Tài liệu Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Nguyễn Trãi dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp với cấu trúc đề và đáp án chi tiết, nhằm giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả và có kế hoạch ôn tập hợp lí. Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi Tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới!
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI |
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút |
ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1. Nghị luận xã hội (4,0 điểm)
1. Ngày 17/6/2020, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn video clip ghi lại cảnh một cậu bé mặc đồng phục học sinh đang dắt xe đạp đi dưới mưa, bất ngờ, cậu bé dừng xe lại trước một cống thoát nước rồi cúi xuống nhặt hết đống rác đang che miệng cống để khơi thông dòng chảy. Hành động đẹp của cậu bé đã làm tan chảy trái tim của người xem.
2. Ngày 13/4/2021, hình ảnh cậu học sinh lớp 4 trường Tiểu học Cái Khế 2 (quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) khoanh tay cúi đầu cảm ơn khi được người tài xế xe ô tô dừng xe nhường đường đã lan truyền rộng rãi khắp các trang thông tin. Hình ảnh đẹp ấy đã làm ấm lòng những người tài xế và cả cộng đồng.
3. Trong các đợt phòng chống dịch bệnh COVID-19 vừa qua, rất nhiều hình ảnh đẹp đã lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Đó là hình ảnh những chiến sĩ áo trắng khắp mọi miền đất nước tình nguyện đi đến vùng tâm dịch để hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng chống dịch bệnh. Đó là hình ảnh các anh bộ đội, công an cùng những người nông dân thu hoạch vụ mùa giúp cho những gia đình đang phải cách li tập trung. Đó là hình ảnh hàng triệu người dân cùng chung tay góp quỹ mua vaccine phòng ngừa dịch bệnh COVID-19.…
Từ những thông tin trên, em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của bản thân về lối sống tử tế trong cuộc sống.
Câu 2. Nghị luận văn học (6,0 điểm)
Bàn về nghệ thuật thơ ca, nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn cho rằng: Câu thơ hay là câu thơ có khả năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người.
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những hiểu biết về các tác phẩm thơ đã học, em hãy chọn và phân tích một số câu thơ hay để làm sáng tỏ ý kiến trên.
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1:
1. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề
2. Thân bài
a. Giải thích
- Lối sống tử tế là là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và làm hại ai, luôn giúp đỡ mọi người và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
b. Bàn luận
- Biểu hiện của người sống tử tế:
+ Luôn sẵn sàng mở lòng giúp đỡ những người xung quanh. Cho đi mà không yêu cầu đền đáp.
+ Sống trung thực, không gian dối, vụ lợi.
+ Sống đúng lương tâm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân..
- Dẫn chứng: Dựa vào dẫn chứng 3 đoạn văn phân tích.
- Ý nghĩa của lối sống tử tế:
+ Luôn được mọi người kính trọng, nể phục.
+ Bản thân có được sự thanh thản trong tâm hồn.
- Tại sao trước hết phải là người tử tế?
+ Sự tử tế chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. Vì thế tử tế cũng chính là biết yêu cuộc sống này, có như vậy bạn mới có thể sống một cách tốt nhất.
+ Khi bạn biết đối xử tử tế với mọi người cũng là lúc bạn nhận được sự tử tế từ xã hội. Như vậy tử tế sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.
+ Sự tử tế là biểu hiện của sự thiện tâm, đức độ. Khi con người biết làm đẹp tâm của mình, khi đó họ mới trở thành người thực sự có giá trị.
c. Phản đề:
- Phê phán những con người sống ích kỉ, giả dối.
- Những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau.
d. Liên hệ, rút ra bài học:
- Lối sống tử tế rất quan trọng trong cuộc sống.
- Em đã thể hiện sự tử tế của mình trong cuộc sống như thế nào?
3. Kết bài
- Mở rộng, kết luận lại vấn đề: Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc, cần giữ gìn và phát huy.
Câu 2:
I. Mở bài: Dẫn dắt để giới thiệu được luận đề
II. Thân bài:
1. Giải thích ý kiến:
- Thơ: là một thể loại văn học được sáng tác bằng phương thức trữ tình, thường có vần có nhịp, dùng để thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết
- Câu thơ hay: Là câu thơ có giá trị, mang đến rung cảm mãnh liệt cho người đọc
- Đánh thức: làm sống dậy, thức tỉnh
- Bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người: những nhận thức, những cảm xúc, những rung động...về đời sống, về con người mà mỗi người đã từng được chứng kiến, được trải nghiệm nhưng bị chai sạn, bị vùi lấp, bị lãng quên…
→ Ý kiến của nhà phê bình Chu Văn Sơn đưa ra một quan điểm về thơ ca và văn học nói chung trong đó khẳng định với một câu thơ hay, một câu thơ thực giá trị thì điều quan trọng nhất là có thể thức tỉnh, làm sống dậy những ấn tượng, cảm xúc, rung động, những nhận thức ...về cuộc sống, con người (mà chủ yếu là những điều đẹp đẽ, cao cả, nhân văn...) vốn có trong mỗi người đọc nhưng bị thời gian, bị cuộc sống xô bồ làm cho lãng quên, chai sạn, vùi lấp.
2. Phân tích, chứng minh
* Khẳng định ý kiến trên là một quan điểm đánh giá có căn cứ về thơ ca.
a. Chứng minh:
+ Câu thơ hay cần “đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người” vì để đánh thức được những ấn tượng đó chứng tỏ nhà thơ phải thực sự thấu hiểu về cuộc đời và con người, những gì nhà thơ viết ra thân thuộc với mọi người nhưng cách viết lại ấn tượng để đọc xong người đọc có thể bừng sáng và nhận ra một ấn tượng nào đó về cuộc đời. Đó là phẩm chất cần có, thể hiện cả tài năng và tâm huyết của nhà thơ
+ Câu thơ hay cần “đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người” còn bởi sứ mệnh của thơ ca nói chung và văn học nói riêng không đơn thuần là để thỏa mãn nhu cầu giải trí mà còn là thức tỉnh con người khỏi những lầm lạc, u mê, hướng người đọc về cái đích của chân, thiện, mỹ. Khi đánh thức được bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người đồng nghĩa với việc thơ ca sẽ giúp con người tìm lại được sự tinh tế, sự nhạy cảm, sự rung động trước cái đẹp, cái nhân văn cao cả mà cuộc sống thường ngày làm cho chai sạn, hay nói cách khác thơ ca sẽ giúp con người tìm lại được chính mình
+ Quá trình sáng tạo nghệ thuật không kết thúc ở việc tác phẩm được khai sinh, mà còn ở quá trình tác phẩm sống trong lòng người đọc. Khi đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người” thơ ca sẽ giúp người đọc tiếp cận tác phẩm không hời hợt mà còn bằng tất cả rung động, trải nghiệm của mình, từ đó khơi gợi quá trình đồng sáng tạo với tác giả trong mỗi người đọc
b. Chứng minh qua những tác phẩm thơ ca.
- Kỷ niện về bà bên bếp lửa thông qua tác phẩm Bếp lửa của Bằng Việt
- Dòng hồi tưởng về bà bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa Bếp lửa “chờn vờn sương sớm” – bếp lửa thực Bếp lửa ấp iu nồng đượm” diễn tả sự dịu dàng, ấm áp, kiên nhẫn của người nhóm lửa
Biện pháp điện từ (điệp từ “bếp lửa”) gợi lên hình ảnh sống động lung linh nhưng hết sức thân thuộc gần gũi với người cháu
- Hình ảnh bếp lửa làm trỗi dậy dòng kí ức về bà và tuổi thơ
- Kỉ niệm về tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn
“Đói mòn đói mỏi” người cháu thấy ám ảnh bởi nạn đói và quá khứ đau thương của dân tộc Ấn tượng về khói bếp hun nhèm mắt cháu để khi nghĩ lại “sống mũi còn cay” Dòng hồi tưởng, kỉ niệm gắn với âm thanh tiếng tu hú của chốn đông nội tiếng tu hú được nhắc tới 5 lần trong bài khi thảng thốt, lúc khắc khoải, mơ hồ tất cả để gợi lên không gian mênh mông, bao la, buồn vắng đến lạnh lùng
Tâm trạng của cháu vì thế cũng tha thiết, mãnh liệt hơn bởi sự đùm bọc, che chở của bà
- Tuổi thơ khó khăn gian khổ nhưng cháu được mà yêu thương, che chở bà dạy”, bà chăm” thể hiện sâu đậm tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương vô bờ và sự chăm chút của bà đối với cháu
Ngay cả trong gian khó, hiểm nguy của chiến tranh bà vẫn vững vàng - phẩm chất cao quý của những người mẹ Việt Nam anh hùng (Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh).
- Qua dòng hồi tưởng về bà, những dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình chính là sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nỗi nhớ của người cháu thể hiện tình yêu thương vô hạn đối với bà
* Hồi ức về sự gắn bó giữa trùng với người trong quá khứ
Tác giả nhớ đến kỉ niệm của mình với trăng lúc nhỏ: gắn bó với đồng, với sống, với bể,... Tác giả nhớ đến hồi khi chiến tranh minh và trăng đã ở trong rừng cùng tình cảm gắn bó sâu sắc và thân thiết Trăng như bạn thân tình, người bạn tri kỉ đối với tác giả.
3. Bàn luận mở rộng:
- Mở rộng vấn đề:
Quan niệm về câu thơ hay, bài thơ hay rất linh hoạt, tùy quan điểm của mỗi người nhưng ngoài việc đánh thức được những ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của người đọc nhà thơ còn cần chú ý đến việc lựa chọn ngôn từ, hình ảnh, sắp xếp tổ chức để tạo nên nhịp điệu, nhạc điệu...
- Bài học:
+ Với nhà văn: Cần đi sâu vào cuộc sống để có thể nắm bắt và ghi lại những ấn tượng đẹp đẽ, nhân văn của cuộc sống để từ đó đánh thức, gọi về trong mỗi người đọc những kí ức đẹp đẽ, trong trẻo
+ Với người đọc: Cần thưởng thức mỗi câu thơ hay, ý thơ đẹp để từ đó tìm lại chính những kí ức đẹp đẽ của chính mình.
III. Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa, giá trị vấn đề.
ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Cảm nhận sự vất vả, hy sinh thầm lặng của đội ngũ y, bác sĩ đang nỗ lực, căng mình chống dịch Covid-19, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng đã sáng tác ca khúc “Bao la những trái tim hồng”; lời bài hát như sau:
“Chờ ngày mai nắng lên
Em ngước lên nhìn trời
Gửi về nơi xa xôi
Ngày bão giông mong thấy ánh mặt trời
Nước mắt bao lần rơi
Bao đau thương không nói thành lời
Cầm tay nhau vượt qua đường xa
Mong ngày buồn rồi sẽ chóng qua
Yêu thương sẽ chữa lành vết thương
Mơ ngày mai nắng lên trên khắp quê hương
Cho đàn em thơ vui bước đến trường
Những vòng tay yêu thương sẽ không còn cách xa
Và điều đẹp nhất là có những tấm lòng
Thắp lên hy vọng xua tan những đêm mùa đông
Vì tình yêu nguyện dâng hiến cho cuộc đời
Để thế giới mênh mông, không bao la bằng những trái tim hồng"
(Bao la những trái tim hồng, Nguyễn Phi Hùng)
Anh (Chị) đọc kỹ lời bài hát trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính. (0,75 điểm).
Câu 2. Trong câu "Thắp lên hy vọng xua tan những đêm mùa đông”, những từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? (0.75 điểm).
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu “Ngày bão giông mong thấy ánh mặt trời”; phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trên. (1,5 điểm).
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Anh (Chị) hãy viết đoạn văn (không quá 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong phòng, chống dịch Covid-19.
Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ:
“Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn - đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sống là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”.
(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9)
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2. Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: thắp, xua tan
Câu 3.
- Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ
- Tác dụng:
+ Câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn
+ Nhấn mạnh niềm mong ước những ngày “bão giông”, những ngày tháng khó khăn phải đối diện với dịch bệnh sẽ qua đi để cuộc sống được trở lại tươi đẹp như trước.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1.
* Giới thiệu vấn đề: trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19.
* Bàn luận. phân tích
1. Giải thích:
- Trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
=> Khẳng định trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19 là vô cùng cần thiết.
2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:
- Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, chính phủ về việc thực hiện phòng chống dịch bệnh, ...
- Biết giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ, quan tâm người khác.
- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.
3. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:
- Mang lại hạnh phúc cho nhân loại. -
Tình cảm giữa con người với con người ngày một bền chặt hơn.
- Xây dựng được một xã hội văn minh, giàu tình người.
- Phát huy sức mạnh tình yêu thương: Việt Nam đã vượt qua tình trạng khó khăn do COVID 19 gây ra.
+ Cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh....
- Thành công trong công việc và cuộc sống
4. Phản đề: Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm, đối xử tệ bạc với nhau....
5. Liên hệ, rút ra bài học: trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19 ....
*Kết thúc vấn đề: nếu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19
- Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp
- Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm.
Câu 2.
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy và bài thơ " Ánh trăng ".
- Giới thiệu khái quát về ba khổ thơ cuối
2. Thân bài
Khổ thơ 1: tạo nên bước ngoặt làm chuyển hướng mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình
+ Hoàn cảnh được đẩy đến bước ngoặt khi tình huống bất ngờ xảy đến:
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn đinh tối om
- Đây là tình huống quen thuộc, rất thực, tình huống tạo nên tính bước ngoặt để tác giả bộc lộ và thể hiện chủ đề tác phẩm
+ Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa “phòng tối om” >< “vầng trăng tròn”
+ Người và trăng đối mặt thì tình xưa nghĩa cũ dâng lên, dường như “vầng trăng tròn vành vạnh” vẫn luôn chung thủy đứng chờ
+ Trăng xuất hiện đột ngột có sức rung động mạnh mẽ thức tỉnh lương tâm con người
→ khổ thơ quan trọng tạo nên tính bước ngoặt cho bài thơ cũng là hồi chuông làm thức tỉnh tình nghĩa, lương tâm của con người
Khổ thơ 2: Hình tượng vầng trăng và dòng cảm xúc của tác giả
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị của ba khổ thơ cuối nói riêng và bài thơ nói chung.
- Tình cảm của em dành cho tác phẩm.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Sức khoẻ là một nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất tới cuộc sống của chúng ta. Không có sức khoẻ, mọi tiền bạc, của cải trên thế giới này đều vô giá trị. Có sức khoẻ không có nghĩa chỉ là không có bệnh tật hay ốm yếu, mà nó còn bao hàm sự lành mạnh về thể chất, cảm xúc, quan hệ xã hội và tâm lí. Thậm chí chỉ một chút biểu hiện mơ hồ của sự bất mãn cũng được coi là không hoàn toàn khỏe mạnh. Những người thành công ý thức rất rõ rằng sức khoẻ liên quan đến năng lực thể chất, tinh thần và cảm xúc của mỗi người, mỗi yếu tố đó đều tác động đến sự thành công của chúng ta. Có thể cơ thể chúng ta hoàn toàn khoẻ mạnh, nhưng tâm tria chúng ta có sự dao động và do dự, chúng ta sẽ thất bại trong những cuộc đấu có tính cạnh tranh cao như: thế thao, kinh doanh, hay tình huống đòi hỏi sự quyết đoán cao.
(Trích Những bậc thầy thành công)
Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào (miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận, thuyết minh)?
Câu 2 (0,5 điểm). Theo văn bản, người như thế nào là người có sức khoẻ?
Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về câu nói: Không có sức khoẻ, mọi tiền bạc, của cải trên thế giới này đều vô giá trị?
Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng tình với quan điểm: Có thể cơ thể chúng ta hoàn toàn khoẻ mạnh, nhưng tâm trí chúng ta có sự dao động và do dự, chúng ta sẽ thất bại trong những cuộc đấu có tính cạnh tranh cao như: thể thao, kinh doanh, hay tình huống đòi hỏi sự quyết đoán cao không? Vì sao?
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn nghị luận (độ dài khoảng 200 chữ) về cách bảo vệ sức khoẻ trong đại dịch Covid-19.
Câu 2 (5,0 điểm).
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít, ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng là một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu nhìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tối, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xẻ không khí, lao và rít vô hình trên đầu.
Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khỏi và chạy theo chị Thao. Muốn xuống chờ Nho để đi về hang, chị Thao phải qua chỗ tôi. Chị cười, răng trắng, vết sẹo bóng lên, mành dù bay trên lưng, chị lao lên trước tôi. Gió cố tình giật mảnh dù trên lưng chị, nhưng không giật nổi.
Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự sống. Sao vậy? Tôi không hiểu. Chị kéo luôn tay tôi, sà xuống mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám,
- Nho, bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu, em?
Chị nghẹn ngào, không nước mắt. Tôi moi đất, để Nho đặt lên đùi mình. Màu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm xuống đất. Nó không giống cái que kem trắng của tôi khi nãy nữa. Da xanh đi, mắt nhằm nghiền, quần áo đầy bụi. Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm nó nắp bị sập.
Thế đấy!
Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho, Nho lim dim mắt, dễ chịu. Có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu.
(Trích Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9)
Cảm nhận của em về các nhân vật trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với bản thân về trách nhiệm đối với đất nước.
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1: Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nghị luận
Câu 2: Theo văn bản người có sức khỏe là người không có bệnh tật, không ốm yếu, lành mạnh về thể chất, cảm xúc, quan hệ xã hội tâm lý.
Câu 3: Học sinh có thể trình bày theo ý kiến của mình, có lý giải
Gợi ý:
- Không có sức khỏe, mọi tiền bạc của cải trên thế giới này đều vô giá trị nghĩa là: Sức khỏe là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của chúng ta. Không có sức khỏe con người sẽ không thể tạo ra tiền bạc, của cải. Ngược lại, tiền bạc, của cải cũng không thể đánh đổi được sức khỏe.
Câu 4: Cách giải: Học sinh tự trình bày theo quan điểm của mình. Có lý giải
Gợi ý: Đồng ý
Giải thích:
- Sức khỏe là sự tổng hòa của thể lực và tâm trí.
- Trong những cuộc đấu tranh mang tính chất cạnh tranh cao như thể thao, kinh doanh hay những tình huống đòi hỏi sự quyết đoán cao cần con người phải sử dụng sức khỏe về mặt tâm trí nhiều hơn là thể lực. Bởi lẽ lúc này sự bình tĩnh, quyết đoán trong tâm trí sẽ giúp con người giải quyết được tình huống nhanh nhất, chính xác nhất.
- Tuy nhiên, không thể phủ nhận hoàn toàn tầm quan trọng của sức khỏe về mặt thể chất. Có sức khỏe thể chất con người mới tổn tại, phát triển được trong cuộc sống.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
I. Mở đoạn:
- Giới thiệu về cách bảo vệ sức khỏe trong đại dịch Covid 19.
II. Thân đoạn:
1. Giải thích
- Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội.
- Sức khỏe là nhân tố anh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta.
-Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.
->Khẳng định bảo vệ sức khỏe trong đại dịch Covid 19 và trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19 là vô cùng cần thiết.
2. Biểu hiện của bảo vệ sức khỏe trong đại dịch Covid 19
3. Ý nghĩa của của bảo vệ sức khỏe trong đại dịch Coid 19
- Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm, bảo vệ sức khỏe trong đại dịch Covid 19..
5. Liên hệ, rút ra bài học
- Trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19 rất quan trọng trong cuộc sống vì thế sức khỏe của mỗi người là vô cùng quan trọng
III. Kết đoạn:
- Khẳng định bảo vệ sức khỏe trong đại dịch Covid 19 và trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19 là vô cùng cần thiết.
- Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm
Câu 2:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”
- Giới thiệu về đoạn trích và các nhân vật trong đoạn.
2. Thân bài
a. Cảm nhận về các nhân vật trong đoạn trích Hoàn cảnh sống và chiến đấu Ba cô gái Thao, Phương Định, Nho làm ở tổ trinh sát mặt đường. Họ sống trên một cao điểm giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung bom đạn nguy hiểm.
- Công việc nguy hiểm phải chạy trên cao điểm cả ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm bắn phá của máy bay địch, sau mỗi trận bom phải đo khối lượng đất đá, đánh dấu bom chưa nổ, phá bom.
- Công việc, hoàn cảnh sống nguy hiểm đòi hỏi sự gan dạ, bình tĩnh. Những nét chung và nét riêng của ba cô gái thanh niên xung phong
- Họ đều là những cô gái thanh niên xung phong còn trẻ, phải xa nhà, xa mái trường đi chiến đấu
* Nét chung của ba nữ thanh niên xung phong cũng là những vẻ đẹp tiêu biểu về phẩm chất thanh niên thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước :
- Phẩm chất cao đẹp: tinh thần trách nhiệm cao với công việc, không sợ cái chết
- Dũng cảm, gan dạ: Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, dám đối mặt với cái chết mà không nao núng dù nhiều lần họ bị bom vùi và làm bị thương
- Họ có tinh thần đồng đội gắn bó, thân thiết: thể hiện ở tính tình,sự quan tâm chăm sóc chu đáo khi đồng đội bị thương.
- Nêu bật vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong
+ Là những cô gái trẻ dễ vui, mơ mộng nhưng cũng trầm tư sâu lắng
+ Họ nữ tính thích làm đẹp cho cuộc sống ở chiến trường khói lửa
+ Bình tĩnh, chủ động, lạc quan luôn nghĩ về tương lai
* Nét riêng
- Nho là em út tính nết trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ bé nhỏ, nhẹ nhàng, nhưng rất bản lĩnh, rắn rỏi
- Chị Thao là người thích làm dáng nhất, ở chị có những nét tính cách tưởng trái ngược nhau:
+ Thích hát bài hát do Phương Định bịa ra nhưng lại không hát trôi chảy bài nào
+ Rất dũng cảm táo bạo nhưng lại sợ máu, sợ vắt
+ Trong cô có sự nhút nhát mềm yếu của cô gái là cô gái bản lĩnh trong chiến đấu
- Nhân vật Phương Định
+ Là cô gái Hà Nội vào chiến trường 3 năm, hay hoài niệm về quê hương, mẹ, mái trường...
+ Là cô gái hồn nhiên mơ mộng với nhiều nét tính cách thể hiện rất rõ ràng: thích hát, thuộc nhiều bài hát, say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom đạn nổ
– Đó là vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên, thật đáng yêu.
+ Chăm sóc chu đáo cho đồng đội.
+ Là cô gái nhạy cảm, duyên dáng nhưng không biểu lộ tình cảm, tỏ ra kín đáo trước đám đông, tưởng như kiêu kì nhưng lại tạo nên một sức hút tự nhiên.
+ Nổi bật nhất phẩm chất anh hùng: có tinh thần trách nhiệm với công việc, gan dạ tự tin, thận trọng khi làm nhiệm vụ.
Qua hành động và dòng suy tư của nhân vật tác giả Lê Minh Khuê cho người đọc thấy được thế giới nội tâm phong phú cùng phẩm chất anh hùng của nhân vật.
* Thành công nghệ thuật
- Phương thức trần thuật: kể bằng ngôi thứ nhất chân thực, miêu tả thế giới nội tâm phong phú sâu sắc.
- Ngôn ngữ giọng điệu: lời kể linh hoạt, câu văn ngắn, cầu đặc biệt tạo được sự nhịp nhàng phù hợp không khí chiến đấu.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật đa dạng, sinh động b. Liên hệ về trách nhiệm của bản thân với đất nước.
- Nêu bối cảnh quê hương đất nước hiện tại:
3. Kết bài
- Khẳng định những phẩm chất cao đẹp của ba nữ thanh niên xung phong và tài năng của Nguyễn Minh Châu.
- Liên hệ với bản thân và rút ra bài học về nhiệt huyết tuổi trẻ, sự cống hiến cho đất nước.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Bản chất của học vấn phụ thuộc vào khả năng ứng dụng. Có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học. [...]
Theo như suy nghĩ của tôi, bản chất thật sự của học vấn là phải động não suy nghĩ, chứ không phải chỉ là đọc sách một cách đơn thuần.
Để ứng dụng sống động suy nghĩ đó vào cuộc sống thực tế thì cần phải biết trù tính, lo liệu. Tức là phải quan sát sự vật. Phải suy đoán đạo lí của sự vật. Phải đưa ra chính kiến, cách nghĩ cách làm của bản thân mình. Ngoài ra, đương nhiên là còn phải đọc sách, phải viết sách. Phải nói lên ý kiến của mình cho người ta nghe. Phải tranh luận. Biết vận dụng tổng hợp các biện pháp như vậy thì mới được gọi là nghiên cứu học vấn.
Quan sát sự vật, suy luận, đọc sách là cách để tích lũy tri thức. Bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức. Viết, diễn thuyết là cách để mở rộng tri thức.
(Fukuzawa Yukichi, Khuyến học)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, “bản chất thật sự của học vấn” là gì?
Câu 3. Theo em, vì sao tác giả khuyên mọi người phải đọc sách?
Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến “có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học” không? Vì sao?"
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức.
Câu 2. (4,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, Ngữ văn 7)
-----------------HẾT----------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận.
Câu 2: Theo đoạn trích, “bản chất thật sự của học vấn” là phải động não suy nghĩ.
Câu 3: Tác giả khuyên mọi người phải đọc sách vì:
- Sách lưu trữ kho tàng tri thức quý giá của nhân loại được lưu trữ qua nhiều đời.
- “Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.”
Câu 4: Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý nhưng cần có kiến giải hợp lí. Hướng dẫn đồng ý vì:
- Học đi đôi với hành.
- “Vô học” chỉ tình trạng không có tri thức, ở đây là kiến thức tích lũy chỉ thể hiện ở lí thuyết, sách vở mà không áp dụng vào thực tế. Con người sống trong cuộc đời với muôn mặt đời thường chứ không đóng khung trong sách vở nên học vấn chỉ thực sự phát huy tác dụng khi ứng dụng vào cuộc sống thực tế.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
a. Giải thích
- Tranh luận: đưa ra ý kiến cá nhân dưới hình thức trao đổi với người khác để rút ra nhận thức đúng đắn.
- Tri thức: những hiểu biết con người tích lũy được qua thời gian. -> Ý kiến đưa ra một cách trao đổi kiến thức để thu về những hiểu biết sâu sắc, mới mẻ đó là thông qua bàn bạc, tranh luận với người khác.
b. Vì sao bàn bạc, tranh luận lại là cách để trao đổi tri thức?
- Những hiểu biết của cá nhân chưa chắc đã chính xác, thông qua quá trình tranh luận, những điều còn chưa rõ được làm sáng tỏ hoặc được bày tỏ ý kiến của mình để có cái nhìn thấu đáo, sâu sắc hơn.
- Qua quá trình bàn bạc, tranh luận, những bên tham gia được tiếp thu cả hiểu biết mà trước đó mình chưa nhận ra.
c. Làm thế nào để có thể trao đổi tri thức thông qua việc bàn bạc, tranh luận
- Có cơ sở kiến thức vững chắc, hiểu biết rõ ràng về vấn đề cần tranh luận.
- Tranh luận trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, khách quan, cùng phát triển.
- Tự bản thân phải rút ra được những tích lũy sau mỗi lần tranh luận, chủ động tiếp thu những điều mới mẻ, bổ ích.
Dẫn chứng: Học sinh sử dụng dẫn chứng hợp lí để làm sáng tỏ.
d. Phản đề
- Phê phán những người không biết trao đổi, tranh luận để có thêm những kiến thức mới.
- Có những người có tri thức nhưng không bàn bạc, tranh luận dựa trên cơ sở góp ý, xây dựng mà luôn cho mình là đúng.
e. Liên hệ bản thân:
- Em làm thế nào để tích lũy và trao đổi tri thức?
Câu 2:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Viễn Phương và tác phẩm "Viếng Lăng Bác"
- Giới thiệu về nội dung, vị trí đoạn thơ.
2. Thân bài
a. Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng:
– Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt:
“... Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
+Cụm từ “giấc ngủ bình yên” diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.
+ Bác còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi, Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Tác giả đã rất đúng khi khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi.
b. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ trước lúc khi trở về miền Nam:
3. Kết bài
- Khái quát lại những đặc sắc nội dung, nghệ thuật và tài năng của nhà thơ Viễn Phương trong hai khổ thơ cuối nói riêng, trong cả bài thơ nói chung.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 5
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc Văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Có một người phụ nữ nào vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?". Người phụ nữ thầm nghĩ: "Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ỷ lại mất". Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có". Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: "Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biểu dì hai cây nến để thắp sáng ạ”. Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, vội bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.
a. (0,5 điểm) Xác định thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa.
b. (0,5 điểm) Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.
c. (1,0 điểm) Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước måt?
d. (1,0 điểm) Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 đến 5 dòng)
Câu 2. (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 dòng) về ý nghĩa của tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống.
Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh):
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2019)
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5
Câu 1
a. Thành phần trạng ngữ trong câu: “Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa” là cụm từ Một buổi tối mất điện.
b. Lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích:
“Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?”;
“Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả cây nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho họ sẽ ỷ nại mất”;
“Dì không có”;
“Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biếu di hai cây nến để thắp sáng.
Học sinh có thể chọn một trong số các lời dẫn trực tiếp trên.
c. Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình có giải thích.
Gợi ý: Người phụ nữ cảm thấy xấu hổ vì sự ích kỉ, sự xấu xa khi bản thân có suy nghĩ không tích cực đối với người khác.
- Người phụ nữ cũng đồng thời cảm động vì người mẹ và đứa con của gia đình nghèo bên cạnh lại dùng tình yêu thương, sự bao dung, quan tâm để đáp lại sự ích kỉ của người phụ nữ.
d. Học sinh tự nêu lên thông điệp có ý nghĩa với mình, chú ý lý giải.
- Thông điệp: Cuộc sống vẫn luôn có những điều tốt đẹp, hãy mở rộng trái tim, trao đi yêu thương. Đừng để trái tim chứa đầy sự nghi hoặc hay ích kỷ.
Câu 2:
I. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống. (Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).
II. Thân đoạn
1. Giải thích
- Chia sẻ: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn... => Biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, thì chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.
2. Bình luận
- Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia
+ Sẻ chia về vật chất: giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
+ Sẻ chia về tinh thần: ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.
- Ý nghĩa tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống:
+ Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
+ Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
- Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.
3. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.
4. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời.
- Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn...
III. Kết đoạn
- Khẳng định lại vấn đề: vai trò của ý nghĩa tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống.
- Rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 3:
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Hữu Thỉnh - là một nhà thơ viết nhiều và viết rất hay về con người, cuộc sống nông thôn - một nhà thơ mộc mạc nhưng vô cùng tinh tế.
- Giới thiệu vài nét về bài thơ “Sang thu”: bài thơ miêu tả những chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời từ hạ sang thu, không chỉ có hình ảnh thiên nhiên mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời.
2. Thân bài
a. Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về tín hiệu sang thu
- Cảm nhận tín hiệu thu về không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế
+ Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se
+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm
+ Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu về
+ Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu
+ Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se
+Chùng chính – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng.
-> Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương,... đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.
b. Những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang
c. Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: Nắng - mưa
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
- Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn - Quan sát tỉnh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ? Trên hàng cây đứng tuổi
3. Kết bài
- Khẳng định những vẻ đẹp thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ và triết lí nhân sinh của tác giả.
- Nêu cảm nhận của bản thân.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Nguyễn Trãi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.