YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Toán 9 năm học 2022-2023

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm đề, kết hợp củng cố kiến thức chuẩn bị bước vào kì thi giữa HK1 lớp 9 sắp tới. HOC247 xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Toán 9 năm học 2022-2023. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo đề cương ôn thi giữa kì dưới đây. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!

ADSENSE

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đại số

Căn thức bậc hai

- Vận dụng các phép biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai để tính giá trị của biểu thức, rút gọn biểu thức, chứng minh đẳng thức; tìm giá của x để biểu thức nhận giá trị nguyên; tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức; chứng minh bất đẳng thức, …

- Giải bài toán tìm x.

1.2. Hình học

Hệ thức lượng trong tam giác vuông.

- Vận dụng các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông để:- Tính các yếu tố về cạnh, đường cao, hình chiếu của các cạnh góc vuông trên cạnh huyền.

- Chứng minh các hệ thức, giải bài toán diện tích, cực trị hình học, …

 - Vận dụng các tỉ số lượng giác của góc nhọn, hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông giải tam giác vuông (tìm các yếu tố về cạnh và góc của tam giác vuông).

2. Bài tập tự luyện

Câu 1: Trục căn dưới mẫu của biểu thức \(\frac{9-2\sqrt{3}}{3\sqrt{6}-2\sqrt{2}}\) là:

A. \(\frac{\sqrt{6}}{2}\)      

B. \(\frac{\sqrt{2}}{3}\)

C. \(\frac{\sqrt{3}}{3}\)

D. 1

Câu 2: Kết quả của phép tính \(\sqrt{81}-\sqrt{80}.\sqrt{0,2}\) bằng:

A. \(3-\sqrt{2}\)                   

B. \(3\sqrt{2}\)              

C. 5                            

D. \(\sqrt{2}\)

Câu 3: Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A. Tính \(\tan C\), biết rằng \(\tan B=4.\)

A. \(\frac{1}{4}\)                

B. 4             

C. \(\frac{1}{2}\)            

D. 2

Câu 4: Tập hợp các giá trị của x thỏa mãn \(\sqrt{3-2x}\le \sqrt{5}\) là:

A. \(x\ge -1\)                       

B. \(x>-1\)                       

C. \(x<1\)                        

D. \(x\ge 0\)

Câu 5: Trong một tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng:

A. Tích của hai hình chiếu.

B. Tích của cạnh huyền và đường cao tương ứng.

C. Tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền.

D. Tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông kia trên cạnh huyền.

Câu 6: Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A, đường cao AH, biết \(CH=1cm;AC=\sqrt{3}cm\). Độ dài cạnh BC bằng:

A. 1cm           

B. 3cm         

C. 2cm                       

D. 4cm

Câu 7: Một chiếc ti vi hình chữ nhật màn hình phẳng \(75inch\) (đường chéo ti vi dài \(75inch\)) có góc tạo bởi chiều dài và đường chéo là \({{36}^{0}}52'.\) Hỏi chiếc ti vi ấy có chiều dài và chiều rộng (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) lần lượt là:

A. 172,1cm; 116,8cm                    

B. 146,3cm; 87,9cm

C. 152,4cm; 114,3cm                

D. 168,6cm; 121,5cm

Câu 8: Căn bậc hai số học của -144 là:

A. 12                               

B. \(\varnothing\)         

C. 144                      

D. -12

Câu 9: Điều kiện xác định của biểu thức \(\sqrt{\frac{1}{{{x}^{2}}-2x+1}}\) là:

A. \(x\ne 1\)                         

B. x > 1                       

C. x < 1                        

D. \(x\ne 0\)

Câu 10: Kết quả phân tích thành nhân tử \(x-2\sqrt{x}-15\) là:

A. \(\left( \sqrt{x}-5 \right)\left( 3-\sqrt{x} \right)\)

B. \(\left( \sqrt{x}+5 \right)\left( \sqrt{x}+3 \right)\)

C. \(\left( \sqrt{x}-5 \right)\left( \sqrt{x}+3 \right)\)           

D. \(-\left( \sqrt{x}-5 \right)\left( \sqrt{x}-3 \right)\)

Câu 11: Tính \(\frac{\sqrt{{{x}^{3}}}-1}{\sqrt{x}-1}\) với \(x\ge 0;x\ne 1\) bằng:

A. \(x+\sqrt{x}+1\)            

B. \(-\frac{1}{2}\)           

C. \(\sqrt{x}+1\)            

D. \(-x+\sqrt{x}+1\)

Câu 12: Kết quả so sánh \(\sqrt{2003}+\sqrt{2005}\) và \(2\sqrt{2004}\) là:

A. \(\sqrt{2003}+\sqrt{2005}\le 2\sqrt{2004}\)       

B. \(\sqrt{2003}+\sqrt{2005}<2\sqrt{2004}\)

C. \(\sqrt{2003}+\sqrt{2005}\ge 2\sqrt{2004}\)      

D. \(\sqrt{2003}+\sqrt{2005}>2\sqrt{2004}\)

Câu 13: Kết quả của phép tính \(\sqrt[3]{27}-\sqrt[3]{125}\) là:

A. \(-\sqrt[3]{98}\)              

B. \(\sqrt[3]{98}\)          

C. 2                            

D. -2

Câu 14: Tìm tất cả giá trị của x để \(\sqrt{x}\le 4\) là:

A. x > 16                          

B. x < 16                      

C. \(0\le x<16\)              

D. \(0\le x\le 16\)

Câu 15: Kết quả của phép khai căn \(\sqrt{{{\left( \sqrt{3}-1 \right)}^{2}}}\) là:

A. \(-1-\sqrt{3}\)                

B. \(1-\sqrt{3}\)             

C. \(\sqrt{3}-1\)              

D. \(1+\sqrt{3}\)

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Toán 9 năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF