YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Nguyễn Kim Vang

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Nguyễn Kim Vang dưới đây dược HOC247 biên soạn và tổng hợp gồm đề và đáp án chi tiết nhằm giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả, ôn tập kiến thức chuẩn bị thật tốt cho kì thi Tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

NGUYỄN KIM VANG

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ băm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, mà anh em tôi thấy ngon biết mấy.

Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với viết bao lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng.

Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa giáp hạt…

(Trích Mùa giáp hạt  Nguyễn Trung Thành)

Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: (0.5 điểm) Thông hiểu

Hãy đặt một nhan đề mới cho văn bản trên.

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn.

Cụm từ lớn lên trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 4: (1.0 điểm) Thông hiểu

Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm gì với gia đình?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao

Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (từ 10-12 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái.

Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Phân tích nhân vật anh thanh niên qua đoạn trích sau:

Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

- Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.

- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự.

Câu 2. Nhan đề mới: Tôi lớn lên/ Kỉ niệm không quên

Câu 3.

- Cụm từ lớn lên trong các câu văn được tác giả dùng thể hiện biện pháp điệp ngữ.

- Tác dụng của biện pháp điệp: nhấn mạnh cội nguồn nuôi dưỡng sự trưởng thành cho tác giả. Đó là sự hi sinh của cha mẹ, là những vất vả tảo tần bố mẹ đã gánh chịu để đem đến cho con ấm no dù vào những mùa giáp hạt. Không chỉ nuôi dưỡng thể xác, “anh em tôi” còn được nuôi dưỡng về tâm hồn, được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình. Tất cả để lại trong lòng tác giả lòng biết ơn không thể nào quên.

Câu 4. Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tình yêu thương, sự kính trọng với gia đình, đặc biệt là lòng biết ơn vô bờ bến đối với đấng sinh thành. Tác giả hiểu thấu những vất vả gian lao mà bố mẹ phải trải qua trong những mùa giáp hạt. Nhưng hơn tất thảy, bố mẹ vẫn luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Dù không còn phải ăn cơm độn khoai sắn nhưng tác giả vẫn “nhớ lắm những mùa giáp hạt” vì trong những hoàn cảnh khó khăn ấy, con người mới cảm nhận được hết tấm lòng của những người thân thương xung quanh.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức

- Viết đoạn văn (10-12 câu)

- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc

* Yêu cầu về nội dung: Học sinh đảm bảo các ý chính sau:

- Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là tình cảm tự nhiên, bất biến. Vì thế mới có câu thơ:

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

- Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái không gì đo đếm được, từ khi con mới ra đời cho tới tận lúc con lớn khôn. Tình yêu thương đó được thể hiện qua những hành động khác nhau: từ việc chăm cho con ăn, học, san sẻ với con những khó khăn, làm chỗ dựa tinh thần cho con trong mọi khó khăn đến lớn nhất, vĩ đại nhất là bố mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. Được sống trong tình yêu thương của cha mẹ là niềm hạnh phúc nhất trần đời.

- Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn những đứa trẻ không được hưởng hạnh phúc đó, vẫn có những bậc cha mẹ sẵn sàng vứt bỏ con mình, không quan tâm yêu thương con.

- Là một đứa con, em đang được đón nhận tình yêu thương của cha mẹ, em phải làm gì để xứng đáng với tình yêu thương ấy.

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

I. Mở bài: Nêu cảm nhận chung về tác giả, tác phẩm và nhân vật

“Lặng lẽ Sa Pa” được viết năm 1970, sau chuyến đi thực tế ở Lào Cai của nhà văn Nguyễn Thành Long, có thể coi đây là một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông – vừa chân thực, giản dị, vừa giàu chất trữ tình. Truyện đã xây dựng được hình tượng nhân vật anh thanh niên với những nét tính cách, phẩm chất đáng quý qua đoạn trích ở phần nói chuyện với ông họa sĩ và cô kĩ sư.

II. Thân bài: Cần đạt được các nội dung sau

1. Giới thiệu khát quát hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên

- Anh là “người cô độc nhất thế gian”, một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng bốn bề mây phủ cây phong, lạnh rét. Anh cô độc đến “thèm người” và luôn “nhớ người”.

- Công việc mỗi ngày của anh là: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất”, dự báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.

2. Tính cách, phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên

a. Là con người thiết tha yêu cuộc sống

- Tình cảm gắn bó, sự quan tâm, gần gũi của anh với những người xung quanh.

- Trò chuyện cởi mở với ông họa sĩ, cô kĩ sư.

- Thông qua sách để gặp gỡ những tâm hồn khác, để đỡ cơn “thèm người”

b. Là con người sống có lí tưởng, có niềm say mê và trách nhiệm với công việc.

- Rất say mê công việc đo gió, đo mưa trên đỉnh Yên Sơn:

+ Chấp nhận sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao mấy nghìn mét so với mặt biển -> dám đối mặt và vượt lên nỗi cô đơn vì tình yêu công việc.

+ Coi công việc như một người bạn “ta với công việc là đôi”

+ Thấy hạnh phúc khi được làm việc: tin vào ý nghĩa công việc mình làm, dự báo chính xác thời tiết giúp người nông dân sản xuất, từng giúp không quân bắn rơi máy bay.

- Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên

=> Anh thanh niên là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.

c. Anh là người khiêm tốn, thành thực

- Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung của anh, anh từ chối bởi thấy công việc và những đóng góp của mình còn nhỏ bé, chưa thấm vào đâu so với “ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa”, “đồng chí nghiên cứu khoa học” đang nghiên cứu lập bản đồ sét với tất cả niềm say mê, hào hứng… Anh nhiệt thành giới thiệu để ông họa sĩ vẽ chân dung của họ - những con người làm việc hết mình, thầm lặng, những cống hiến đáng trân trọng và khâm phục.

III. Kết bài

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” đã khắc họa thành công hình ảnh anh thanh niên với những phẩm chất đáng quý. Anh là người sống đẹp, sống có ý nghĩa, luôn nghĩ và làm việc cho đất nước. Nhân vật anh thanh niên là tấm gương tiêu biểu của hình tượng người lao động mới trong xã hội chủ nghĩa, ngày đêm lặng thầm góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước.

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1:  

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

…Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bụt

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ…

(Ngữ Văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.143)

a. Nhận biết

Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Thông hiểu

Trong các từ nhóm trên, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩa chuyển. Giải thích nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhóm trong đoạn thơ.

c. Thông hiểu

Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ nhóm trong đoạn thơ trên.

Câu 2: Vận dụng cao

Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch từ 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về lối sống giản dị, trong đó có sử dụng một phép liên kết (gạch chân dưới phương tiện liên kết và tên phép liên kết được sử dụng)

Câu 3: Vận dụng cao

Về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long có ý kiến cho rằng: Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình thường mà cao đẹp.

Hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr 180) để làm sáng tỏ ý kiến trên.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1.

a. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Bếp lửa

Cách giải:

Đoạn thơ trên trích trong văn bản “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt.

b. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Phương pháp phân tích, lí giải.

Cách giải:

c. Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Từ nhóm được điệp lại 4 lần trong đoạn thơ trên nhằm: Nhóm lên ngọn lửa của tình người nồng ấm giữa cuộc đời thiếu thốn. Nhóm lên ngọn lửa tâm hồn cháu để cháu biết yêu thương khoai sắn ngọt bùi, cháu biết vui trước niềm vui bình dị nhất.

Câu 2.

Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm đoạn văn nghị luận xã hội.

Cách giải:

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội.

- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Đoạn văn đáp ứng yêu cầu về hình thức từ 8 đến 10 câu và có sử dụng phép thế.

*Yêu cầu về nội dung:

Giới thiệu vấn đề: Lối sống giản dị.

1. Giải thích vấn đề:

- Lối sống giản dị là lối sống không cầu kì, xa hoa, kiểu cách, sống phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Sống giản dị còn là không lãng phí, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.

- Biểu hiện: Giản dị trong sinh hoạt (trong cách ăn mặc), giản dị trong quan hệ với mọi người, giản dị trong lời ăn, tiếng nói.

2. Bàn luận, mở rộng

- Tại sao con người cần có lối sống giản dị?

- Phê phán lối sống xa hoa, kiểu cách.

- Bài học liên hệ bản thân: Em đã làm gì để rèn luyện lối sống giản dị?

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung:

2.  Phân tích vấn đề

Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình thường mà cao đẹp”.

=> Nhận xét đã khẳng định vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường của anh thanh niên trong cuộc sống cũng như trong lao động.

a. Là con người thiết tha yêu cuộc sống:

- Được thể hiện qua tình cảm gắn bó, quan tâm, gần gũi của anh với những người xung quanh.

+ Thèm người, nhớ người, mong được trò chuyện anh đã dùng khúc gỗ chắn ngang đường.

+ Anh là người có trái tim biết yêu thương, sẻ chia, thân thiện: gửi củ tam thất cho vợ bác lái xe,; Trò chuyện cởi mở, tặng hoa, tặng quà ăn đường cho người vừa mới gặp lần đầu là ông họa sĩ, cô kĩ sư.

- Anh còn là người có tinh thần lạc quan trong một hoàn cảnh sống nhiều khó khăn, thử thách:

+ Biết tạo ra niềm vui cho cuộc sống của mình: trồng hoa trước nhà.

+ Biết tổ chức một cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp, tìm cho mình những thú vui lành mạnh: căn nhà anh ở sạch sẽ, đọc sách.

b. Là con người sống có lí tưởng, có niềm say mê và trách nhiệm với công việc.

- Rất say mê công việc đo gió, đo mưa trên đỉnh Yên Sơn:

- Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao:

c. Nghệ thuật khắc họa nhân vật

3. Tổng kết

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU( 4,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Một cô giáo trường công đã giúp tôi hiểu rõ cái ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

Khi nhìn cách tôi cầm sách trong giờ tập đọc, hiển nhiên cô đã nhận thấy có gì không bình thường; cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô, không phải kiểu làm việc thiện mà như với một người bạn. Thật ra, tôi ngạc nhiên về hành động đó đến nỗi không nhận biết được chuyện gì đã xảy ra, cho tới một ngày kia cô đưa cho tôi một cặp kính.

“Em không thể nhận được. Em không có tiền trả đâu”, tôi nói, cảm thấy xấu hổ vì nhà mình nghèo.

Cô liền kể chuyện cho tôi nghe: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo một ngày kia cô sẽ trả cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.”

Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai từng nói với tôi: “Một ngày nào đó em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho kẻ khác với tấm lòng tận tụy.

(Theo Bin-li Đa-vít, trong Trái tim người thầy)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Xác định nội dung chính của văn bản?

Câu 3: Hãy đặt nhan đề cho văn bản?

Câu 4: Viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng một mặt giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em rút ra từ ngữ liệu trong phần đọc hiểu trên.

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mười

Dù là khi tóc bạc.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2. Nội dung chính của văn bản: Văn bản kể chuyện 1 cô giáo đã giúp cho nhân vật tôi hiểu rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.

Câu 3. Đặt nhan đề cho văn bản (HS có thể đặt nhiều nhan đề khác nhau, nhưng yêu cầu nhan đề phải thể hiện được nội dung của văn bản), ví dụ: Cho và nhận, ….

Câu 4:

* Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: (cho và nhận...)

* Thân bài:

- Ý nghĩa: Cho và nhận là việc làm đáng được ngợi ca với tinh thần: “ một người vì mọi người”

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bức thông điệp của sự cho và nhận, mở rộng nâng cao vấn đề và liên hệ bản thân.

II. LÀM VĂN

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

 Tác phẩm:

2. Phân tích

a. Niềm nguyện ước chân thành của tác giả:

- Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được khơi gợi từ những cảm nhận về một mùa xuân mới, mùa xuân của thiên nhiên đất trời, mùa xuân của cuộc sống lao động và chiến đấu của dân tộc.
- Niềm khát khao dâng hiến cuộc đời được thể hiện một cách khiêm nhường nhưng rất đỗi chân thành:

“Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.

+ Điệp từ “dù là” + hỉnh ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.

=> Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.

=> Tình yêu đất nước, yêu cuộc đời đã giúp tâm hồn Thanh Hải bay lên với những khát vọng sống cao đẹp.

- Liên hệ với các nhà thơ khác: Biết lặng lẽ dâng đời, biết sống vì mọi người cũng là cách sống mà nhà thơ Tố Hữu đã viết:

b. Đặc sắc nghệ thuật

3. Đánh giá chung:

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

Câu 1: (2.0 điểm)

Đọc phần trích Bức thư của thầy Hiệu trưởng ở Singapore gửi phụ huynh học sinh và trả lời các câu hỏi bên dưới:

(1) Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con.

(2) Hãy nói với con rằng: ổn thôi mà, đó chỉ là một kì thi. Con được sinh ra trên đời cho những điều lớn lao nhiều hơn nữa.

(3) Hãy nói với con rằng: dù điểm số của con là bao nhiêu, cha mẹ vẫn yêu con và không hề phán xét.

a.  Nhận biết

Tìm và gọi tên một phép liên kết trong đoạn văn (1)

b. Thông hiểu

Các cụm từ in đậm ở đoạn văn (2) và (3) thuộc phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy.

Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao

- Sau sự kiện bé Hải An hiến giác mạc cứu người, trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết họ đã nhận được 765 hồ sơ đăng kí hiến tạng trong thời gian 11 ngày (từ 25/2 đến 6/3/2018). Đây là con số kỉ lục về số lượng người đăng kí hiện tạng từ trước đến nay.

(Theo Báo Sức khỏe đời sống, ngày 7/3/2018)

- Sau sự việc các hiệp sĩ tử nạn khi truy bắt cướp ở Sài Gòn, Nguyễn Sin – đội Săn bắt cướp Biên Hòa, đã đăng tải dòng trại thái công khai trên trang cá nhân của mình, cho biết chỉ trong vòng hai ngày đứng ra kêu gọi mọi người quyên góp, hỗ trợ gia đình hai hiệp sĩ, anh đã nhận được từ cộng đồng số tiền ủng hộ lên tới 1,7 tỉ đồng.

(Theo Báo Đất Việt, ngày 15/5/2018)

Từ số liện trong các thông tin trên, viết một bài văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của mạng xã hội, đối với các sự việc có ý nghĩa trong đời sống.

Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận của em về khúc tâm tình của người cha qua đoạn thơ.

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quyên hương

Còn quê hương thì làm phong tục.

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.”

(Nói với con – Y Phương, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2015)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

Câu 1.

a.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Cách giải:

- Phép lặp từ ngữ: Nếu con

- Phép nối: Nhưng

b.

Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật đã học: so sánh, nhân hóa.

Cách giải:

- Biện pháp tu từ: điệp ngữ

Câu 2.

Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.

Cách giải:

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội.

- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

*Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích vấn đề:

- Mạng xã hội là gì? Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo, (trong tiếng Anh gọi là: social network). Là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau, với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Có sự tham gia trực tiếp của nhiều cá nhân  trên cùng một trang web (hoặc các  doanh nghiệp – nhưng  có vai trò như các cá nhân). Các mạng xã hội điển hình hiện nay có thể kể đến như twitter, Facebook, instagram, youtube …

2. Bàn luận vấn đề

- Sức mạnh của mạng xã hội:

- Sử dụng mạng xã hội thế nào cho hiệu quả.

3. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Mạng xã hội như con dao hai lưỡi, thái độ của người dùng sẽ quyết định cho mặt tốt hay mặt xấu trở nên phổ biến.

- Em đã sử dụng mạng xã hội như thế nào?

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

2. Phân tích

- Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình:

- Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ:

- Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha:

3. Tổng kết

- Nội dung:

- Nghệ thuật:

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”.

(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà, SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 198)

Câu 1. (1.0 điểm). Nhận biết

Xác định phép liên kết hình thức và từ ngữ liên kết trong các câu: “Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”

Câu 2. (0.5 điểm) Nhận biết

Câu văn “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa” sử dụng phép tu từ gì?

Câu 3. (0.5 điểm) Thông hiểu

Theo em, vì sao tác giả lại nhấn mạnh chi tiết bé Thu “hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”?

Câu 4. (1.0 điểm) Thông hiểu

Em có nhận xét gì về tình cảm bé Thu đối với ông Sáu được thể hiện qua đoạn trích trên?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Vận dụng cao

Việc bày tỏ tình cảm của con cái đối với cha mẹ có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nhưng là một việc rất cần thiết.

Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về điều đó.

Câu 2. (5.0 điểm) Vận dụng cao

Sách giáo khoa Ngữ văn 9 có nhận định rằng: Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.

Từ việc cảm nhận của em về đoạn thơ sau, hãy làm sáng tỏ nhận định trên:

Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử, giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.

(Nguyễn Du – Truyện Kiều, SGk Ngữ Văn 9, tập một, trang 84,85)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1.

Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn.

Cách giải:

- Phép liên kết: Lặp từ ngữ

- Từ liên kết: Nó

Câu 2.

Phương pháp: Căn cứ biện pháp tu từ đã học: so sánh, nhân hóa,…

Cách giải:

- Biện pháp tu từ: liệt kê

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

Nhấn mạnh chi tiết bé Thu hôn lên vết thẹo dài trên mặt ba, nhằm: Bé Thu được nghe bà ngoại giảng giải, Thu hiểu vết thẹo trên mặt ba là chứng tích tội ác của kẻ thù. Sự nghi ngờ được giải tỏa, nó cảm thấy ân hận, hối tiếc. Tình cảm dành cho cha trào dâng trong phút chia tay. Con bé cuống quýt, hối hận, ăn năn hôn lên cả vết thẹo. Với con bé, tất cả những gì thuộc về ba, nó đều yêu thương tha thiết.

Câu 4.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Bé Thu là người có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt. Khi những băn khoăn được giải tỏa tình yêu đó được bùng cháy mạnh mẽ, mãnh liệt.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.

Cách giải:

*Yêu cầu về kĩ năng:

*Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích vấn đề:

Việc bày tỏ tình cảm của con cái đối với cha mẹ có thể được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nhưng là một việc rất cần thiết

=> Tầm quan trọng của việc bày tỏ tình yêu thương đối với cha mẹ.

2. Bàn luận vấn đề

3. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Bên cạnh đó vẫn có những người không có tình yêu thương với đấng sinh thành, sẵn sàng đánh đập mắng chửi. Đó là hành vi, biểu hiện của sự băng hoại đạo đức, lối sống. Những hành vi đó cần lên án và loại bỏ.

- Tình yêu thương nào cũng cần xuất phát từ cảm xúc chân thành, không phải là thứ tình yêu thương nơi đầu môi.

- Liên hệ bản thân: em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương với cha mẹ?

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

Tác giả

Tác phẩm

2. Chứng minh

“Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyễn Du”.

=> Nhận xét đã khẳng định giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của đoạn trích Cảnh ngày xuân.

a. Khung cảnh ngày xuân (4 câu thơ đầu)

* Hai dòng thơ đầu là khung cảnh ngày xuân tuyệt đẹp.

-  Hình ảnh “con én đưa thoi”:

+ Tả: cảnh những cánh én bay liệng đầy trời rộn ràng như thoi đưa -> hình ảnh đẹp quen thuộc của mùa xuân.

+ Gợi: Thời gian trôi nhanh

- Câu thơ “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”:

+ Tả: ánh sáng đẹp của ngày xuân

+ Gợi: Một không gian tràn đầy nắng ấm

=> Hai câu thơ không chỉ có giá trị thông báo về thời gian mà còn tô đậm ấn tượng về một mùa xuân đang độ chín rất đỗi ngọt ngào. Đối diện với mùa xuân ấy lòng người không khỏi bồi hồi, xao xuyến.

* Hai câu thơ tiếp đã phác họa một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống:

b. Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh

3. Nhận xét

- Nội dung: 

- Nghệ thuật:

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Nguyễn Kim VangĐể xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF