Cùng Hoc247 ôn tập và rèn luyện các năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam với tài liệu Lý thuyết ôn tập kỹ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong kỳ thi THPT QG bao gồm lý thuyết của các dạng bài tập liên quan đến Atlat. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.
KĨ NĂNG KHAI THÁC ÁT LÁT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Các bước đọc Át lát Địa lý Việt Nam
- Bước 1: Tìm hiểu rõ cấu trúc Atlat Địa lý Việt Nam: Atlat Địa lý Việt Nam bao giờ cũng trình bày từ phần chung đến phần riêng, từ khái quát đến cụ thể, từ tự nhiên đến dân cư và kinh tế, từ cả nước đến các vùng…)
- Bước 2: Học thuộc, nhớ và sử dụng được trang Kí hiệu chung trong Atlat Địa lý Việt Nam (nhớ thuộc các kí hiệu và chú giải của Atlat Địa lý Việt Nam, vận dụng được đọc trong các trang của Át lát).
- Bước 3: Nhận biết, chỉ và đọc được tên các đối tượng Địa lý trên Bản đồ
Các đối tượng địa lý trên bản đồ thuộc nhiều loại: tự nhiên, kinh tế, xã hội. Kỹ năng nhận biết, chỉ và đọc các đối tượng đại lý trên bản đồ rất đơn giản nhưng là kỹ năng cơ bản. Do đó phải rèn luyện kỹ năng này trước tiên trong quá trình dạy học cho học sinh. Khó khăn nhất là học sinh phải tìm ra các đối tượng trên bản đồ. GV lưu ý với học sinh rằng trong từng trang Át lát cũng đã có chú giải, nếu đối tượng trên bản đồ không có sẵn trong chú giải ở trang đó thì phải tìm ở trang đầu của Át lát. Vì thế trong quá trình dạy học, giáo viên cho học sinh nhìn vào chú giải, sau đó tìm trên bản đồ trong Atlat và có thể yêu cầu học sinh ghi nhớ hình dạng, đặc trưng kí hiệu của đối tượng Địa lý đó để sau này học sinh dễ dàng trả lời và nhanh chóng tìm được đối tượng đó.
- Bước 4: Đọc kĩ câu hỏi và nội dung bài học để tìm đúng trang Atlat chứa nội dung thông tin cần trả lời và bài học.
- Bước 5: Đọc, hiểu và khai thác tốt các loại biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh trong Atlat để bổ sung kiến thức về địa lý cho bài học.
- Bước 6: Tìm ra mối quan hệ giữa các đối tượng Địa lý qua các trang của Atlat để khai thác có hiệu quả nhất.
II. Một số dạng câu hỏi khi sử dụng Át lát Địa lý
1. Sử dụng Atlat để trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan trực tiếp về Atlat trong đề thi
a. DẠNG 1: KỂ TÊN ( MỨC ĐỘ ĐƠN GIẢN)
- Kể tên các đối tượng địa lí trên phạm vi cả nước
+ Ví dụ 1: Dựa vào Átlát Địa lí trang 23, hãy cho biết hầu hết các tuyến đường sắt của nước ta đều kết nối với trung tâm kinh tế nào sau đây
A. TP Hải Phòng B. TP Hồ Chí Minh C. TP Đà Nẵng D. TP Hà Nội
+ Ví dụ 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không phải có quy mô dân số trên 1 triệu người?
A. Hà Nội. B. Hải Phòng.
C. Đà Nẵng. D. TP. Hồ Chí Minh
- Kể tên các đối tượng địa lí trong phạm vi 1 vùng, 1 khu vực lãnh thổ
Ví dụ 1: Căn cứ Átlát trang 30, tỉnh duy nhất thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (năm 2007) là
A. Vĩnh Phúc B. Phú Thọ C. Bắc Ninh D. Quảng Ninh
+ Ví dụ 2: Căn cứ vào Átlát Địa lí trang 25, các địa điểm du lịch nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Đá Nhảy B. Sầm Sơn C. Thiên Cầm D. Đồ Sơn
- Kể tên các đối tượng địa lí có điều kiện kèm theo
+ Ví dụ 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô trên 15 – 100 nghìn tỉ đồng?
+ Ví dụ 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô dưới 10 nghìn tỉ đồng?
A. Việt Trì. B. Phúc Yên. C. Hải Phòng. D. Hạ Long
b. DẠNG 2: NHẬN XÉT, SO SÁNH...
- Nêu và nhận xét sự phân bố của các đối tượng địa lí
Ví dụ: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết nhóm đất nào có diện tích lớn nhất ở nước ta?
A. Đất feralit trên đá badan.
B. Đất feralit trên đá vôi.
C. Đất xám trên phù sa cổ.
D. Đất feralit trên các loại đá khác
- So sánh các đối tượng địa lí cùng loại với nhau
Ví dụ: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các thành phố có qui mô dân số trên 1 triệu người ở nước ta là
A. Hà Nội – Hải Phòng- Thành phố Hồ Chí Minh
B. Hà Nội- Đà Nẵng- Thành phố Hồ Chí Minh
C. Hà Nội – Hải Phòng- Cần Thơ
D. Hà Nội – Đà Nẵng- Cần Thơ
- Nhận xét và giải thích sự phân bố của các đối tượng địa lí
Ví dụ: Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam, các trung tâm công nghiệp của vùng duyên hải Nam Trung Bộ tập trung chủ yếu ở
A. Phía Bắc.
B. Phía Nam
C. Phía Đông
D. Phía Tây.
- Nhận xét chung về sự phân bố
Ví dụ: Căn cứ vào Átlát trang 20, vùng có sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước là:
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đông Nam Bộ
D. Đồng bằng sông Cửu Long
c. DẠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC BIỂU ĐỒ TRONG ATLAT
Ví dụ: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết tháng đỉnh lũ trên sông Mê Kông vào tháng mấy?
A. Tháng 7
B. Tháng 8
C. Tháng 9
D. Tháng 10
2. Sử dụng Atlat để khai thác kiến thức phục vụ cho các câu hỏi khác.
* Dạng 1: Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam để trình bày đặc điểm của đối tượng, hiện tượng nào đó.
- Ví dụ 1: dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam kết hợp kiến thức đã học trình bày đặc điểm vị trí địa lí và lãnh thổ nước ta.
- Ví dụ 2: dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam kết hợp kiến thức đã học trình bày đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta.
* Dạng 2: Dạng so sánh, chứng minh
- Ví dụ 1: dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam kết hợp kiến thức đã học so sánh đặc điểm địa hình khu vực đồi núi Đông Bắc và Tây Bắc.
- Ví dụ 2: dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam kết hợp kiến thức đã học chứng minh nhiệt độ nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam.
* Dạng 3: Dạng phân tích, giải thích
- Ví dụ 1: dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam kết hợp kiến thức đã học hãy nhận xét và giải thích sự phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm nước ta.
- Ví dụ 2: dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam kết hợp kiến thức đã học hãy phân tích và giải thích sự phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Câu hỏi trắc nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam - P2 (trang 21 - 30)
- Câu hỏi trắc nghiệm Atlat Địa lí Việt Nam - P1 (trang 4 - 20)
Chúc các em học tập tốt !