YOMEDIA

Phương pháp giải các dạng bài tập Chương 1 Điện học môn Vật lý 9 thường gặp

Tải về
 
NONE

Tài liệu Phương pháp giải các dạng bài tập Chương 1 Điện học môn Vật lý 9 thường gặp dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng trong quá trình học nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt hiệu quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !

ATNETWORK

PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG 1 ĐIỆN HỌC MÔN VẬT LÝ 9 THƯỜNG GẶP

Chủ Đề 1: Mối Liên Hệ Giữa Cường Độ Dòng Điện Và Hiệu Điện Thế Ở Hai Đầu Dây Dẫn

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1) Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

            (Tức là: I=a.U  hay  \(\frac{{{{\rm{I}}_{\rm{1}}}}}{{{{\rm{U}}_{\rm{1}}}}} = \frac{{{{\rm{I}}_{\rm{2}}}}}{{{{\rm{U}}_{\rm{2}}}}}\) )

2) Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U = 0; I = 0)

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP

1) Xác định mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn:

Cần nhớ:

- Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó: (I ∽ U). Cụ thể: U tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì I tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

- Các dữ kiện: tăng, giảm bao nhiêu lần; tăng thêm, giảm đi bao nhiên vôn, ampe; tăng đến, giảm đến bao nhiêu vôn, ampe.

- Đơn vị của cùng một đại lượng: hiệu điện thế (V, mV); cường độ dòng điện (A, mA), cần phải đổi thống nhất trước khi so sánh, tính toán.

2) Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế: Cần nhớ:

Để vẽ đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu dây dẫn và xác định các giá trị của I và U từ đồ thị cần nhớ: đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu dây dẫn là đường thẳng đi qua gốc tọa độ O. Vì thế, để vẽ đồ thị này ta chỉ cần xác định thêm một điểm ứng với các giá trị tương ứng của U và I xong nối điểm đó với gốc tọa độ O và kéo dài lên phía trên.

Từ đồ thị, để xác định các giá trị của U và I ứng với một điểm trên đồ thị ta làm như sau: từ điểm cần xác định các giá trị của U và I, ta hạ các đường vuông góc xuống hai trục của đồ thị ta được:

→ Điểm cắt với trục hiệu điện thế U (trục hoành) là giá trị của hiệu điện thế tương ứng.

→ Điểm cắt với trục cường độ dòng điện I (trục tung) là giá trị của cường độ dòng điện tương ứng.

* Chú ý

Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu dây dẫn luôn nằm ở góc phần tư thứ I (ứng với các giá trị dương của U và I).

Đơn vị của U và I được xác định trên đồ thị là đơn vị được ghi trên hai trục tọa độ của đồ thị.

Chủ Đề 2: Điện Trở Của Dây Dẫn – Định Luật Ohm

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1) Điện trở của dây dẫn

Điện trở của dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của dây dẫn. Dây dẫn có điện trở càng lớn thì cản trở dòng điện qua nó càng nhiều.

Kí hiệu: Trong các sơ đồ điện, điện trở được kí hiệu như sau:

Đơn vị của điện trở: Đơn vị đo điện trở hợp pháp là ôm, kí hiệu W.

2) Định luật Ôm

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây:

\({\rm{I}} = \frac{{\rm{U}}}{{\rm{R}}}\)

(với: U là hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn; I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn; R là điện trở của dây dẫn)

Chú ý: Từ hệ thức định luật Ôm suy ra:  \({\rm{R}} = \frac{{\rm{U}}}{{\rm{I}}}\) , với U đo bằng vôn (V); I đo bằng ampe (A) và R đo bằng ôm (W).

1kW = 1.000W; 1MW = 1.000.000W.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP

1) Tính điện trở của dây dẫn

Sử dụng công thức \({\rm{R}} = \frac{{\rm{U}}}{{\rm{I}}}\) với chú ý:

Giá trị của U và I có thể được xác định từ dữ kiện của đề bài; từ kết quả thí nghiệm hoặc từ đồ thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế hai đầu dây dẫn.

Khi tính toán cần đổi các đơn vị của U và I ra đơn vị hợp pháp: U đo bằng V (vôn); I đo bằng A (ampe), với:

                        1mA = 0,001A; 1mV = 0,001V; 1kV = 1000V.

Khi nhiệt độ của dây dẫn không đổi thì điện trở của một dây dẫn luôn có giá trị xác định.

Số chỉ của vôn kế là hiệu điện thế hai đầu dây dẫn đặt vôn kế; số chỉ ampe kế là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đặt ampe kế.

Các đơn vị của điện trở: 1kW (kilôôm) = 1000W = 103W;

1MW (mêgaôm) = 103kW = 106W.

2) So sánh điện trở của các dây dẫn:

3) Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

...

---Để xem toàn bộ nội dung Chuyên đề Phương pháp giải các dạng bài tập Chương 1 Điện học môn Vật lý 9 các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Phương pháp giải các dạng bài tập Chương 1 Điện học môn Vật lý 9 thường gặp. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON