 A. 44,12%                           B. 55,88%                         C. 40%                              D. 60%

Câu 8. Lên men m gam glucozơ được V1 lít CO2. Mặt khác đốt cháy m gam glucozơ được V2 lít CO2 đo ở cùng điều kiện. Tỷ lệ V1 : V2 là:

 A. 3:1                                  B. 2:3                                C. 1:3                                D. 3:2

Câu 9. Đốt cháy hết m gam glucozơ được 33,6 lít CO2 (đktc). Cũng lượng glucozơ đó lên men thì thu được thể tích rượu 40° tối đa là (biết khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 g/ml).

 A. 28,75 ml                         B. 11,5 ml                         C. 71,875 ml                     D. 40,5 ml

Câu 10. Tính khối lượng kết tủa thu được khi thực hiện phản ứng tráng bạc với mantozơ biết đốt cháy hoàn toàn lượng mantozơ đó thu được 26,88 lít CO2 (đktc):

 A. 10,8 gam                           B. 43,2 gam                 C. 21,6 gam                            D. 32,4 gam

B. THÔNG HIỂU

Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn 0,5130 gam một cacbohidrat (X) thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 2,97 gam nước. X có phân tử khối < 400 đvC và có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là

A. Glucozơ                          B. Saccarozơ                     C. Fructozơ                       D. Mantozơ

 Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một cacbohidrat (X), thu được 5,28 gam CO2 và 1,98 gam H2O. Biết rằng, tỉ lệ khối lượng H và O trong X là 0,125: 1. Công thức phân tử của X là:

 A. C6H12O6                    B. C12H24O12                 C. C12H22O11                 D. (C6H10O5)n

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm metanal, axit ethanoic, glucozơ và fructozơ cần 3,36 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được kết tủa và dung dịch X. Khối lượng dung dịch X so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi thế nào?

 A. Giảm 5,7 gam                 B. Tăng 5,7 gam                C. Tăng 9,3 gam               D. Giảm 15 gam

Câu 14. Cho 4 chất hữu cơ X, Y, Z, T. Khi oxi hóa hoàn toàn từng chất đều cho cùng kết quả: Cứ tạo ra 4,4 gam CO2 thì kèm theo 1,8 gam H2O và cần một thể tích oxi vừa đúng bằng thể tích CO2 thu được. Tỉ lệ phân tử khối của X, Y, Z, T lần lượt là 6: 1: 3: 2 và số nguyên tử cacbon trong mỗi chất không nhiều hơn 6. Công thức phân tử của X, Y, Z, T lần lượt là 

 A. C6H12O6, C3H6O3, CH2O, C2H4O2                          B. C6H12O6, C3H6O3, C2H4O2, CH2O.

 C. C6H12O6, CH2O, C3H6O3, C2H4O2                          D. C6H12O6, CH2O, C2H4O2, C3H6O3

Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn 8,1 gam một hợp chất hữu cơ X có nguồn gốc thiên nhiên thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam nước. Đun 16,2 gam X trong dung dịch axit thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dung dịch AgNO3/NH3 thu được bao nhiêu gam Ag? Giả sử hiệu suất quá trình bằng 80%.

 A. 21,6 gam                        B. 17,28 gam                     C. 27 gam                         D. 25,4 gam

Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn cacbohidrat X, rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong thì thu đượcc kết tủa và dung dịch Y; khối lượng bình và dung dịch tăng lần lượt là 3,63 gam và 0,63 gam. Đun nóng dung dịch Y lại thấy xuất hiện kết tủa. Tổng khối lượng kết tủa trong cả hai lần là 4,5 gam. Chất X là:

 A. C5H10O5                     B. C6H12O6                    C. C12H22O11                 D. (C6H10O5)n

17. Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ (chứa 6C) thu được CO2 và nước theo một tỉ lệ mol 1: 1, mặt khác số mol O2 tiêu thụ bằng số mol CO2 thu được. X có thể là:

 A. Glucozơ                          B. Xiclohexanol                C. Hexanal                        D. Axit hexanoic

Câu 18. Cho một cacbohidrat X cháy hoàn toàn trong oxi tạo hỗn hợp sản phẩm Y chỉ gồm CO2 và H2O. Y được hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,4 mol Ca(OH)2 thu được 20 gam kết tủa, đồng thời khối lượng bình tăng 35,4 gam. X là:

 A. Glucozơ                         B. Xenlulozơ                     C. Mantozơ                       D. Saccarozơ

Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbohidrat X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong thấy tăng lên 36,3 gam và trong bình có 40 gam kết tủa, lọc bỏ kết tủa, đun nóng phần dung dịch còn lại được 10 gam kết tủa nữa. Giá trị của m là:

 A. 8,3 gam                          B. 17,9 gam                       C. 17,1 gam                      D. 16,7 gam

C. VẬN DỤNG

Câu 20. Đốt cháy hỗn hợp gồm glucozơ, axit axetic cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng dung dịch trong bình thay đổi

 A. Tăng 2,6 gam                  B. Tăng 3,8 gam               C. Giảm 3,8 gam               D. Giảm 6,2 gam

Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn 9 gam một gluxit X cần 6,72 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng 500 ml dung dịch Ba(OH)2 thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,1 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch Ba(OH)2 là:

 A. 0,2M                               B. 0,3M                             C. 0,8M                             D. 0,4M

Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 1,5 gam chất hữu cơ X thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Mặt khác, 9,0 gam X phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được 10,8 gam Ag. Biết X có khả năng hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh. Công thức cấu tạo của X là:

 A. CH2OHCHOHCHO                                                B. CH2OH(CHOH)3CHO

 C. CH2OH(CHOH)4CHO                                            D. CH2OH(CHOH)5CHO

Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 0,855 gam một cacbohidrat X. Sản phẩm được dẫn vào nước vôi trong thu được 1 gam kết tủa và dung dịch A, đồng thời khối lượng dung dịch tăng 0,815 gam. Đun nóng dung dịch A lại được 1 gam kết tủa nữa. Biết khi làm bay hơi 4,104 gam X thu được thể tích khí đúng bằng thể tích 0,552 gam hỗn hợp hơi ancol etylic và axit fomic đo trong cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là:

 A. C12H22O11                 B. C6H12O6                    C. (C6H10O5)n                D. C18H36O18

Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam X (chứa C, H, O) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình 100 ml dung dịch chứa 0,065 mol Ca(OH)2 thì thu được 4 gam kết tủa và dung dịch Y, khối lượng bình tăng 5,58 gam. Đun nóng dung dịch Y lại thấy xuất hiện kết tủa. Mặt khác 13,5 gam X phản ứng với lượng dư Cu(OH)2/NaOH (đun nóng) được 10,8 gam kết tủa. Chất X là:

 A. HCHO                           B. (CHO)2                         C. C6H12O6                       D. HOC4H8CHO

D. VẬN DỤNG CAO

Câu 25. Đốt cháy hoàn toàn m hỗn hợp gồm anđehit fomic, axit axetic, glucozơ, glixerol thu được 29,12 lít CO2 và 27 gam H2O. Thành phần % khối lượng của glixerol trong hỗn hợp là:

 A. 22,2%                             B. 44,4%                           C. 46,7%                           D. 28,6%

26. Đốt cháy hoàn toàn m gam một hỗn hợp X gồm: glucozơ, saccarozơ, metanal và axit ethanoic toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết trong bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, sau thí nghiệm khối lượng bình tăng (m + 86,4) gam và trong bình có (m + 190,8) gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị

 A. 78,0                                B. 80,0                              C. 78,5                              D. 80,5

DẠNG 2: BÀI TẬP VỀ TÍNH KHỬ CỦA CACBOHIĐRAT

A. NHẬN BIẾT

Câu 1. Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là

 A. 11,4%                             B. 14,4%                           C. 13,4%                           D. 12,4%

Câu 2. Khối lượng kết tủa đồng (I) oxit tạo thành khi đun nóng dung dịch hỗn hợp chứa 9 gam glucozơ và lượng dư đồng (II) hiđroxit trong môi trường kiềm là

 A. 1,44 gam                        B. 3,6 gam                         C. 7,2 gam                        D. 14,4 gam

Câu 3. Cho m gam glucozơ phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là

 A. 27                                   B. 9                                   C. 36                                 D. 18

Câu 4. Đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được 32,4 gam Ag.

Hiệu suất phản ứng tráng bạc là:

 A. 60%                                B. 75%                              C. 100%                            D. 50%

Câu 5. Cho 200ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 thì thấy có 10,8 gam Ag tách ra. Nồng độ dung dịch glucozơ là:

 A. 0,25M                             B. 0,5M                             C. 1M                                D. 0,75M

Câu 6. Đun nóng dung dịch chứa 18 gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

 A. 5,4 gam                          B. 21,6 gam                       C. 10,8 gam                      D. 43,2 gam

Câu 7. Dung dịch chứa 3 gam glucozơ và 3,42 gam saccarozơ khi tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 sẽ được bao nhiêu gam bạc?

A. 2,16 gam                       B. 5,76 gam                         C. 4,32 gam                       D. 3,6 gam

B. THÔNG HIỂU

Câu 8. Cho 50 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ vào nước thu được dung dịch Y. Dung dịch Y này làm mất màu vừa đủ 160 gam dung dịch brom 20%. % khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X là:

 A. 40%                                B. 72%                              C. 28%                              D. 25%

Câu 9. Cho 200 gam dung dịch chứa glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, khối lượng Ag sinh ra cho vào dung dịch HNO3 đậm đặc dư thấy sinh ra 0,2 mol khí NO2. Vậy nồng độ % của glucozơ trong dung dịch ban đầu là:

 A. 18%                                B. 9%                                C. 27%                              D. 36%

Câu 10. Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36 g glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra và bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn):

 A. 68 gam; 43,2 gam           B. 21,6 gam; 68 gam         C. 43,2 gam; 68 gam         D. 43,2 gam; 34 gam

Câu 11. Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được 100 ml dung dịch (G). Cho G tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp trên, sản phẩm tạo thành làm mất màu khối lượng Br2 tối đa là:

 A. 2,7 gam                          B. 2,4 gam                         C. 4 gam                           D. 1,6 gam

Câu 12. Chia hỗn hợp gồm glucozơ và mantozơ thành 2 phẩn bằng nhau:

Phần 1: Hòa tan hoàn toàn vào nước rồi lấy dung dịch cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư được 0,02 mol Ag. Phần 2: Đun với dung dịch H2SO4 loãng. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hòa bởi dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3 được 0,03 mol Ag. Số mol của glucozơ và mantozơ ban đầu lần lượt là:

 A. 0,01 và 0,01                   B. 0,005 và 0,005              C. 0,0075 và 0,0025         D. 0,0035 và 0,0035

Câu 13. Cho m gam hỗn hợp X gồm tinh bột và glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong

NH3 đun nóng thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác đun nóng m gam X với dung dịch HCl loãng, dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 32 gam Br2. Giá trị của m là

 A. 34,2                                B. 50,4                              C. 17,1                              D. 33,3

Câu 14. Hidro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ cần phải dùng 4,48 lít khí H2 ở đktc. Mặt khác, cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol glucozơ và fructozơ trong m gam hỗn hợp này lần lượt là:

 A. 0,05 mol và 0,15 mol                                                B. 0,05 mol và 0,35 mol

 C. 0,1 mol và 0,15 mol                                                 D. 0,2 mol và 0,2 mol

Câu 15. Cho m gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra 6,48 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng hết với 1,2 gam Br2 trong dung dịch. Phần % về số mol của glucozơ trong hỗn hợp là?

 A. 25%                                B. 50%                              C. 12,5%                           D. 40%

Câu 16. Hỗn hợp A gồm glucozơ và tinh bột được chia đôi:

- Phần thứ nhất: khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO3 dư/NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag.

- Phần thứ hai: đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hòa hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3 dư/NH3 thấy tách ra 6,48 gam Ag.

Giả sử các phản ứng hoàn toàn. Hỗn hợp ban đầu có chứa:  

 A. 64,29% glucozơ và 35,71% tinh bột về khối lượng.

 B. 64,71% glucozơ và 35,29% tinh bột về khối lượng.

 C. 35,29% glucozơ và 64,71% tinh bột về khối lượng.

 D. 35,71% glucozơ và 64,29% tinh bột về khối lượng.

Câu 17. Chia m gam glucozơ làm 2 phần bằng nhau.

- Phần 1 đem thực hiện phản ứng tráng gương thu được 27 gam Ag.

- Phần 2 cho lên men rượu thu được V ml rượu (D = 0,8 g/ml).

Giả sử các phản ứng đều xảy ra với hiệu suất 100% thì V có giá trị là:

 A. 12,375 ml                       B. 13,375 ml                     C. 14,375 ml                     D. 24,735 ml

Câu 18. Cho m gam hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư AgNO3/ NH3 tạo ra 6,48 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 1,2 gam Br2. Thành phần % khối lượng glucozơ có trong X là:

 A. 50%                                B. 12,5%                           C. 25%                              D. 75%

Câu 19. Hòa tan hoàn toàn 140,4 gam hỗn hợp X gồm glucozơ, fructozơ và saccarozơ vào nước rồi chia thành hai phần bằng nhau:

- Phẩn 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3 dư, đun nóng thu được 43,2 gam Ag.

- Phần 2: Làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 16 gam Br2.

Thành phần % khối lượng fructozơ và sacca-rozơ có trong hỗn hợp X lần lượt là:

 A. 25,64% và 48,72%         B. 48,72% và 25,64%       C. 25,64% và 74,36%       D. 12,82% và 74,36%

Câu 20. Cho 165,6 gam hỗn hợp X gồm mantozơ và tinh bột. Chia X thành 2 phẩn bằng nhau.

- Phần 1: Thực hiện phản ứng với Cu(OH)2/ OH dư thì thu được 14,4 gam kết tủa.

- Phần 2: Thực hiện phản ứng thủy phân hỗn hợp với hiệu suất lần lượt là 80%, 75%. Sản phẩm tạo thành cho phản ứng với AgNO3/NH3 dư. Số gam kết tủa tạo thành tối đa là:

 A. 83,16gam                       B. 70,2 gam                       C. 80,2 gam                      D. 87,48 gam

DẠNG 3: BÀI TẬP VỀ PHẢN ỨNG THỦY PHÂN CACBOHIĐRAT

A. NHẬN BIẾT

Câu 1. Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là

 A. 250 gam.                        B. 300 gam.                       C. 360 gam.                      D. 270 gam.

Câu 2. Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag.

Giá trị của m là

 A. 43,20                              B. 4,32                              C. 2,16                              D. 21,60

Câu 3. Thủy phân hoàn toàn 1 kg saccarozơ thu được:

 A. 1 kg glucozơ và 1 kg fructozơ                                 B. 2 kg glucozơ

 C. 2 kg fructozơ                                                           D. 0,5263 kg glucozơ và 0,5263 kg fructozơ

Câu 4. Muốn có 2610 gam glucozơ thì khối lượng saccarozơ cần đem thuỷ phân hoàn toàn là

 A. 4595 gam.                      B. 4468 gam.                     C. 4959 gam.                    D. 4995 gam.

Câu 5. Lượng glucozơ thu được khi thuỷ phân 1 kg khoai chứa 20% tinh bột (hiệu suất đạt 81%) là:

 A. 162g                               B. 180g                             C. 81g                               D. 90g

Câu 6. Thuỷ phân m gam mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất 75% thu được hỗn hợp X. Cho X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 113,4 gam Ag. Giá trị của m là

 A. 102,6                              B. 179,55                          C. 119,7                            D. 85,5

Câu 7. Thủy phân hoàn toàn 16,2 gam tinh bột thu được a gam glucozơ. Lên men a gam glucozơ thu được ancol etylic (hiệu suất 80%), tiếp tục lên men toàn bộ lượng ancol etylic đó thu được axit axetic (hiệu suất

80%). Để trung hòa lượng axit axetic trên cần V lít dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

 A. 0,128.                             B. 0,16.                             C. 0,2.                               D. 0,064.

Câu 8. Hỗn hợp X gồm saccarozơ và glucozơ cùng số mol được đun nóng với Ag2O dư/dung dịch NH3 thu được 3 gam Ag. Nếu thủy phân hoàn toàn hỗn hợp rồi mới cho sản phẩm thực hiện phản ứng tráng bạc thì lượng Ag tối đa có thể thu được là:

 A. Vẫn 3 gam                      B. 6 gam                            C. 4,5 gam                        D. 9 gam

Câu 9. Cho 34,038 gam mẫu saccarozơ có lẫn glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 0,216 gam Ag. Nếu thủy phân mẫu saccarozơ trên thì sản phẩm thực hiện phản ứng tráng gương có khối lượng Ag tối đa là (giả sử hiệu suất thủy phân đạt 100%):

 A. 43,2 g                             B. 42,984 g                       C. 21,6 g                           D.21,384 g

Câu 10. Thủy phân m gam tinh bột trong môi trường axit (giả sử sự thủy phân chỉ tạo glucozơ). Sau một thời gian phản ứng, đem trung hòa axit bằng kiềm, sau đó cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được m gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân tinh bột là

 A. 75%.                                B. 50%.                            C. 66,67%.                         D. 80%.​

B. THÔNG HIỂU

Câu 11. Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được hỗn hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ 0,015 mol Br2. Nếu đem dung dịch chứa 3,42 gam hỗn hợp X cho phản ứng lượng dư AgNO3 trong NH3 thì khối lượng Ag tạo thành là

 A. 2,16 gam                        B. 3,24 gam                       C. 1,08 gam                      D. 0,54 gam

Câu 12. Thực hiện hai thí nghiệm:

- Thí nghiệm 1: Cho m1 gam mantozơ phản ứng hết với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được a gam Ag

- Thí nghiệm 2: Thuỷ phân hoàn toàn m2 gam saccarozơ (môi trường axit, đun nóng) sau đó cho sản phẩm hữu cơ sinh ra phản ứng hết với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 cũng thu được a gam Ag. Mối liên hệ giữa m1 và m2 là:

Câu 13. Thủy phân hoàn toàn một lượng mantozơ, sau đó cho toàn bộ lượng glucozơ thu được lên men thành ancol etylic thì thu được 100 ml ancol 46°. Khối lượng riêng của ancol là 0,8 gam/ml. Hấp thụ toàn bộ khí CO2, vào dung dịch NaOH dư thu được muối có khối lượng là

 A. 106 gam                         B. 84,8 gam                       C. 212 gam                       D. 169,6 gam

Câu 14. Thủy phân một lượng mantozơ, trung hòa dung dịch sau phản ứng bằng phương pháp thích hợp, tách thu được 71,28 gam hỗn hợp X, rồi chia thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng với H2 dư thu được 29,12 gam sorbitol. Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam

Ag. Giá trị của m là:

 A. 43,20                              B. 38,88                            C. 69,12                            D. 34,56

Câu 15. Thuỷ phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch Y. Trung hòa axit trong dung dịch Y sau đó cho thêm dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, thu được 8,64 gam Ag. Thành phần % về khối lượng của glucozơ trong hỗn hợp X là

 A. 51,3%                             B. 48,7%                           C. 23,35%                         D. 12,17%

Câu 16. Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là

 A. 0,090 mol.                      B. 0,095 mol.                    C. 0,06 mol.                      D. 0,12 mol

C. VẬN DỤNG

Câu 17. Hỗn hợp X gồm glucozơ, mantozơ và saccarozơ có tỉ lệ số mol glucozơ : mantozơ : saccarozơ

=3:2:1. Đun nóng m gam hỗn hợp X với dung dịch H2SO4 loãng để thực hiện phản ứng thuỷ phân, trong phản ứng này có 60% mantozơ bị thủy phân và 40% saccarozơ bị thuỷ phân. Trung hoà dung dịch sau khi thuỷ phân và thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư AgNO3 trong nước amoniac thu được 217,404 gam kết tủa. Giá trị của m là

 A. 225,168                          B. 245,896                        C. 214,284                        D. 238,218     

Câu 18. Hỗn hợp X gồm 0,2 mol mantozơ và 0,3 mol saccarozơ. Đun nóng X với dung dịch HCl một thời gian thì được dung dịch Y. Cho Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 được 181,44 gam Ag. Mặt khác, dung dịch Y làm mất màu tối đa V ml dung dịch Br2 2M. Giá trị của V là (biết phản ứng thủy phân mantozơ và saccarozơ có cùng hiệu suất):

 A. 588                                 B. 420                               C. 294                               D. 300

Câu 19. Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm mantozơ và saccarozơ có tỉ lệ mol tương ứng là 3:2 và hiệu suất thủy phân lần lượt là 80% và 75% thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch

AgNO3 trong NH3 đun nóng, thu được 90,72 gam Ag. Giá trị của m là

 A. 85,50.                             B. 108,00.                         C. 75,24.                           D. 88,92.

D. VẬN DỤNG CAO

Câu 20. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 0,2 mol Ag. Mặt khác, thủy phân m gam hỗn hợp X một thời gian (hiệu suất thủy phân mỗi chất đều là 80%) thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư AgNO3 thu được 0,168 mol Ag. Thành phần về % khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp là:

 A. 60%                                B. 55%                              C. 40%                              D. 45%

Câu 21. Hòa tan 2,68 gam hỗn hợp gồm axetandehit và glucozơ vào nước, cho dung dịch thu được vào 35,87 ml dung dịch AgNO3 34% trong NH3 với d =1,4 g/ ml, đun nóng nhẹ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa rồi trung hòa nước lọc bằng nước axit, sau đó thêm vào nước lọc đó lượng dư do KCl, khi đó xuất hiện 5,74 gam kết tủa. Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu:

 A. CH3CHO: 31,8%; C6H12O6: 68,2%                         B. CH3CHO: 42,8%; C6H12O6: 57,2%

 C. CH3CHO: 32,1%; C6H12O6: 67,9%                         D. CH3CHO: 32,8%; C6H12O6: 67,2%

Câu 22. Thủy phân một lượng saccarozơ, trung hòa dung dịch sau phản ứng và bằng phương pháp thích hợp, tách thu được m gam hỗn hợp X gồm các gluxit, rồi chia thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với một lượng H2 dư (Ni, t°) thu được 14,56 gam sorbitol. Phần hai hòa tan vừa đúng 6,86 gam Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Hiệu suất phản ứng thủy phân saccarozơ là:

 A. 40%                                B. 80%                              C. 50%                              D. 60% 

DẠNG 4: BÀI TẬP VỀ ỨNG DỤNG VÀ QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP CACBOHIĐRAT

A. NHẬN BIẾT

Câu 1. Dùng 340,1 kg xenlulozơ và 420 kg HNO3 nguyên chất có thể thu được bao nhiêu tấn xenlulozơ trinitrat, biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 20%?

 A. 0,75 tấn.                         B. 0,6 tấn.                         C. 0,5 tấn.                         D. 0,85 tấn.

Câu 2. Từ glucozơ, có thể điều chế cao su bân theo sơ đồ sau đây: 

Glucozơ   ancol etylic   buta-1,3-đien cao su buna.

Biết hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su thì khối lượng glucozơ cần dùng là

 A. 144 kg.                           B. 108 kg.                         C. 81 kg.                           D. 96 kg.

Câu 3. Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tân xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất của phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là

 A. 26,73.                             B. 33,00.                           C. 25,46.                           D. 29,70.

Câu 4. Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác là axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 g xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng là 90%). Giá trị của m là?

 A. 30.                                  B. 21.                                C. 42.                                D. 10.

Câu 5. Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 80%.

 A. 290 kg.                           B. 295,3 kg.                      C. 300 kg.                         D. 350 kg.

Câu 6. Từ xenlulozơ người ta điều chế cao su buna. Đề điều chế được 1 tấn cao su từ nguyên liệu ban đầu có 19% tạp chất, hiệu suất của mỗi phản ứng đạt 80% thì khối lượng nguyên liệu cần là

 A. 4,63 tấn.                         B. 9,04 tấn.                       C. 38,55 tấn.                     D. 16,20 tấn.

Câu 7. Từ m kg khoai có chứa 25% tinh bột, bằng phương pháp lên men người ta điều chế được 100 lít rượu (ancol) . Biết khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8g/ml, hiệu suất chung của cả quá trình là 90%. Giá trị của m là

 A. 375,65 kg.                      B. 338,09 kg.                    C. 676,2 kg.                      D. 93,91 kg.

Câu 8. Từ m gam xenlulozơ có thể sản xuất được 8,8 gam etyl axetat (hiệu suất phản ứng este hóa là 60%, các phản ứng còn lại là 100%). Giá trị của m là

 A. 54.                                  B. 27.                                C. 9,72.                             D. 19,44.

Câu 9. Tính thể tích HNO3 99,67% (D = 152 g/ml) cần để điều chế 59,4 kg xenlulozơ trinitrat. Biết hiệu suất của phản ứng đạt 90%.

 A. 24,95 lít.                         B. 27,72 lít.                       C. 41,86 lít.                       D. 55,24 lít.

Câu 10. Cho m g tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic. Toàn bộ CO2 sinh ra cho vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư được 750 gam kết tủa. Hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị của m là:

  1. 940 gam.   B. 949,2 gam. C. 950,5 gam.             D. 1000 gam.

...

Trên đây là toàn bộ nội dung 210 Bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Cacbohidrat môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF