YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Đống Đa

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh hiểu và nắm vững các kiến thức cơ bản về môn Hóa chương trình THPT, Học247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Đống Đa. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị tốt cho các bài thực hành trên lớp và đạt thành tích cao trong học tập.

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT ĐỐNG ĐA

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019-2020

 

Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:   

       A. 2.                              B. 3.                                C. 4.                              D. 5.

Câu 2: Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thuđược sản phẩm là:

A. C15H31COONa và etanol.                                       B. C17H35COOH và glixerol.  

C. C15H31COONa và glixerol                                      D. C17H33COOH và glixerol.

Câu 3: Propyl fomat được điều chế từ:

       A. axit fomic và ancol metylic.                             B. axit fomic và ancol propylic         

       C. axit axetic và ancol propylic.                            D. axit propionic và ancol metylic.

Câu 4: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat bằng lượng vừa đủ V (ml) dung dịch NaOH  0,5M. Giá trị V đã dùng là:  

       A. 200ml.                      B. 500ml.                        C. 400ml.                      D. 600ml.

Câu 5: Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, mantozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là:

       A. 3.                              B. 4.                                C. 2.                              D. 5.

Câu 6: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3(dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là:                         

       A. 16,62 gam.               B. 10,8 gam.                    C. 21,6 gam.                 D. 32,4 gam.

Câu 7: Trong cácchất sau chất nào là amin bậc 3?

       A. H2N-[CH2]6-NH2     B. CH3-CH(CH3)-NH2   C. CH3-NH-CH3          D. (CH3)3N

Câu 8: Kết tủa xuất hiện khi nhỏ dung dịch brom vào dung dịch

       A. ancol etylic.              B. Benzen.                     C. Anilin.                      D. axít axetic.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin sinh ra 2,24 lít khí N2(ởđktc). Giá trị của m là:

       A. 3,1 gam                    B. 6,2 gam                       C. 5,4 gam                              D. 2,6 gam

Câu 10: Để chứng minh amino axít là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với :

A. dd KOH và dd HCl.                                               B. dd NaOH và dd NH3.   

C. dd HCl và Na2SO4.                                                                 D. dd KOH và CuO.

Câu 11: Có các dung dịch riêng biệt sau :

C6H5-NH3Cl(phenylamoni clorua),    H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH,

ClH3N-CH2-COOH,HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH,   H2N-CH2COOK. CH3-NH3NO3.

Số lượng các dung dịch có pH < 7 là:           

       A. 2.                              B. 5.                                C. 4.                              D. 3.

Câu 12: Trong các chất dưới đây chất nào là đipeptit?

       A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.

       B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

       C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.

       D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

Câu 13: Cho 7,5 gam axít amino axetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng khối lượng muối thu được là:( cho H=1, C=12, O=16, Cl=35,5)

       A. 43,00gam.                B. 44,00 gam.                  C. 11,05 gam.               D. 11,15 gam.

Câu 14: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là:

       A. glyxin.                      B. axit terephtaric.          C. axit axetic.                D. etylen glycol.

Câu 15: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là:

       A. CH3-CH2-Cl.                   B. CH3-CH3.            C. CH2=CH-CH3.         D. CH3-CH2-CH3.

Câu 16: Cho các kim loại: Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch

       A. HCl.                         B. H2SO4 loãng.              C. HNO3 loãng.            D. KOH.

Câu 17: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra:

       A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.                         B. Sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

       C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.                       D. Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+

Câu 18: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe(I), Zn-Fe(II) Fe-C(III); Sn-Fe(IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:     

       A. I, II và III.                  B. I, II và IV.                  C. I, III và IV.           D. II, III và IV.

Câu 19: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:    

       A. Cu, Al, Mg.              B. Cu, Al, MgO.                  C. Cu, Al2O3, Mg.   D. Cu, Al2O3, MgO.

Câu 20: Khi điện phân NaCl nóng chảy(điện cực trơ), tại catot xảy ra:

       A. sự khử Cl.                                                                   B. Sự oxi hóa ion Cl

         C. Sự oxi hóa ion Na+.                                          D. Sự khử ion Na+.

Câu 21: Hòa tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2(đkc). Giá trị của m là (cho Fe=56, H=1, Cl=35,5) 

       A. 2,8.                           B. 1,4.                             C. 5,6.                           D. 11,2.

Câu 22: Khi điện phân muối clorua kim loại nóng chảy, người ta thu được 0,896 lít khí(đkc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot, Công thức muối clorua đã điện phân là:

            A. NaCl.                      B. CaCl2.                     C. KCl.                        D. MgCl2.

Câu 23: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là:      

       A. 6.                              B. 3.                                C. 4.                              D. 5.

Câu 24: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng)

       Tinh bột →X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:

       A. C2H5OH, CH3COOH.                                     B. CH3COOH, CH3OH.  

       C. CH3COOH, C2H5OH.                                      D. C2H4, CH3COOH.

Câu 25: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là:    

       A. 3.                              B. 6.                                C. 4.                              D. 5.

 

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1

1C

2C

3B

4C

5A

6D

7D

8C

9B

10A

11C

12B

13D

14C

15C

16C

17D

18C

19D

20D

21D

22C

23C

24A

25A

26D

27D

28B

29D

30A

31C

32A

33A

34D

35B

36C

37D

38B

39D

40D

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Đống Đa, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF