YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ 9 năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ 9 năm 2022-2023 do HOC247 tổng hợp và biên soạn giúp các em không những hoàn thiện kiến thức Công nghệ 9 mà còn củng cố kĩ năng làm bài trắc nghiệm Công nghệ 9 cũng như trình bày các câu hỏi tự luận. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em khái quát được toàn bộ kiến thức quan trọng. Chúc các em học tốt nhé!

ATNETWORK

A. Lý thuyết

1. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng

– Thiết bị bảo vệ , đóng cắt và lấy điện ;

– Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380 V ;

– Thiết bị đo lường điện ;

– Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện ;

– Các loại đồ dùng điện.

2. Phân loại dây dẫn điện

– Dựa vào lớp vỏ cách điện dây dẫn được chia thành dây dẫn trần và dây dẫn bọc cách điện.

– Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây 1 lõi và dây nhiều lõi, dây lõi 1 sợi và dây lõi nhiều sợi.

*Mạng điện trong nhà thường sử dụng loại dây dẫn điện bọc cách điện.

3. Triển vọng phát triển của nghề điện dân dụng

– Nghề điện dân dụng cần phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

– Tương lai nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ phát triển nhà ở.

–  Nghề điện dân dụng có điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn, miền núi.

–  Do sự phát triển của cách mạng khoa học và kĩ thuật, đòi hỏi người thợ điện luôn phải cập nhật, nâng cao kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp.

4. Công dụng của vật liệu cách điện

* Công dụng của vật liệu cách điện: vật liệu cách điện dùng để cách li các phần dẫn điện với nhau và giữa phần dẫn điện với phần không mang điện khác.

* Vật liệu cách điện phải đạt được những yêu cầu sau: độ bền cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt và có độ bền cơ học cao.

5. Quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện

Vạch dấu -> khoan lỗ -> lắp dây thiết bị điện của bảng điện -> lắp TBĐ vào BĐ -> kiểm tra.

6. Quy trình lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang

Vạch dấu -> khoan lỗ -> lắp thiết bị điện của bảng điện -> nối dây bộ đèn -> nối dây mạch điện -> kiểm tra.

B. Bài tập

Câu 1. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng là:

A. Lắp đặt thiết bị điện.                                      B. Các thiết bị điện.

C. Các đồ dùng điện.                                          D. Thường đi lưu động.

Câu 2. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng là:

A. Lắp đặt mạng điện sinh hoạt.                        B. Sửa chữa đồ dùng điện.

C. Dụng cụ làm việc của nghề điện.                   D. Làm việc trong nhà.

Câu 3. Đồng hồ đo điện đo điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện là:

A. Vôn kế.                                                          B. Đồng hồ vạn năng.

C. Công tơ điện.                                                 D. Oát kế.

Câu 4. Đồng hồ đo điện đo điện trở mạch điện là:

A. Vôn kế.                                                          B. Ampe kế.

C. Oát kế.                                                           D. Ôm kế.

Câu 5. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng:

A. Công việc nhẹ nhàng                                     B. Chỉ làm ngoài trời

C. Làm việc trên cao                                          D. Chỉ làm trong nhà

Câu 6: Vật liệu điện được dùng trong lắp đặt mạng điện gồm:

A. Dây cáp điện                                                  B. Dây dẫn điện

C. Vật liệu cách điện                                          D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Vật liệu nào được dùng để truyền tải và phân phối điện năng đến đồ dùng điện:

A. Dây cáp điện                                                  B. Dây dẫn điện

C. Cả A và B đều đúng                                       D. Cả A và B đều sai

Câu 8: Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện chia làm mấy loại?

A. 2                                                                     B. 3

C. 4                                                                     D. 5

Câu 9: Dựa vào số sợi của lõi, dây dẫn điện chia làm những loại nào?

A. Dây lõi 1 sơi.                                                 B. Dây lõi nhiều sợi

C. Cả A và B đều đúng                                       D. Cả A và B đều sai

Câu 10: Dùng dụng cụ nào để lắp thiết bị điện vào bảng điện?

A. Thước cặp.                                                     B. Kìm.

C. Kéo.                                                               D. Tua vít.

Câu 11: Em hãy cho biết nội dung, đối tượng và môi trường lao động của nghề điện dân dụng?

Câu 12: Hãy kể tên và công dụng của các loại đồng hồ đo điện thường dùng? Tên và công dụng của các dụng cụ cơ khí?

Câu 13: Trình bày cách nối nối tiếp dây dẫn lõi một sợi ?

Câu 14: Nêu cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện trở cuộn dây dẫn điện và điện trở dây đốt nóng nồi cơm điện

Câu 15: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện gồm: 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, 1 công tắc điều khiển một bóng đèn.

Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang.

Đáp án

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

C

D

C

D

C

A

C

D

Câu 1:

a. Nội dung của nghề điện dân dụng:

+       Lắp mạng điện sản xuất và sinh hoạt.

+       Lắp đặt trang thiết bị và đồ dùng điện.

+       Bảo dưỡng vận hành, sữa chữa, khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện, các thiết bị điện.

b. Đối tượng của nghề điện dân dụng:

+       Thiết bị bảo vệ đóng cắt và lấy điện.

+       Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380V.

+       Thiết bị đo lường điện.

+       Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề điện.

+       Các loại đồ dùng điện

c. Môi trường của nghề điện dân dụng:

+  Việc lắp đặt đường dây, sửa chữa trong mạng thường phải tiến  hành ngoài trời, trên cao, lưu động, gần khu vực có điện nên rất nguy hiểm.

+  Công tác lắp đặt đường dây sửa chữa, hiệu chỉnh các thiết bị và   sản xuất chế tạo các thiết bị điện thường phải tiến hành trong nhà trong điều kiện bình thường.

Câu 2:

a. Các loại đồng hồ đo điện và công dụng của nó:

+ Một số đồng hồ đo điện thường dùng: Ampe kế, oát kế, vôn kế, công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng

+ Nhờ có đồng hồ đo điện chúng ta có thể biết tình trạng làm việc của các thiết bị điện, phán đoán được những nguyên nhân hư hỏng, sự cố kỹ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạng điện và đồ dùng điện.

b. Tên và công dụng của các dụng cụ cơ khí:

Tên dụng cụ

Công dụng

Thước

Đo kích thước, khoảng cách.

Thước cặp

Đo đường kính dây điện, kích thước, chiều sâu lỗ.

Pan me

Đo chính xác đường kính dây điện.

Tua vít

Dùng để tháo, lắp thiết bị và đồ dùng điện có rãnh.

Búa

Dùng để đập tạo lực.

Cưa

Dùng để cưa, cắt ống nhựa và kim loại.

Kìm

Cắt dây, tuốt dây và giữ dây dẫn khi nối.

Khoan

Khoan lỗ trên gỗ, bê tông,... để lắp đặt dây dẫn, thiết bị điện.

 

Câu 3:

- Bóc vỏ cách điện: Dùng dao bóc vỏ cách điện.

- Làm sạch lõi: Dùng giấy ráp làm sạch lõi.

- Nối dây:

- Uốn gập lõi: dùng kìm uốn vuông góc đầu dây và đặt vào nhau.

- Vặn xoắn: dùng kìm kẹp và vặn xoắn hai đầu dây.

- Kiểm tra mối nối: Dùng tay kéo nhẹ mối nối.

- Cách điện mối nối: Dùng băng cách điện quấn kín mối nối.

Câu 4:

- Xoay núm bên trái cho kí hiệu W về dấu mũi tên.

- Xoay núm bên phải cho thang đo ôm ở vị trí 1 về dấu mũi tên.

- Trước khi đo chập hai đầu que xoay núm điều chỉnh kim về số 0.

- Chạm hai đầu que của đồng vào hai đầu cuộn dây dẫn điện và đọc số chỉ.

- Chạm hai đầu que của đồng hồ vào hai đầu dây đốt nóng của nồi cơm điện và đọc số chỉ.

Câu 5:

a. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện gồm: 2 cầu chì, 1 ổ cắm điện, 1 công tắc điều khiển một bóng đèn.

b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang

......

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Công nghệ 9 năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON