YOMEDIA

Chuyên đề Quy luật liên kết gen và hoán vị gen Sinh học 9

Tải về
 
NONE

Chuyên đề Quy luật liên kết gen và hoán vị gen nằm trong phần Ôn tập Chương I Sinh học 9 nhằm giúp các em ôn tập hiệu quả nhất. Hy vọng rằng với tài liệu giúp các em ôn tập tốt nhất. Nội dung chi tiết xem tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

QUY LUẬT LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

I. QUY LUẬT LIÊN KẾT GEN

  • Nội dung: Là hiện tượng các gen cùng nằm trên một NST hình thành nhóm gen liên kết, cùng phân li và cùng tổ hợp trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. Số nhóm gen liên kết thường tương ứng với số NST đơn trong bộ NST đơn bội của loài.
  • Thí nghiệm: Moocgan cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám cánh dài với thân đen cánh cụt đực F1 toàn thân xám cánh dài. Cho đực F1 lai phân tích với ruồi cái thân đen cánh cụt thu được FB có tỉ lệ KH là 1 xám dài : 1 đen cụt
  • Giải thích: Khi cho ruồi đực F1 lai phân tích thì cơ thể cái đồng hợp tử lặn về 2 cặp gen chỉ tạo ra 1 loại giao tử, ruồi đực dị hợp về 2 cặp gen ttrong trường hợp này chỉ tạo ra 2 loại giao tử chứng tỏ 2 cặp gen này cùng tồn tại trên 1 NST và liên kết hoàn toàn với nhau
  • Cơ chế: Trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh, các gen nằm trên cùng một NST phân li cùng nhau và tổ hợp cùng nhau tạo nhóm gen liên kết
  • Sơ đồ lai:

               P                  Xám dài                 x                 Đen cụt

                                       \(\frac{{AB}}{{AB}}\)                                          \(\frac{{ab}}{{ab}}\)  

               GP                       AB                                            ab

               F1                                               \(\frac{{AB}}{{ab}}\)   100% Xám dài

   Lai phân tích đực F1        \(\frac{{AB}}{{ab}}\)             x               \(\frac{{ab}}{{ab}}\)

               G F1                  AB ,   ab                         ab

               FB     KG               \(\frac{{AB}}{{ab}}\)       :             \(\frac{{ab}}{{ab}}\)

                        KH           1 xám dài  :  1 đen cụt

  • Điều kiện nghiệm đúng:
    • Trội hoàn toàn
    • Mỗi gen quy định một tính trạng
    • Các gen cùng nằm trên một NST
    • Số cá thể phải lớn

II. QUY LUẬT HOÁN VỊ GEN

  • Nội dung: Là hiện tượng trao đổi gentương úng giữa các crômatít trong cùng 1 cặp NST kép tương đồng
  • Nguyên nhân: Do sự tiếp hợp dẫn đến trao đổi chéo giữa các crômatít trong cùng cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu của lần phân bào I giảm phân
  • Điều kiện để HVG có nghĩa: cơ thể phải chứa từ  2 cặp gen dị hợp trở lên (trường hợp đồng hợp tử hoặc chỉ có 1 cặp gen dị hợp thì các giao tử tạo ra giống với trường hợp LKG hoàn toàn)
  • Thí nghiệm: Cho ruồi cái F1 lai phân tích với ruồi đực thân đen cánh cụt thu được FB với 4 kiểu hình tỉ lệ không bằng nhau là 0,41 xám dài : 0,41 đen cụt : 0,09 xám cụt : 0,09 đen dài
  • Giải thích: Cá thể cái trong phát sinh giao tử ở lần giảm phân I đã xảy ra hiện tượng trao đổi chéo giữa hai crômatít khác nguồn gốc trong cặp NST kép tương đồng chứa hai cặp gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\) tạo nên 4 loại giao tử với tỉ lệ 0,41 AB : 0,41 ab : 0,09 Ab : 0,09 aB
  • Sơ đồ lai:

   Lai phân tích cái F1        \(\frac{{AB}}{{ab}}\)             x               \(\frac{{ab}}{{ab}}\)

               G F1      0,41AB : 0,41ab                         ab

                             0,09 Ab : 0,09 aB

               FB     KG             0,41 \(\frac{{AB}}{{ab}}\) :   0,41   \(\frac{{ab}}{{ab}}\) : 0,09 \(\frac{{Ab}}{{ab}}:0,09\frac{{aB}}{{ab}}\)

                        KH      0,41 xám dài :  0,41 đen cụt: 0,09 xám cụt : 0,09 đen dài

  • Công thức tính tần số hoán vị gen:
  • Trong lai phân tích:

      TSHVG = Số các thể có HVG/ Tổng số cá thể thu được trong đời lai phân tích

  • Dựa vào loại giao tử có LKG hoặc HVG:

       TSHVG = % 1 loại giao tử hoán vị x số loại giao tử hoán vị

                     = 100% - (% 1 loại giao tử liên kết x số loại giao tử liên kết)

  • Điều kiện để xảy ra HVG:
    • 2 cặp gen alen qui định các tính trạng cần nghiên cứu phải cùng nằm trên một cặp NST tương đồng
    • Khoảng cách giữa 2 gen alen này phảI đủ lớn : khoảng cách càng lớn thì tần số HVG càng cao
    • Một trong hai cơ thể bố mẹ hoặc cả 2 cơ thể bố mẹ phải dị hợp tử ở hai cặp gen này
    • Khả năng sống và thụ tinh của các loại giao tử bình thường và giao tử hoán vịn phải tương đối đồng đều
    • Gen qui định tính trạng ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh

II. CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1. Trình bày thí nghiệm của moocgan về lai hai cặp tính trạng? GảI thích của Moocgan về hiện tượng liên kết gen hoàn toàn? Viết sơ đồ lai và nêu nội dung quy luật?

2. Trình bày thí nghiệm của moocgan về lai hai cặp tính trạng? GảI thích của Moocgan về hiện tượng liên kết gen không hoàn toàn? Viết sơ đồ lai và nêu nội dung quy luật?

3. Nêu Viết sơ đồ lai và nêu điều kiện nghiệm đúng của quy luật liên kết gen và hoán vị gen?

4. So sánh quy luật liên kết gen và quy luật hoán vị gen?

5. So sánh quy luật phân li độc lập và quy luật liên kết gen hoàn toàn?

6. So sánh quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen?

7. So sánh quy luật liên kết gen và quy luật tương tác gen?

8. So sánh quy luật liên kết gen không hoàn toàn và quy luật tương tác gen?

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP

1, Nhận dạng bài toán thuộc quy luật liên kết gen hoàn toàn

  • Nếu đề bài cho hoặc có thể xác định được đầy đủ các yếu tố: lai hai hay nhiều cặp tính trạng, có quan hệ trội lặn, ít nhất một cơ thể đem lai dị hợp 2 cặp gen, tỉ lệ con lai giống với tỉ lệ lai một cặp tính trạng, cơ thể dem lai có 3 cặp gen nằm trên hai cập NST tương đồng,

2, Nhận dạng bài toán thuộc quy luật liên kết gen không hoàn toàn (HVG)

  • Nếu lai hai hay nhiều cặp tính trạng, có quan hệ trội lặn cho tỉ lệ ở con lai không phảI tỉ lệ của Phân li độc lập và liên kết gen

3, Cách giải:  3 bước:

  • Qui ước gen
  • Xác định KG của bố mẹ: xác định xem thuộc DT LK hoàn toàn hay hoán vị gen, chọn một kiểu hình ở con lai để phân tíhc xác định kiểu liên kết hoặc xác định tần số HVG
  • Lập sơ đồ lai

4, Bài tập vận dụng

* Bài tập 1: ở bướm tằm, hai tính trạng kén màu trắng, hình dài  trội hoàn toàn so với kén màu vàng, hình bầu dục. Hai gen qui  định hai cặp tính trạng nói trên nằm trên cìng một cặp NST tương đồng. Đem giao phối riêng rẽ 5 bướm tằm đực đều có kiểu hình kém màu trắng, hình dài với 5 bướm tằm cái đều có kiểu hình kén màu vàng, hình bầu dục. Kết quả thu được :

  • ở PL 1: 100% kiểu hình giống bố
  • ở pL 2: bên cạnh các con mang kiểu hình giống bố còn xuất hiện thêm con có KH kén màu trắng hình bầu dục
  • ở PL 3: bên cạnh các con mang kiểu hình giống bố còn xuất hiện thêm con có KH kén màu vàng hình dài
  • ở PL 4: bên cạnh các con mang kiểu hình giống bố và mẹ còn xuất hiện hai kiểu hình mới là kén màu trắng hình bầu dục và kén vàng hình dài với tỉ lệ 8,25% cjo mỗi KH mới
  • ở PL 5: cũng cho 4 kiểu hình như ở PL 4 nhưng mỗi KH mới có tỉ lệ 41,75%.

Biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp

Giải:

Qui ước :  A: kén màu trắng                                a: kén màu vàng

                 B: hình dài                                          b  hình bầu dục

Bướm tằm bố trong 5 PL đều măng tính trạng trội, các bướm tằm mẹ đều có KH kén màu vàng, hình bầu dục có KG \(\frac{{ab}}{{ab}}\), chỉ tạo ra 1 loại giao tử ab nên kiểu hình ở bướm tằm con phụ thuọc vào bố

1. Xét PL 1: toàn bộ con có KH giống bố suy ra bố chỉ tạo ra 1 giao tử AB nên bố có KG là \(\frac{{AB}}{{AB}}\)

Sơ đồ lai:

               P                  Trắng, dài                 x                 vàng bầu dục               

                                       \(\frac{{AB}}{{AB}}\)                                                    \(\frac{{ab}}{{ab}}\)  

               GP                       AB                                            ab

               F1                                               \(\frac{{AB}}{{ab}}\)   100% Trắng, dài                

2. Xét PL 2:

Bên cạnh KH giống bố xuất hiện thêm KH kén trắng, hình bầu dục

  • Để con có KH giống bố thì bố phảI  tạo ra giao tử AB
  • Để con có KH kén trắng, hình bầu dục thì bố phảI  tạo ra giao tử Ab

Vậy bướm tằm bố có KG \(\frac{{AB}}{{Ab}}\)

Sơ đồ lai:

               P                  Trắng, dài                 x                 vàng bầu dục               

                                       \(\frac{{AB}}{{Ab}}\)                                                    \(\frac{{ab}}{{ab}}\)  

               GP                       AB, Ab                                           ab

               F1                                               \(\frac{{AB}}{{ab}}\)   :      \(\frac{{Ab}}{{ab}}\)

                                                      50% Trắng, dài  : 50% kén trắng, bầu dục

3. Xét PL 3:

Bên cạnh KH giống bố xuất hiện thêm KH kén vàng, hình dài

  • Để con có KH giống bố thì bố phải  tạo ra giao tử AB
  • Để con có KH kén vàng, hình dài thì bố phảI  tạo ra giao tử aB

Vậy bướm tằm bố có KG \(\frac{{AB}}{{aB}}\)

Sơ đồ lai:

               P                  Trắng, dài                 x                 vàng bầu dục               

                                       \(\frac{{AB}}{{aB}}\)                                                   \(\frac{{ab}}{{ab}}\)  

               GP                       AB, aB                                           ab

               F1                                               \(\frac{{AB}}{{ab}}\)   :      \(\frac{{aB}}{{ab}}\)

                                                      50% Trắng, dài  : 50% kén vàng, hình dài

4. Xét PL 4:

  • Con có KH giống bố  và mẹ cho thấy bố đã tạo ra hai giao tử ABab
  • Con xuất hiện hai kiểu hình mới  là kén trắng hình bầu dục, kén vàng hình dài cho thấy bố đã tạo ra hai giao tử  Ab  và aB chiếm 8,25% mỗi loại suy ra hai loại giao tử này là giao tử hoán vị nên bố có KG   \(\frac{{AB}}{{ab}}\)   và đã hoán vị với tần số 16,5%

Sơ đồ lai:

- Sơ đồ lai:

                P                           \(\frac{{AB}}{{ab}}\)             x               \(\frac{{ab}}{{ab}}\)

               G       41, 75 %AB : 41,75% ab                         ab

                             8,25% Ab : 8,25% aB

               FB     KG             41, 75 %\(\frac{{AB}}{{ab}}\) :   41,75% \(\frac{{ab}}{{ab}}\) : 8,25% \(\frac{{Ab}}{{ab}}:8,25\% \frac{{aB}}{{ab}}\)

                        KH           41, 75 % kén trắng dài

                                         41, 75 % kén vàng bầu dục

                                         8,25% kén trắng bầu dục

                                         8,25% kén vàng dài

5. Xét PL 5:

  • Con có KH giống bố  và mẹ cho thấy bố đã tạo ra hai giao tử ABab
  • Con xuất hiện hai kiểu hình mới  là kén trắng hình bầu dục, kén vàng hình dài cho thấy bố đã tạo ra hai giao tử  Ab  và aB chiếm 41,75% mỗi loại suy ra hai loại giao tử này là giao tử liên kết nên bố có KG   \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)   và đã hoán vị với tần số hoán vị là 100% - (41,75% x 2) = 16,5%

Sơ đồ lai:

- Sơ đồ lai:

                P                           \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)             x               \(\frac{{ab}}{{ab}}\)

               G       41, 75 %Ab : 41,75% aB                         ab

                             8,25% AB : 8,25% ab

               FB     KG             8, 25 %\(\frac{{AB}}{{ab}}\) :   8,25% \(\frac{{ab}}{{ab}}\) : 41, 75 %\(\frac{{Ab}}{{ab}}:41,75\% \frac{{aB}}{{ab}}\)

                        KH           8,25%  kén trắng dài

                                         8,25%  kén vàng bầu dục

                                         41, 75 % kén trắng bầu dục

                                         41, 75 % kén vàng dài

{-- Các nội dung còn lại của chuyên đề Quy luật liên kết gen và hoán vị gen vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Chuyên đề Quy luật liên kết gen và hoán vị gen Sinh học 9. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF