Nhằm hỗ trợ các em trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp đến, Hoc247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 của trường THPT Nghèn gồm các dạng bài tập được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp các em ôn tập và hệ thống lại các kiến thức cần một cách hiệu quả nhất, từ đó chinh phục điểm số thật cao cho môn Hóa lớp 12.
TRƯỜNG THPT NGHÈN |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019 - 2020 |
Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở?
A. CH3-COOC6H5. B. CH2=CH-COOCH3.
C. CH3-COOCH=CH2. D. CH3-COOC2H5.
Câu 2. Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 3. Khi cho dung dịch iot vào dung dịch hồ tinh bột, dung dịch chuyển màu
A. xanh tím. B. đỏ gạch.
C. không chuyển màu. D. vàng.
Câu 4. Chất nào sau đây được dùng làm thuốc súng không khói?
A. tơ visco. B. xenlulozơ trinitrat.
C. tơ axetat. D. xenlulozơ.
Câu 5. Số đồng phân cấu tạo amin bậc hai có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 6. Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit ?
A. H2NCH2COOH. B. CH3COOC2H5. C. C2H5NH2. D. HCOONH4.
Câu 7. Công thức phân tử của glyxin (axit aminoaxetic) là
A. C3H7O2N. B. C2H5O2N. C. C2H7O2N. D. C4H9O2N.
Câu 8. Số gốc α-amino axit trong phân tử tripeptit mạch hở là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 9. Chất nào sau đây không tham gia vào phản ứng màu biure?
A. Ala-Val-Gly-Val. B. Gly-Ala-Ala. C. Val-Gly-Ala. D. Gly-Ala.
Câu 10. Tơ visco thuộc loại polime
A. bán tổng hợp. B. thiên nhiên. C. tổng hợp. D. trùng hợp.
Câu 11. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?
A. CH2 =CHCOOCH3. B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. CH3COOCH=CH2. D. C6H5CH=CH2.
Câu 12. Tơ poliamit kém bền dưới tác dụng của axit và kiềm là do
A. chúng có chứa nitơ trong phân tử.
B. số mắt xích trong mạch poliamit nhỏ hơn các polime khác.
C. chúng được tạo từ amino axit có tính chất lưỡng tính.
D. liên kết -CO-NH- (liên kết amit) phản ứng được với cả axit và kiềm.
Câu 13. Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau ?
A. glucozơ và fructozơ. B. etylamin và đimetylamin.
C. axit propionic và metyl fomat. D. alanin và amoni acrylat.
Câu 14. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 1 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val), 1 mol axit glutamic (Glu) và 1 mol lysin (Lys). Thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp chứa: Gly-Lys; Val-Ala; Lys-Val; Ala-Glu và Lys-Val-Ala. Cấu tạo của X là
A. Gly-Lys-Val-Ala-Glu. B. Gly-Val-Lys-Ala-Glu.
C. Gly-Lys-Val-Glu-Ala. D. Lys-Gly-Val-Ala-Glu
Câu 15. Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3
---(Để xem nội dung đề và đáp án từ câu 16 đến câu 35 vui lòng xem tại online hoặc tải về máy)---
Câu 35. Hỗn hợp Q gồm amin X có công thức dạng CnH2n+3N và amino axit Y có công thức dạng CnH2n+1O2N (trong đó số mol X gấp 1,5 lần số mol Y). Cho 14,2 gam hỗn hợp Q tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 21,5 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cho 14,2 gam hỗn hợp Q tác dụng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 11,64 B. 13,32. C. 7,76. D. 8,88.
Câu 36. Trong các kim loại sau đây, kim loại nào dẻo nhất?
A. Sn. B. Au. C. Cu. D. Al.
Câu 37. Kim loại có các tính chất vật lí chung là
A. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.
Câu 38. Để làm sạch một mẫu thuỷ ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì, người ta khuấy mẫu thuỷ ngân này trong dung dịch muối
A. Hg(NO3)2 (dư). B. Pb(NO3)2 (dư).
C. Sn(NO3)2 (dư). D. Zn(NO3)2(dư).
Câu 39. Trong các kim loại: Na, Ca, Fe và Cu, số kim loại phản ứng với nước ở điều kiện thường là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 40. Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra V lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là
A. 1,12. B. 3,36. C. 4,48. D. 2,24.
Câu 41. Cho 15,2 gam hỗn hợp bột Mg và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Cu trong hỗn hợp là
A. 6,4 gam. B. 12,8 gam. C. 9,6 gam. D. 4,8 gam.
Câu 42. Phản ứng nào sau đây không xảy ra ?
A. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. B. 2Ag + Cu(NO3)2 → Cu + 2AgNO3.
C. Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2. D. Hg + S → HgS.
Câu 43. Một vật làm bằng gang, thép đặt trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa, tại anot
A. sắt bị oxi hóa. B. oxi hòa tan trong nước bị khử.
C. sắt bị khử. D. electron được chuyển đến từ catot.
Câu 44. Sục 3,36 lít CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,125 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 10 gam. B. 15 gam. C. 20 gam. D. 25 gam.
Câu 45. Cho hỗn hợp bột gồm 0,54 gam Al và 1,12 gam Fe vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 4,32. B. 9,39. C. 9,20. D. 8,64.
Câu 46. Cho các phát biểu sau:
(a) Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra.
(b) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.
(c) Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa.
(d) Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng.
(e) Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
(g) Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 47. Điện trở đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện của một vật dẫn. Điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện của kim loại càng giảm. Cho X, Y, Z, T là các kim loại trong số bốn kim loại sau: Ag, Al, Fe, Cu. Cho bảng giá trị điện trở suất của các kim loại như sau:
Kim loại |
X |
Y |
Z |
T |
Điện trở suất (Ωm) |
2,82.10-8 |
1,72.10-8 |
1,00.10-7 |
1,59.10-8 |
Y là kim loại
A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Al.
Câu 48. Cho hỗn hợp bột Fe và Al vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối, đó là
A. Cu(NO3)2 và AgNO3. B. Cu(NO3)2 và Al(NO3)3.
C. Al(NO3)3 và Fe(NO3)3. D. Al(NO3)3 và Fe(NO3)2.
Câu 49. Cho 3,24 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,344 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X là
A. 19,98 gam. B. 20,88 gam. C. 13,32 gam. D. 9,78 gam.
Câu 50. Đốt 8,4 gam bột sắt trong khí clo một thời gian, thu được 15,5 gam chất rắn X. Cho toàn bộ chất rắn X vào dung dịch AgNO3 dư, khuấy đều, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 57,7. B. 55,7. C. 39,5. D. 28,7.
...
Trên đây là Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020 Trường THPT Nghèn, Can Lộc, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!