YOMEDIA

136 Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Bằng chứng tiến hóa - Sinh học 12

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Bằng chứng tiến hóa với các câu hỏi nằm trong phần Ôn tập Chương Bằng chứng tiến hóa nhằm giúp các em ôn tập hiệu quả hơn chương trình tiến hóa của Sinh học 12. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ

 

1. Cơ quan tương đồng là:

a. Các cơ quan ở các loài khác nhau bắt nguồn từ 1 cơ quan của loài tổ tiên có thể có chức năng khác nhau

b. Các cơ quan của các loài khác nay không còn chức năng hoặc chức năng đã bị tiêu giảm

c. Các cơ quan ở các loài khác nhau có chức năng như nhau nhưng khác nhau nguồn gốc.

d. Cả a,b,c đúng

2.  Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài hiện nay đều được  tiến hoá từ 1 tổ tiên chung. đây là kết luận được rút ra từ :

a. Bằng chứng phôi sinh học              b. Bằng chứng giải phẫu so sánh 

 c.Bằng chứng địa lí sinh vật học       d. Bằng chứng sinh học phân tử

3. Kết luận nào sau đây rút ra từ bằng chứng phôi sinh học là đúng?

a. Quá trình phát triển phôi của các động vật có xương sống ở giai đoạn đầu rất khác nhau càng về sau càng giống nhau.

b. Quá trình phát triển phôi của các động vật có xương sống ở giai đoạn đầu rất giống  nhau càng về sau càng khác nhau nhất là những động vật có quan hệ nguồn gốc

c. Các động vật có quan hệ họ hàng càng gần gũi thì sự phát triển phôi của chúng  càng giống nhau

d. Phôi của các động vật có xương sống đều trải qua các giai đoạn giống nhau

4.  Hiện tượng các loài sinh vật trên các đảo có nhiều điểm giống với các loài trên đất liền gần kề nhất với đảo hơn là giống với các loài ở nơi khác trên trái đất có cùng điều kiện khí hậu nói lên điều gì?

a. Các loài trên không có quan hệ họ hàng gần gũi 

b. Các loài trên có khu phân bố giống nhau

c. Các loài trên có chung 1 nguồn gốc       

d. Dó là kết quả của quá trình tiến hoá hội tụ.

5.  Điều nào sau đây nói về hiện tượng đồng quy( tiến hoá hội tụ) là không đúng?

a. Do tiến hoá hội tụ đã tạo nên sự giống nhau về 1 số đặc điểm giữa các loài không có quan hệ họ hàng gần

b. Do điều kiện sống giống nhau nên chọn lọc tự nhiên đã hình thành nên những quần thể sinh vật với các đặc điểm thích nghi giống nhau dù chúng không có quan hệ họ hàng trực tiếp

c. Sự tiến hoá hội tụ chỉ tạo nên sự giống nhau về đặc điểm hình thái của các cơ quan giữa các loài

d. Sự tiến hoá hội tụ đã tạo nên các cơ quan tương đồng giữa các loài có quan hệ họ hàng gần gũi.

6. So sánh sự phát triển phôi của các loài cá, kì nhông, rùa, gà, lợn, bò, thỏ, người .Kết  luận nào sau đây là đúng?  

a. Sự phát triển phôi của các động vật trên hoàn toàn khác nhau  

b. Sự phát triển phôi của cá giống phôi người hơn cả.

c. Sự phát triển phôi của các động vật trên hoàn toàn giống nhau cho thấy chúng có chung nguồn gốc

d. Sự phát triển phôi người và phôi thỏ giống nhau nhiều hơn  bò, lợn chứng tỏ quan hệ nguồn gốc gần gũi giữa thỏ và người

7.  Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương đồng?

a. Ngà voi và sừng tê giác          b. Vòi voi và vòi bạch tuộc

c. Cánh dơi và cánh tay người   d. Đuôi cá mập và đuôi cá voi 

8.  Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương tự:

a. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác 

b. Cánh chim và cánh côn trùng

c. Lá đậu hà lan và gai xương rồng  

d. Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng.

9. Các cơ quan tương đồng là kết quả của quá trình tiến hoá theo hướng:

a. Vận động   b. Hội tụ   c. Đồng quy   d. Phân nhánh

10.  Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các loài trên cạn hiện nay đều có chung nguồn gốc từ các loài sống ở môi trường nước?

a. Tim có 2 ngăn sau đó phát triển thành 4 ngăn  

b. Phôi cá, kì nhông, gà, động vật có vú đều trải qua giai đoạn khe mang.  

c, Bộ não hình thành 5 phần như não cá  

d. Cả a,b,c

11. Các cơ quan thoái hoá là cơ quan:

a. Phát triển không đầy đủ ở cơ thể người trưởng thành  

b. Thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới (như tay người chuyển sang cầm nắm không làm nhiệm vụ vận chuyển)   

c. Thay đổi cấu tạo (bàn chân chỉ còn 1 ngón ở loài ngựa)  

d. Biến mất hoàn toàn (vượn người hiện nay không còn có đuôi)

12. Cấu tạo khác nhau về chi tiết của cơ quan tương đồng là do:

a. Sự tiến hoá trong quá trình phát triển của loài 

b. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng  khác nhau.   

c. Chúng có chung nguồn gốc nhưng phát triển  trong các điều kiện khác nhau  

d. Thực hiện các chức phận giống nhau.

13.  Các đảo lục địa cách đất liền 1 eo biển, các đảo đại dương mới được nâng lên và chưa bao giờ có sự liên hệ với đất liền. Nhận xét nào sau đây về đa dạng sinh vật trên các đảo là không đúng?

a. Đảo lục địa có sinh vật đa dạng hơn đảo đại dương  

b. Đảo đại dương hình thành những loài đặc hiệu

c. Đảo đại dương có nhiều loài ếch nhái, bò sát và thú lớn, ít các loài chim và côn trùng. 

d. Đảo lục địa có nhiều loài tương tự với đại lục gần đó

14. Đặc điểm hệ động vật và thực vật ở đảo là bằng chứng cho sự tiến hoá dưới tác dụng của quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tố nào sau đây? 

a. Cách li địa lí   b. Cách li sinh thái   c. Cách li sinh sản   d. Cách li di truyền

15. Ruột thừa ở người :

a. tương tự manh tràng ở động vật  ăn cỏ 

b. Cơ quan tương đồng vớimanh tràng ở động vật ăn cỏ 

c. Là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ   

d. Có nguồn góc từ manh tràng ở động vật ăn cỏ

16.  Vì sao hệ động và thực vật châu Âu, Á, bắc Mĩ có 1 số loài cơ bản giống  nhau nhưng cũng có những loài đặc trưng? 

a. Đầu tiên, các loài đều giống nhau do có nguồn gốc chung, sau đó trở nên khác nhau do chọn lọc tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau   

b. Đại lục Á, âu và Bắc Mĩ mới tách nhau nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và những loài khác nhau xuất hiện sau đó     

c. Do có cùng vĩ độ nên khí hậu tương tự như nhau dẫn đến hình thành hệ động vật và thực vật giống nhau ,các loài  đặc trưng là do sự thích nghi với điều kiện địa phương

d. 1 số loài di chuyển từ châu Á sang Bắc Mĩ nhờ cầu nối với eo biển Bering ngày nay.

17. Quan niệm của LaMác về sự biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện của ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong quan niệm hiện đại?              

a. Thường biến       b, Biến dị       c. Đột biến        d. Di truyền

18. Theo LaMac, ngoại cảnh có vai trò là nhân tố chính:

a. Làm tăng tính đa dạng của loài  

b. Làm cho các loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi.

c. Làm phát sinh các biến dị không di truyền   

d. Làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục.

19. Điểm tiến bộ cơ bản trong học thuyết tiến hoá của Đacuyn so với học thuyết tiến hoá của LaMac :

a. Giải thích cơ chế tiến hoá ở mức độ phân tử, bổ sung cho quan niệm của Lamac

b. Giải thích nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị     

c. Giải thích sự hình thành loài bằng con đường phân li tính trạng dưới tác dụng của CLTN        

d. Xác định vai trò quan trọng của ngoại cảnh

20. Theo Đacuyn quá  trình chọn lọc tự nhiên có vai trò :

a. Hình thành tập quán hoạt động ở động vật

b. Tích luỹ các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại đối với sinh vật trong quá trình đấu tranh sinh tồn    

c. Là nhân tố chính hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật

d. Sự biến đổi của cơ thể sinh vật thích ứng với những đặc điểm của ngoại cảnh

21. Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là

a. Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính    

b, Các biến dị thu được trong đời cá thể đều di truyền

c. Sinh vật biến đổi dưới tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại cảnh

d. Các biến đổi nhỏ, riêng rẽ tích luỹ thành những sai khác lớn và phổ biến dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên

22. Trong tác phẩm “ Nguồn gốc các loài” Đacuyn  vẫn chưa làm sáng tỏ điều gì?

a. vai trò của chọn lọc tự nhiên

b. Tính thích nghi của sinh vật với điều kiện môi trường

c. Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị

d. Sự hình thành loài bằng con đường  phân li tính trạng.

23. Điểm chung trong quan niệm của Lamac và Đacuyn là

a. Chưa phân biệt được biến dị không di truyền và biến dị di truyền 

b. Ngoại cảnh ảnh hưởng đến mọi loài sinh vật  

c. Chưa giải thích được cơ chế di truyền các biến dị

d. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị thích nghi và đào thải các biến dị kém thích nghi

24. Phát hiện quan trọng của Đacuyn về các sinh vật cùng loài trong tự nhiên là gì?

a. 1 số cá thể có khả năng di truyền các biến dị do học tập mà có.  

b, Các biến dị xuất hiện trong sinh sản đều di truyền được

c. Các cá thể cùng loài không hoàn toàn giống nhau mà khác nhau về nhiều chi tiết.

d. Các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối

25. Theo quan niệm hiện nay, nhân tố chủ yếu quy định chiều hướng phát triển của sinh giới là:

a. Nhu cầu của con người 

b. Chọn lọc tự nhiên

c. Sự biến đổi của điều  kiện khí hậu và địa chất

d. Sự phát triển của sinh giới diễn ra nhanh hơn sự thay đổi của điều kiện khí hậu và địa chất

26. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào là nhân tố chính hình thành màu xanh lục ở đa số các loài sâu ăn lá

a. Đột biến và giao phối      b. Chọn lọc tự nhiên   c. Cách li sinh sản    d. Thức ăn của sâu

27. Trong quá trình tiến hoá,sự cách li địa lí có vai trò:

a. Hạn chế giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài  

b. Hạn chế giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác  loài  

c. Là điều kiện làm biến đổi kiểu hình của sinh vật theo hướng thích nghi  

d. Tác động làm biến đổi kiểu  gen của cá thể và vốn gen của quần thể

28. Theo quan niệm hiện nay, điều kiện ngoại cảnh có vai trò:

a. Nhân tố làm phát sinh các biến dị không di truyền   

b. Nhân tố chính của quá trình Chọn lọc tự nhiên

c. Nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục

d. Vừa là nhân tố làm phát sinh đột biến , vừa là môi trường của Chọn lọc tự nhiên

29. Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng

a. Hình thành các cấp độ dưới loài   

b. Tích luỹ các biến dị đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người

c. Tích luỹ những đặc điểm thích nghi tương tự ở các loài khác xa nhau trong bậc thang phân loại  

d. Hình thành những loài mới từ 1 loài ban đầu, từ đó hình thành các đơn vị trên loài như  chi, họ bộ lớp ngành

30. Biến động di truyền là hiện tượng

a. Môi trường thay đổi làm thay đổi giá trị thích nghi của gen nên làm thay đổi tần số các alen

b. Thay đổi tần số các alen trong quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên 

c. Đột biến phát sinh mạnh trong 1 quần thể  lớn làm thay đổi tần số của các alen  

d. Di- nhập gen ở 1 quần thể  lớn làm thay đổi tần số các alen

31. Hiện tượng biến động di truyền do yếu tố nào sau đây quyết định ?

 a. Đột biến                                     b. Di – nhập gen                 

c. Kích thước của quần thể           d. Giao phối ngẫu nhiên .

32. Nội dung cơ bản của quá trình tiến hoá nhỏ theo quan niệm tiến hoá tổng hợp là gì?

a. Quá trình hình thành các quần thể  giao phối từ 1 quần thể  gốc  

b. Quá trình tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên

c. Quá trình biến đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể 

d. Quá trình tiến hoá ở cấp phân tử

33. Quần thể giao phối được xem là đơn vị là 1 tổ chức tự nhiên, 1 đơn vị sinh sản là do:

a. Các cá thể giao phối tự do với nhau  

b. Không cách li hoàn toàn với các quần thể  khác trong loài

c. Có nhiều mối quan hệ như đực và cái; bố mẹ và con ... 

d. Tồn tại độc lập với các quần thể  khác trong loài.  

34. Hiện tượng nào sau đây nhanh chóng hình thành loài mới mà không cần sự cách li địa lí?

a. tự đa bội   b. dị đa bội    c. Lai xa khác loài     d. đột biến NST

35. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?

a. Điều kiện môi trường thay đổi, giá trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi

b. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng cá thể mà còn đối với cả quần thể 

c. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động đến từng gen riêng rẽ làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể 

d. Chọn lọc tự nhiên thông qua kiểu hình mà chọn lọc kiểu gen, làm phân hoá vốn gen của quần thể 

36. Quan niệm về chọn lọc theo hướng phân nhánh đã giải thích 1 cách thành công về

a. Sự hình thành các cơ quan tương đồng      b. Sự hình thành các cơ quan tương tự  

c. Sự đa dạng của vật nuôi và cây trồng          d. Sự hình thành loài mới trong điều kiện tự nhiên

37. Những biến đổi trong quá trình tiến hoá nhỏ xảy ra theo trình tự nào?

a. Phát sinh đột biến --> sự phát tán đột biến --> chọn lọc các đột biến có lợi--> cách li sinh sản.

b. Phát sinh đột biến --> cách li sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc --> phát tán đột biến qua giao phối --> chọn lọc các đột biến có lợi  

c. Phát sinh đột biến --> chọn lọc các đột biến có lợi   -->. cách li sinh sản.--> phát tán đột biến qua giao phối

d. Sự phát tán đột biến --> chọn lọc các đột biến có lợi  -->. phát sinh đột biến--> cách li sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc

38. Học thuyết tiến hoá  tổng hợp hiện đại đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề nào sau đây?

a. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi   

b. Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị

c. Vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên.

d. Nguồn gốc chung của các loài.

39. Tác nhân nào sau đây không làm thay đổi tần số alen trong quần thể giao phối ?

a. Đột biến    b. Biến động di truyền   c. Chọn lọc tự nhiên    d. Các cơ chế cách li

40. Nhân tố nào hình thành những tổ hợp gen thích nghi với môi trường sống nhất định?

a. Cách li sinh sản    b. Chọn lọc tự nhiên    c. Biến động di truyền    d. Giao phối  

41. Theo quan niệm hiện đại, điều kiện ngoại cảnh có vai trò:

a. Là nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục    

b. Là nhân tố chính của quá trình Chọn lọc tự nhiên

c. Vừa là môi trường của Chọn lọc tự nhiên, vừa cung cấp những điều  kiện sống cần thiết, vừa bao gồm các nhân tố làm phát sinh đột biến trong quá trình phát triển của sinh vật

d. Là nhân tố phát sinh các biến dị không di truyền được.

42. Đột biến, nhất là đột biến gen được xem là nguồn nguyên liêụ chủ yếu của quá trình tiến hoá vì:

a. Đột biến gen ít phổ biến hơn, ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản của sinh vật nhiều hơn đột biến NST

b. Giá trị thích nghi của đột biến gen thường thay đổi khi tổ hợp gen thay đổi

c. Giá trị thích nghi của đột biến gen thường thay đổi khi điều kiện sống thay đổi

d. Đột biến gen phổ biến hơn, ít ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản của sinh vật nhiều hơn đột biến NST

43. Lúa mì trồng hiện nay (Triticum aestivum) được hình thành trên cơ sở:

a. Sự cách li địa lí giữa dạng lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mĩ  

b. Kết quả quá trình lai xa khác loài

c. Kết quả của quá trình tự đa bội 2n thành 4n  

d. Kết quả của lai xa và đa bội hoá

44. Sau 20 thế hệ chịu tác động của thuốc trừ sâu, tỉ lệ cá thể mang gen kháng thuốc trong quần thể sâu có thể tăng lên gấp 500 lần. Do đó để hạn chế tác hại cho môi trường, người ta cần nghiên cứu theo hướng

a. Chuyển gen gây bệnh cho sau                                b. Chuyển gen kháng sâu bệnh cho cây trồng  

c. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu sinh học                d. Nuôi nhiều chim ăn sâu.

45. Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên trái đất?    

a. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác

b. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong điều kiện môi trường đặc trưng của đảo qua 1 thời gian dài

c. Do cách li sinh sản giữa các quần  thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng

d. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự như nhau.

46. Giao phối lừa đực với ngựa cái sinh ra con la dai sức và leo núi giỏi, giao phối lừa cái với ngựa đực sinh ra con bac- đô thấp hơn con la và có móng nhỏ giống lừa. Sự khác nhau giữa con la và bác – đô là do :

a. Con lai thường giống mẹ    b. Di truyền ngoài nhân  

c. Lai xa khác loài                   d. Số lượng bộ NST khác nhau.

47.Thông thường ta có thể phân biệt nhanh 2 cá thể khác loài nhờ dựa vào tiêu chuẩn :

a. di truyền  b. hình thái  c.đia lí –sinh thái  d. Sinh lí – hoá sinh  

48. Tại sao các cá thể cùng loài lại có thể khác nhau về tập tính giao phối để hình thành loài bằng cách li tập tính :

a. Đột biến làm biến đổi KH của cơ quan sinh sản nên giữa cá thể bình thường và cá thể đột biến không giao phối được với nhau  

b. Đột biến dẫn đến rối loạn về giới tính, gây chết hoặc vô sinh ở động vật

c. Đột biến làm rút ngắn hoặc kéo dài thời gian sinh trưởng của thực vật

d. Đột biến luôn phát sinh, tạo ra các biến dị tổ hợp và hình thành các kiểu gen mới, nếu kiểu gen này làm thay đổi tập tính giao phối thì chỉ có các cá thể tương tự mới giao phối được với nhau.

49. Tại sao chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên quần thể sinh vật nhân thực ?

a. Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường   

b. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen

c. Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ mang gen đột biến lớn  

d. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen ĐB biểu hiện ngay ra kiểu hình.

50. Tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh về số lượng cá thể lại rất dễ bị tuyệt chủng?  

a. Chọn lọc tự nhiên diễn ra mạnh đối với quần thể có kích thước nhỏ nên quần thể này nhanh chóng bị đào thải

b. Do giao phối không ngẫu nhiên xảy ra làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen chậm nên số cá thể giảm dần

c. Số lượng cá thể giảm quá mức, gây biến động di truyền làm nghèo vốn gen cũng như biến  mất 1 số gen có lợi của quần thể       

d. Do đột biến phát sinh các alen có hại chiếm ưu thế nên số cá thể thích nghi ngày càng giảm  

51. Thế nào là nhân tố tiến hoá ?

a. Là nhân tố góp phần duy trì sự thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể do các nhân tố khác tạo ra

b. Là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể

c. Là nhân tố ngăn cản sự gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể của các quần thể trong loài

d. Là nhân tố tạo nên sự thích nghi của quần thể sinh vật

52. Nhân tố nào cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá?

A. Di- nhập gen              b. Chọn lọc tự nhiên             c. Giao phối             d. Đột biến

53. Nhân tố nào chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể mà không làm thay đổi tần số alen?

a. Di - nhập gen                                    b. Chọn lọc tự nhiên         

c. Giao phối không ngẫu nhiên            d. Các yếu  tố ngấu nhiên

54. Nhân tố naò chỉ làm thay đổi thành phần KG mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

a. Di - nhậpgen   b. Chọn lọc tự nhiên   c. Giao phối không ngẫu nhiên  d. Các yếu tố ngẫu nhiên

55. Nghiên cứu quá trình phát triển phôi các loài động vật như gà, cá, thỏ cho thấy có quan hệ với loài người. Dựa vào sự phát triển phôi  quan hệ họ hàng gần của cá loài động vật trên với người là:

a. Người --> gà --> thỏ-->cá  

b. Người --> thỏ--> gà--> cá 

c. Người -->cá-->thỏ-->gà 

d. Người-->thỏ--> cá-->gà

56. Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuỗi các sự kiện sau:1.thụ tinh giữa giao tử n giao tử 2n = 2.Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n   3.cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n = 4.hợp tử 3n phát triẻn thanh thể tam bội  = 5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.

a.5-->1-->4     b.4-->3-->1     c.3-->1-->4     d.1-->3-->4

{-- Từ câu 57 - câu 80 của Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Bằng chứng tiến hóa - Sinh học 12 các bạn vui lòng  Xem online hoặc Tải về--}

81. Theo thuyết tiến hoá trung tính, nguyên nhân chủ yếu của sự tiến hoá ở cấp phân tử là:

a. Phát sinh đột biến gen và đột biến NST  

b. Do chọn lọc tự nhiên  đào thải các biến dị có hại và tích luỹ những biến dị có lợi

c. Sự cố định ngẫu nhiên những đột biến trung tính   

d. Sự đào thài các biến dị có lợi hoặc có hại và giữ lại những đột biến trung tính của chọn lọc tự nhiên.

82.  Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hoá nhỏ?

a. Diễn ra trong phạm vi loài, quy mô nhỏ    

b. Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn 

c. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm 

d. Hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ...

83. Phần lớn các đột biến  tự nhiên có hại vì:

a. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống  

b. Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá

c. Phá vỡ mỗi quan hệ hài hoà trong kiểu gen, trong nội bội cơ thể, giữa cơ thể với môi trường đã được hình thành qua quá trình chọn lọc tự nhiên.

d. Phần lớn ở trạng thái lặn nên bị gen trội lấn át không biểu hiện ra kiểu hình  được

84. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của đột biến?

a. Tuy đột biến thường có hại nhưng phần lớn alen đột biến  là lặn do đó qua thụ tinh đi vào hợp tử tồn tại ở trạng thái dị hợp nên nó không biểu hiện ngay kiểu hình đột biến  

b. Giá trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi tuỳ thuộc tổ hợp gen và tuỳ thuộc môi trường  

c. Đột biến  tự nhiên xem là nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá trong đó đột biến  gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu  

d. Các nghiên cứu thực nghiệm chứng minh rằng các nòi, các loài phân biệt nhau thường không phải bằng sự tích luỹ nhiều đột biến nhỏ mà là do 1 vài đột biến lớn .

85. Hoàn thành nội dung sau: quá trình đột biến  gây ra những ...(1) ở các đặc tính ..(2)... hoá sinh, tập tính sinh học, gây ra những ..(3)   hoặc ..(4).. của cơ thể . (1), (2), (3), (4) lần lượt là:

a. Hình thái,sinh lí, biến dị di truyền, biến đổi lớn, sai khác nhỏ.     

b. Biến dị di truyền,biến đổi lớn, sai khác nhỏ,hình thái   

c. Biến dị di truyền, hình thái,sinh lí,sai khác nhỏ,biến đổi lớn

d. Biến dị di truyền, hình thái, sinh lí, biến đổi lớn, sai khác nhỏ.     

86. Nội dung nào sau đây không đúng?

a. Sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác được gọi là di - nhập gen hay dòng gen làm thay đổi vốn gen của quần thể

b. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ nhưng không làm thay đổi tần số alen  

c. Quá trình ngẫu phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá nhưng không phải là nhân tố tiến hoá   

d. Quá trình đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá bằng cách gây áp lực rất lớn đối với sự thay đổi tần số của các alen

87. Để trừ ruồi Callitroga hominivorax  đực ở da gia súc như cừu, dê, bò... người ta đã tiến hành:

a. Cho giao phối không ngẫu nhiên giữa ruồi mang đột biến không có khả năng đục da động vật với nhau

b. Gây đột biến  tạo giống ruồi không có khả năng đục da động vật. 

c. Dùng tác nhân lí học để giết chết loài ruồi trên

d. Xử lí ruồi đực bằng tia X gây bất dục rồi ứng dụng di - nhập gen

88. Vì sao giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? 

a. Vì giao phối không ngẫu nhiên là sự kết đôi có lựa chọn nên tăng dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp và giảm tỉ lệ đồng hợp

b. Vì sự giao phối giữa các cá thể khác kiểu gen

c. Qua các thế hệ, tỉ lệ các alen của thể dị hợp được chia đều cho thể đồng hợp trội và đồng hợp lặn  

d. Qua các thế hệ tỉ lệ dị hợp giảm dần còn đồng hợp trội tăng dần

89. Vai trò của qúa trình ngẫu phối là:

a. Cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá, trung hoà tính có hại của đột biến, góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi  

b. Là 1 nhân tố tiến hoá góp phần làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể     

c. Là nhân tố qây áp lực làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể               

d. Nhân tố gây ra hiện tượng dòng gen.

90. Theo quan niệm hiện đaị, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là gì?

a. Cá thể          b. Cá thể, ở loài giao phối đơn vị cơ bản là quần thể  

c. Loài            d. Nhóm quần thể

91. Nhân tố định hướng sự tiến hoá, quy định chiều hướng, nhịp điêụ thay đổi tần số tương đối của các alen, tạo ra những tổ hợp alen thích nghi với môi trường là:

a. Giao phối không ngẫu nhiên    b. Đột biến      

c. Di- nhập gen                             d. Chọn lọc tự nhiên

92. Nhân tố làm thay đổi đột ngột tần số tương đối của các alen là:

a. Chọn lọc tự nhiên   

b. Các yếu tố  ngẫu nhiên và di- nhập gen  

c. Ngẫu phối và di- nhập gen  

d. Giao phối không ngẫu nhiên

93. Nhân tố tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá, làm phát sinh các alen mới, những tổ hợp gen phong phú là:

a. Chọn lọc tự nhiên                b. Đột biếnvà giao phối    

c. Các yếu tố ngẫu nhiên         c. Các cơ chế cách li

94. Theo quan niệm hiện đại thực chất của chọn lọc tự nhiên là

a. Phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài  

b. Phân hoá khả năng  sinh sản của các cá thể trong quần thể  

c. Tạo ra nhiều kiểu hình ở sinh vật   

d. Làm tăng số lượng cá thể ở thế hệ sau.

95. Kết quả của chọn lọc quần thể là:

a. Hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về mặt kiếm ăn, tự vệ, sinh sản đảm bảo sự tồn tại phát triển của những  quần thể  thích nghi nhất  

b. Làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể, làm phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể      

c. Các quần thể  cóvốn gen kém thích nghi sẽ thay thế dần cho những quần thể  thích nghi 

d. Những quần thể  ban đầu dần dần được thay thế bởi cá quần thể mới

96. Ngoại cảnh có vai trò gì đối với chọn lọc ?

a. quy định kết quả chọn lọc   b. quy định đối tượng chọn lọc

c. Quy định hướng chọn lọc   d.quy định khả năng tồn tại của SV

97. Hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào thải những cá thể chênh lệch xa mức trung bình , diễn ra khi điều kiện sống không thay đổi qua các thế hệ là hình thức chọn lọc:

a. Chọn lọc ổn định                          b.Chọn lọc vận động  

c. Chọn lọc phân hoá (gián đoạn)    d. cả a và b

98. Sự tiêu giảm cánh của các loài sâu bọ trên các hải đảo có gió mạnh là kết quả của hình thức chọn lọc nào?

a. Chọn lọc ổn định                              b. Chọn lọc vận động  

c. Chọn lọc phân hoá( gián đoạn)        d. cả a và b

99. Khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thrr thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất, số đông cá thể mang tính trạng trung bình bị rơi vào điều kiện bất lợi bị đào thải. chọn lọc diễn ra theo 1 số hướng, mỗi nhóm hình thành nhóm cá thể thích nghi với hướng chọn lọc và sau đó chịu ảnh hưởng của chọn lọc ổn định , là hình thức chọn lọc:

 a. Chọn lọc ổn định                         b.Chọn lọc vận động  

c. Chọn lọc phân hoá (gián đoạn)    d. cả a và b

100. Khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất, số đông cá thể mang tính trạng trung bình bị rơi vào điều kiện bất lợi bị đào thải. Chọn lọc diễn ra theo 1 số hướng, mỗi nhóm hình thành nhóm cá thể thích nghi với hướng chọn lọc và sau đó chịu ảnh hưởng của chọn lọc ổn định  thì kết quả sẽ là:

a. Chọn lọc tiếp tục kiên định kiểu gen đã đạt được  

b. Đặc điểm thích nghi cũ được thay thế bởi đặc điểm thích nghi mới

c. Quần thể ban đầu bị phân hoá thành nhiều kiểu hình

d. Những cá thể mang tính trạng trung bình sẽ được giữ lại .

101. Nhân tố nào được xem là nhân tố chính của quá trình tiến hoá ?

a. Giao phối không ngẫu nhiên       b. Đột biến         

c. Di- nhập gen                                d. Chọn lọc tự nhiên                 

102. Để giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi, theo quan niệm hiện đại dựa vào nhân tố nào?

A, Đột biến, giao phối , cách li                     

b. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên

 c. Đột biến, di- nhập gen, chọn lọc tự nhiên                 

d. Đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên                      

103. Thế nào là hiện tượng đa hình cân bằng?

a. Trong quần thể tồn tại nhiều kiểu hình khác nhau   

b. Trong quần thể tồn tại nhiều kiểu gen khác nhau dẫn đến có nhiều kiểu hình khác nhau

c. Trong quần thể tồn tại song song 1 số loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định  

d. Có sự thay thế hoàn toàn 1 alen này bằng 1 alen khác trong quần thể.

104. Vì sao nói đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối ?

a. Mỗi đặc điểm thích nghi là kết quả của chọn lọc tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau nên mối đặc điểm thích  nghi chỉ  phù hợp trong 1 hoàn cảnh 

b. Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ tồn tại trong 1 thời gian do đó qua thời gian dài đặc điểm thích nghi trở thành bất hợp lí 

c. Do chọn lọc tự nhiên thường xuyên diễn ra nên đặc điểm thích nghi luôn thay đổi

d. Mỗi đặc điểm thích nghi  là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên  trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp

105. Điều nào sau đây không đúng với sự đa hình cân bằng?

a. Không có sự thay thế hoàn toàn 1 alen này bằng 1 alen khác 

b. Không có sự thay thế hoàn toàn 1 alen này bằng 1 alen khác   

c. Có sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về 1 gen hoặc hóm gen   

d. Các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế so với thể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại cảnh

106. Tại sao đột biến  gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá?

1. Tần số đột biến  gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen  đột biến có hại là rất thấp  

2. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có thể có lợi trongmôi trường khác   

3. Gen đột biến  có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác  

4. Đột biến  gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp nên không gây hại. Tổ hợp đúng là:

a. 1 và 2   b. 1 và 3   c. 3 và 4   d. 2 và 3

107. Tại sao khi kích thước quần thể bị giảm mạnh thì tần số alen lại thay đổi nhanh chóng ?

a. Khi kích thước quần thể giảm mạnh tức là số lượng cá thể của quần thể rất ít nên đột biến  dễ phát sinh làm thay đổi nhanh tần số alen  

b. Khi kích thước quần thể giảm mạnh tức là số lượng cá thể của quần thể rất ít nên chọn lọc tự nhiên  dễ tác động làm thay đổi nhanh tần số alen.

c. Khi kích thước quần thể giảm mạnh tức là số lượng cá thể của quần thể  rất ít nên các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen 1 cách nhanh chóng 

d. Khi kích thước quần thể giảm mạnh tức là số lượng cá thể của quần thể rất ít hiện tượng di- nhập gen rất dễ xảy ra 

108. Sự biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên được gọi là:

a. Di- nhập gen       b. Biến động di truyền      c. Dòng gen       d. biến dị tổ hợp

109. Yếu tố ngẫu nhiên gây nên sự biến đổi về tần số alen với những đặc điểm như thế nào?

a. Theo 1 hướng xác định 

b. Vô hướng   

c. Không theo 1 chiều hướng nhất định,1 alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và 1 alen có hại cũng trở nên phổ biến     

d. Luôn theo 1 chiều hướng nhất định,1 alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và 1 alen có hại cũng trở nên phổ biến

110. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào:

a. Kích thước của quần thể và tần số đột biến.

b. Tốc độ sinh sản của loài, quá trình phát sinh đột biến, động lực của chọn lọc tự nhiên

c. Kích thước của quần thể, tốc độ sinh sản của loài,áp lực của chọn lọc tự nhiên.

d. Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến, tốc độ sinh sản của loài và áp lực của chọn lọc tự nhiên 

111. Vì sao ở vi khuẩn khả năng hình thành quần thể thích nghi kháng thuốc diễn ra nhanh:

a. Cấu tạo đơn giản, sinh sản nhanh   

b. Chỉ có 1 tế bào, sinh sản nhanh, có nhiều cá thể mang đột biến kháng thuốc ngay từ đầu  

c. Vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi nên cơ thể mẹ truyền ngay gen kháng thuốc cho cơ thể con   

d. hệ gen của mỗi tế bào chỉ có 1 phân tử ADN nên alen đột biến có thể biểu hiện ngay ra KH và quá trình sinh sản nhanh

112. Tại sao các loài nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ?

a. Màu sắc sặc sỡ để thu hút côn trùng thụ phấn   

b. Màu sắc sặc sỡ để dẽ phát tán và lan rộng ra trong quần thể

c. Màu sắc sặc sỡ có khả năng kháng sâu bệnh cao nên dễ tồn tại và lan rộng

d. Đây là kết quả của chọn lọc tự nhiên hình thành đặc điểm thích nghi “ cánh báo”cho các động vật ăn nấm biết chúng có chứa nọc độc sẽ sợ không dám ăn .

113. 1 số loài sinh vật có các đặc điểm giống các đặc điểm thích nghi của loài sinh vật khác , người ta gọi đó là:

a. Màu sắc “ cảnh báo”        b. Màu sắc nguỵ trang  

c. Đặc điểm” bắt chước”      d. Hình dạng nguỵ trang.

114. Lúc đầu dùng 1 loại hoá chất thì diệt được tới 95 % sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thuốc thì hiệu quả diệt sâu của thuốc lại giảm dần, hiện tượng trên được giải thích theo di truyền học như thế nào?

a. Sau khi phun thuốc lần đầu quần thể sâu đã phát sinh đột biến  kháng thuốc với số cá thể mang đột biến  kháng thuốc nhiều .

b. Sau khi phun thuốc lần đầu quần thể sâu đã phát sinh đột biến  kháng thuốc với khả năng kháng thuốc của  gen đột biến  rất cao

c. Hiện tượng quen thuốc ở sâu tăng dần do thuốc bị giảm chất lượng  

d. Khả năng kháng thuốc do nhiều gen quy định, áp lực của chọn lọc tự nhiên làm cho gen kháng thuốc được tích luỹ ngày càng nhiều trong cơ thể sâu

114. Khi nào thì ta có thể kết luận chính xác 2 cá thể SV nào đó là thuộc 2 loài khác nhau :

a. 2 cá thể đó sống trong ở 2 khu vực địa lí gần nhau   

b. 2 cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau

c. 2 cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh hoá giống nhau    

d. 2 cá thể đó sông chung trong 1 khu vực địa lí nhưng không giao phối với nhau

115. Sự phân biệt  sáo đen mỏ vàng, sáo đen mỏ trắng, sáo nâu dựa vào tiêu chuẩn nào sau đây?

a. Tiêu chuẩn địa lí-sinh thái        b. Tiêu chuẩn sinh lí –hoá sinh 

c. Tiêu chuẩn hình thái                 d. Tiêu chuẩn cách li sinh sản

116. Trong trường hợp 2 loài có cùng khu phân bố, trong đó mỗi loài mỗi loài thích gi với những điều kiện sinh thái nhất định thì có thể dựa vào tiêu chuẩn nào sau đây để phân biệt 2 loài khác nhau?

a. Tiêu chuẩn địa lí-sinh thái            b. Tiêu chuẩn hình thái 

c. Tiêu chuẩn cách li sinh sản           d. Tiêu chuẩn sinh thái

117. Thuốc lá và cà chua đều thuộc họ Cà nhưng thuốc lá có khả năng tổng hợp ancalôit còn cà chua thì không.2 loài này khác về: 

a. Tiêu chuẩn sinh thái   b. Tiêu chuẩn hoá sinh  

c. Tiêu chuẩn hình thái   d. Tiêu chuẩn sinh lí

118. Những đặc trưng của quần thể về di truyền là:

a. Tần số tương đối của các alen, các kiểu gen và tính đa hình 

b. Mật độ, thành phần tuổi, tỉ lệ về giới tính

c. Mật độ, tần số tương đối của các alen và tính đa hình  

d. tần số kiểu gen, tỉ lệ về giới tính và tính đa hình

119. Những đặc trưng của quần thể về sinh thái là:

a. Tần số tương đối của các alen, các kiểu gen và tính đa hình 

b. Mật độ, thành phần tuổi, tỉ lệ về giới tính

c. Mật độ, tần số tương đối của các alen và tính đa hình  

d. Tần số kiểu gen, tỉ lệ về giới tính và tính đa hình

120. Khái niệm nào sau đây đúng với nòi?

a. 1 hoặc 1 nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác

b. Các quần thể hay  nhóm quần thể có khu phân bố gián đoạn hoặc liên tục 

c. Nhóm quần thể phân bố trong 1 khu vực xác định

d. Nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định .

121. Khái niệm nào sau đây đúng với loài sinh học?

a. 1 hoặc 1 nhóm quần thể  gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác

b. Các quần thể  hay  nhóm quần thể  có khu phân bố gián đoạn hoặc liên tục 

c. Nhóm quần thể phân bố trong 1 khu vực xác định

d. Nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định .

122. Khái niệm nào sau đây đúng với nòi sinh học?

a. Nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ.

b. Các quần thể hay nhóm quần thể có khu phân bố gián đoạn hoặc liên tục 

c. Nhóm quần thể phân bố trong 1 khu vực xác định

d. Nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định .

123.  Khái niệm nào sau đây đúng  loài giao phối ?

a. 1 hoặc 1 nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác   

b. Nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể  thuộc loài khác  

c. Các quần thể hay nhóm quần thể có khu phân bố gián đoạn hoặc liên tục 

d. Nhóm quần thể phân bố trong 1 khu vực xác định hoặc  nhóm  quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định .

124.Vai trò của các cơ chế cách li là: 

a. Đảm bảo sự trao đổi gen giữa các quần thể trong loài  hoặc giữa các nhóm cá thể phân li trừ quần thể gốc  

b. Ngăn cản sự gặp gỡ và giao phối của các cá thể thuộc các loài khác nhau  

c. Ngăn cản sự giao phối tự do, củng cố, tăng cường sự phân hoá vốn gen trong quần thể bị chia cắt.  

d. Những trở ngại về mặt địa lí ngăn cản các cá thể trong quần thể gặp nhau và giao phối với nhau

125. Vai trò của điều kiện địa lí đối với sự hình thành loài?

a. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây nên những biến đổi về kiểu hình của sinh vật làm biến đổi kiểu gen.

b. Điều kiện địa lí khác nhau làm ch các cá thể trong loài có đặc điểm hình thái khác nhau nhưng  kiểu gen ít sai  khác  do đó không  giao phối  được với nhau .

c. Điều kiện địa lí không chỉ làm cho các loài bị cách li nhau mà còn quy định các hướng chọn lọc cụ thể.

d. Điều kiện địa lí chỉ ngăn cản các cá trong loài gặp nhau nên không giao phối.

{-- Từ câu 126 - câu 136 của Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Bằng chứng tiến hóa - Sinh học 12 các bạn vui lòng  Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần 136 Câu hỏi trắc nghiệm chủ đề Bằng chứng tiến hóa để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website hoc247 chọn Xem online hoặc Tải về máy tính.  Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm: Lý thuyết nâng cao Chủ đề Bằng chứng và cơ chế Tiến hóa

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON