YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Châu Văn Liêm

Tải về
 
NONE

Kì thi tuyển sinh lớp 10 nhằm tuyển chọn học sinh vào các trường Trung học phổ thông, nhằm giúp các em lớp 9 nắm vững kiến thức đồng thời tự tin hơn khi làm bài, HOC247 mời các em cùng tham khảo các dạng đề trong tài liệu Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Châu Văn Liêm dưới đây. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

CHÂU VĂN LIÊM

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

 “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?

Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạn đến. Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”.

(Trích Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng, Ngữ Văn 8, NXB Giáo dục 2014, tr 16)

Câu 1. Nhận biết

Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào của nhà văn Nguyên Hồng (0,5 điểm)

Câu 2. Thông hiểu

Tìm 2 quan hệ từ diễn tả ý đối lập trong đoạn văn trên. Hai quan hệ từ đó biểu hiện ý nghĩa gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Thông hiểu

Từ “rất kịch” có nghĩa là gì? Từ này cho thấy nét tính cách nào của nhân vật “cô tôi”? (0,5 điểm)

Câu 4. Thông hiểu

Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng gợi cho anh/chị liên tưởng đến tác phẩm nào mà anh chị đã được học? Vì sao? (0,5 điểm)

Câu 5. Vận dụng

Viết đoạn văn ngắn (5-7 dòng) để nói lên cảm nhận của anh/chị về tình mẫu tử trong nghịch cảnh (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN

Câu 1: (3,0 điểm) Vận dụng cao

THUẬT GIẾT RỒNG

Chu Bình Man học thuật giết rồng của Chi Li. Bao năm khánh kiệt gia sản, mất có đến nghìn vàng. Thành tài, nhưng không biết dùng làm gì cả.

(Bình giảng ngụ ngôn Trung Quốc, Trương Chính, Nxb Giáo dục 1999, tr 14)

Từ câu chuyện trên, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy) cho biết suy nghĩ của anh/chị về việc lựa chọn sự học trong bối cảnh hiện nay.

Câu 2: (4,0 điểm) Vận dụng cao

Có ý kiến cho rằng: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”. Từ ý kiến trên, hãy phân tích sự gắn bó giữa con người và quê hương trong một vài tác phẩm đã học và đã đọc.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài học

Cách giải:

Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng.

Câu 2.

Phương pháp: căn cứ bài Quan hệ từ

Cách giải:

- Hai quan hệ từ diễn tả ý đối lập trong đoạn văn: nhưng (nhận ra những ý nghĩ cay độc), mặc dầu (nom một năm ròng). 

- Hai quan hệ từ đó biểu hiện ý nghĩa: khẳng định tình yêu thương, sự thấu hiểu của bé Hồng dành cho mẹ dù bà cô có rắp tâm gieo vào đầu em những ý nghĩ không tốt về mẹ em.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

- Từ “rất kịch”: rất giống như đóng kịch, ở đây có nghĩa là rất giả dối.

- Từ này cho thấy nét tính cách của “cô tôi” là giả dối, cay độc.

Câu 4.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Thân phận người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyên Hồng gợi đến tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” vì người phụ nữ trong cả hai tác phẩm đều đức hạnh, nhưng số phận bất hạnh.

Câu 5.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức: đoạn văn 5-7 dòng.

* Yêu cầu về nội dung: Đoạn văn đảm bảo những nội dung chính sau:

- Tình mẫu tử trong nghịch cảnh là tình yêu thương của mẹ dành cho con trong những hoàn cảnh éo le, trong khó khăn, thử thách.

- Trong nghịch cảnh, tình mẹ được biểu hiện như sau:

+ Có thể là niềm tin dành cho con trong những gian khó.

+ Có thể là tình yêu thương để tiếp cho con sức mạnh.

+ Trong những tình cảnh éo le nhất, mẹ có thể hi sinh cả sự sống cho con.

- Tình mẹ luôn “bao la như biển Thái Bình dạt dào”, vì Thượng đế không có mặt ở khắp mọi nơi nên Người sinh ra người mẹ để bao bọc, chở che, yêu thương con. Hơn tất cả, trong những khoảnh khắc khó khăn của cuộc đời, có tình mẫu tử là có nguồn sức mạnh thiêng liêng nhất, bởi cuộc đời chỉ cần được tin và được hiểu từ chính những người thân thương nhất mà thôi.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết ngắn (khoảng 1 trang giấy thi).

- Có đủ bố cục ba phần: Mở, Thân, Kết.

* Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng chú ý đảm bảo những ý chính sau:

1. Giải thích

- Lựa chọn sự học là lựa chọn việc học gì, làm nghề gì để có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội.

- Trong bối cảnh xã hội hiện nay, việc lựa chọn sự học thực sự là một vấn đề cần bàn bạc kĩ lưỡng.

2. Bàn luận, chứng minh

* Vì sao cần lựa chọn sự học

- Khoa học nói chung có rất nhiều bộ môn, phải lựa chọn để tìm ra môn nào thích hợp nhất với khả năng, sở thích của cá nhân mình.

- Khi lựa chọn đúng đắn, bản thân người học có những động lực để theo đuổi niềm mơ ước của mình và biết vận dụng những kiến thức học được vào thực tế.

- Ngược lại, học mà không có mục đích, chỉ lựa chọn theo ý muốn của người khác, chính bản thân người học không có lí tưởng thì học cũng như không, không có tác dụng.

* Bàn luận về thực trạng lựa chọn sự học

- Khi lựa chọn học theo đam mê, năng lực, bản thân người học tự tạo ra năng lượng để vượt qua những thử thách trong khi học và vươn tới thành công.

- Tuy nhiên, có một bộ phận không nhỏ trong xã hội ngày nay học theo trào lưu, phong trào, học để thỏa mãn những mơ ước của người khác.

* Nguyên nhân dẫn đến lựa chọn sự học như vậy là do:

- Xã hội luôn có định kiến sắp xếp thứ tự “vip” của từng ngành nghề, dựa vào đó, người học “nhắm mắt” chọn chứ không dựa vào năng lực, mong muốn của bản thân.

- Trường đào tạo đại học, cao đẳng quá nhiều, nhiều người chỉ cần cái danh học cao mà không cần biết học gì và học như thế nào.

- Học sinh, sinh viên ngày nay có một số lượng không nhỏ lựa chọn học tập theo ý muốn của người khác, không có chính kiến hoặc không được tự quyết định cuộc đời mình.

* Hậu quả của việc lựa chọn sự học

- Chọn đúng thì tâm yên, cuộc sống đáng mơ ước.

- Chọn không đúng tất yếu trở nên chán nản, đi làm việc khác, không vận dụng được những điều đã học.

* Giải pháp

- Để cho người học tự quyết định tương lai của mình.

- Chính sách phát triển giáo dục cần chặt chẽ hơn nữa để không học theo phong trào.

3. Mở rộng – liên hệ

- Thực tế có những khi lựa chọn làm theo mơ ước nhưng không được làm đúng ngành nghề làm cho những người đi sau không dám tiếp tục lựa chọn sự học như ý mình nữa.

- Liên hệ bản thân em: em đã và đang lựa chọn sự học như thế nào?

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Sự gắn bó giữa con người và quê hương.

- Dẫn câu nhận định: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người”

2. Thân bài:

2.1. Giải thích ý kiến

- “Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương”: con người không sống ở quê hương, không trực tiếp gắn bó với quê hương về mặt thể xác.

- “Không thể tách quê hương ra khỏi con người”: quê hương là bản quán, tập tính của con người, tình cảm dành cho quê hương vẫn luôn hiển hiện bên trong tâm hồn mỗi con người dù họ có rời xa quê.

=> Ý kiến khẳng định tầm quan trọng của quê hương trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm của một con người. Vì “Quê hương nếu ai không nhớ - Sẽ không lớn nổi thành người” nên tình quê ấy trở thành nguồn sống nuôi dưỡng tâm hồn con người.

2.2. Chứng minh

Học sinh có thể chứng minh trong những bài đã học, đã đọc. Cụ thể có thể chọn những tác phẩm như: Làng – Kim Lân, Nói với con – Y Phương, Cố hương – Lỗ Tấn, Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương.

Học sinh chứng minh theo hai luận điểm sau:

a. Con người có thể không được sống ở quê hương, mỗi người một lí do riêng nhưng đều không được ở nơi chôn rau cắt rốn.

- Làng: Ông Hai đi tản cư.

- Cố hương: “tôi” xa làng đến 20 năm.

- Hồi hương ngẫu thư: Hạ Tri Chương cũng xa quê từ khi còn trẻ, lúc trở về thì đã già.

b. Nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người.

- Dẫu xa cách, những con người của quê hương vẫn dành phần trang trọng nhất trong trái tim hướng đến quê hương của mình.

- Mỗi người có một cách yêu quê hương khác nhau, nhưng đều thể hiện sự gắn bó, tình cảm thiết tha dành cho nơi chôn rau cắt rốn, cho mảnh đất cha ông.

+ Ông Hai luôn nhớ về làng Chợ Dầu, dõi theo từng tin tức ở làng, tâm trạng ông biến đổi từ xấu hổ, đau đớn khi nghe tin làng theo giặc cho tới hạnh phúc lúc nghe tin làng được cải chính. Cơ nghiệp lớn nhất của người nông dân – ngôi nhà, bị đốt nhẵn mà ông hạnh phúc tột cùng vì danh dự của làng quê được bảo toàn, ông lại có thể tự hào về cái làng của ông.

+ “Nói với con”: người cha bày tỏ tình yêu quê hương và niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình; để tâm sự với chính mình và nhắc nhở con cái sau này.

+ Cố hương: “tôi” đau đáu về sự đổi thay của những con người nơi quê hương theo hướng ngày một xấu đi. Từ đó, không chỉ nói về chuyện làng quê, nhà văn đã phê phán lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân và của toàn xã hội.

+ Hạ Tri Chương: con người trở về trong hoàn cảnh éo le, trở thành khách trên quê hương của chính mình nhưng có một điều không thay đổi là “hương âm vô cải” (giọng quê vẫn thế) – quê hương ăn sâu vào máu thịt - khẳng định sự son sắt, thủy chung của con người dành cho quê hương mình.

3. Kết bài.

- Tình yêu quê hương, lớn hơn là tình yêu đất nước là một trong hai nguồn mạch nuôi dưỡng văn chương.

- Qua những tác phẩm trên, nuôi dưỡng cho chúng ta những tình cảm tốt đẹp dành cho mảnh đất sinh thành của mình.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

… Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá. (1) Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? (2) Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. (3)…

(Theo Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, Tập 1, tr.163, NXB Giáo dục)

Câu 1: (1.0 điểm) nhận biết

Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích

Câu 2: (1.0 điểm)  Thông thiểu

Gọi tên, chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ đó trong câu sau: “Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá,…”

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

Trong đoan trích trên, câu nào là lời trần thuật của tác giả? Câu nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Nêu tác dụng của các lời độc thoại nội tâm trong việc biểu đạt nội dung.

II. TẬP LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)

Câu 1: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Em hãy viết một bài văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính dũng cảm.

Câu 2: (4.0 điểm) Vận dụng cao

Phân tích đoạn thơ sau đây để làm nổi bật những cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!

(Trích Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập 1, tr. 128, NXB Giáo dục)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. Đọc hiểu

Câu 1.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm.

Câu 2.

Phương pháp: căn cứ các biện pháp nghệ thuật

Cách giải:

- Chỉ ra một biện pháp tu từ: liệt kê: đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá.

- Tác dụng: nói lên ước muốn của ông Hai, mong được về làng để cùng anh em đồng chí tham gia công cuộc kháng chiến mà trước khi đi tản cư ông vẫn hay làm.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Trong đoạn trích trên, câu (1) là câu lời trần thuật của tác giả. Câu (2) (3) là lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

- Tác dụng của các lời độc thoại nội tâm trong việc biểu đạt nội dung là: thể hiện nỗi nhớ làng của ông Hai khi ông phải đi tản cư. Trong lòng người nông dân yêu làng quê thê thiết này, mong muốn được trở về làng để tham gia kháng chiến. Tình yêu làng đó cũng là biểu hiện của tình yêu đất nước.

II. Làm văn

Câu 1.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải

* Yêu cầu về hình thức

- Bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi).

- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

* Yêu cầu về nội dung

I. Mở bài: Nêu lên vấn đề lòng dũng cảm của con người.

II. Thân bài

1. Giải thích: Dũng cảm là đức tính của con người dám đứng lên đấu tranh, vượt qua thách thức, hiểm nguy, khó khăn, cám dỗ để bảo vệ lẽ phải, công lý.

2. Bàn luận vấn đề

* Lí giải vì sao cần đức tính dũng cảm

* Ý nghĩa lòng dũng cảm

* Chứng minh

4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân: 

- Phê phán tính hèn nhát: một số trường hợp phê phán như không dám thừa nhận lỗi mà mình tự gây ra,  hèn nhát khi gặp khó khăn, tính ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân.

- Liên hệ bản thân: là học sinh cần phải nhận thức được lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp. Rèn luyện thêm lòng dũng cảm để sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

I. Giới thiệu chung 

-  Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

-  Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh.

- Khổ thơ gồm 7 câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí” đã nêu lên những cơ sở cao đẹp của tình đồng chí.

II. Phân tích

1. Cơ sở của tình đồng chí

Tình đồng chí được xây dựng trên cơ sở những điểm chung giữa những con người từ xa lạ trở nên thân quen và thành tri kỉ. Đó là điểm chung như sau:

- Chung nhau về hoàn cảnh xuất thân

+ Thủ pháp đối: “quê hương anh” – “làng tôi” cho thấy sự tương đồng trong lai lịch, cảnh ngộ của những người lính thời chống Pháp. Họ đều ra đi từ những miền quê nghèo khó.

- Chung nhau về lí tưởng, lòng yêu nước:

+ Từ những miền quê xa lạ, họ nhập ngũ và quen nhau trong quân ngũ.

+ Họ cùng chung một chiến tuyến chống kẻ thù chung.

- Cùng chung nhiệm vụ:

- Khép lại đoạn thơ chỉ vẻn vẹn 2 từ “Đồng chí!” đứng tách riêng thể hiện cảm xúc dồn nén, chân thành và gợi sự thiêng liêng, sâu nặng của tình đồng chí. Câu thơ kết thúc bằng dấu “!” như một nốt nhấn, một lời khẳng đinh sự kết tinh tình cảm của người lính, tạo bản lề cho đoạn sau.

2. Nghệ thuật

III. Tổng kết

- Đoạn thơ đã khắc họa chân thực mà sinh động tình đồng chí gắn bó keo sơn của những lính vệ quốc trong những ngày đầu kháng chiến, đồng thời thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự “thông minh”?

Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.

Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị… và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.

Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành “anh hùng bàn phím”… khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây,… - những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ “ôm” điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.

Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh1  một cách thông minh2.

Câu 1: Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)

Câu 2: Nhận biết

Phân loại câu theo cấu tạo, câu “Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ”.” thuộc loại câu gì? Và xác định trợ từ trong câu. (0.5 điểm)

Câu 3: Thông hiểu

Em hãy giải thích nghĩa của từ thông minh1   và thông minh2 (1.0 điểm)

Câu 4: Thông hiểu

Nội dung chính của văn bản. (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. Vận dụng cao

Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc làm thế nào để dùng điện thoại thông minh một cách thông minh.

Câu 2: Vận dụng cao

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định, một trong những ngôi sao trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1:

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận.

Câu 2:

Phương pháp: căn cứ các kiểu câu đã học

Cách giải:

- Phân loại câu theo cấu tạo, câu “Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít “tác dụng phụ” thuộc kiểu câu ghép.

- Trợ từ trong câu là: Chính

Câu 3:

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

- Nghĩa của từ thông minh (1) là khái niệm chỉ một kiểu điện thoại di động tích hợp nhiều tính năng. Điện thoại thông minh ngày nay bao gồm tất cả chức năng của laptop như duyệt web wifi, các ứng dụng của bên thứ 3 trên di động và các phụ kiện đi kèm cho máy.

Câu 4:

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Nội dung chính của văn bản là thực trạng của giới trẻ sử dụng smartphone trong thời đại công nghệ hiện nay và những hậu quả của nó.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức

- Viết đoạn văn

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, không viết sai chính tả

* Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo các ý chính sau:

- Thực trạng sử dụng smartphone hiện nay có không ít tác dụng phụ.

- Cách sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh:

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

2. Phân tích, cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Phương Định

a. Vẻ đẹp dũng cảm, kiên cường:

- Phương Định cùng đồng đội đảm nhận một công việc đầy gian khổ, hiểm nguy trên cung đường Trường Sơn, giữa những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt:

+ Cô thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.

+ Vì thế, mỗi khi máy bay ném bom phải lao lên mặt đường, đánh dấu đoạn đường bị bom phá hỏng và những quả bom chưa nổ.

+ Không chỉ vậy, cô và tổ trinh sát còn đảm đương việc phá bom nổ chậm. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi sự bình tĩnh, dũng cảm, quên mình của chiến sĩ vì thần chết luôn lẩn trong ruột những quả bom.

- Là công việc mà có làm bao nhiêu lần vẫn không thể quen, vẫn luôn căng thẳng đến mức “thần kinh căng như chão… tim đập bất chấp cả nhịp điệu”.

- Vậy mà, cô vẫn bám trụ 3 năm liền trên tuyến đường Trường Sơn, chứng tỏ vẻ đẹp quả cảm, ý chí kiên cường, lòng yêu nước của Phương Định.

- Diễn biến tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm:

+ Nền của tâm trạng là không khí căng thẳng: bầu trời, mặt đất vắng lặng phát sợ.

+ Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Đi thẳng người đến bên quả bom; tất cả mọi giác quan của cô trở nên nhạy bén, có ngày cô phá bom đến 5 lần. Tinh thần trách nhiệm, sự quên mình trong công việc khiến cái chết trở nên mờ nhạt. Cô chỉ nghĩ đến “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?”

- Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ.

b. Vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, giàu yêu thương:

- Nét đẹp trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng:

+ Cô luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm” và cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn => tự thấy mình là một cô gái khá.

+ Cô thích soi gương, thích làm điệu trước các anh bộ đội.

+ Đặc biệt, Phương Định rất thích hát, thích nhiều loại nhạc khác nhau và còn thường bịa lời ra để hát.

+ Cô vui thích cuống cuồng trước một cơn mưa đá.

+ Cô cũng hay hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trường thành phố. Cô nhớ khuôn cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem với lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.

- Vào chiến trường, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song Phương Định vẫn giữ vẹn nguyên thế giới tâm hồn mình. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này.

- Tình cảm gắn bó, yêu thương cô dành cho những đồng đội:

+ Cô yêu thương, chiều chuộng Nho như một đứa em út trong nhà. Khi Nho bị thương, cô lo lắng, chăm sóc, cảm thấy đau như chính mình bị thương.

+ Với chị Thao: Phương Định hiểu tính cách và tình cảm của chị, cô coi chị Thao như người chị cả trong gia đình.

+ Khi đồng đội trên cao điểm, Phương Định ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên lòng: cô gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng.

- Tất cả đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn tinh tế, trong sáng, nhân hậu và vẻ đẹp nhân cách của một người thiếu nữ, sống giữa hiện thực chiến tranh khốc liệt mà vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng dành cho con người và cuộc sống.

- Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật Phương Định, người thiếu nữ Hà Nội với tâm hồn phong phú và lòng dũng cảm, tinh thần quên mình vì nhiệm vụ. Nhà văn đã góp cho văn xuôi chống Mĩ một trong những hình tượng sống động và đáng yêu nhất.

c. Đặc sắc nghệ thuật

3. Đánh giá chung

- Lê Minh Khuê đã làm nổi bật chân dung của Phương Định một cô gái hồn nhiên, trong sáng, tinh thần dũng cảm, lạc quan trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ. Phương Định là đại diện tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Nhân vật Phương Định được xây dựng thành công với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

Câu 1: (6.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi nhìn lên chúng tôi. Thấy nó luýnh quýnh tôi vừa tội nghiệp vừa buồn cười, nghĩ chắc thế nào nó cũng chịu thua. Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ. Con bé đáo để thật.”

a. Nhận biết

Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào? (3. 0 điểm)

b. Thông hiểu

Xác định nội dung chính của đoạn văn. (1.0 điểm)

c. Thông hiểu

Chỉ ra và nêu tác dụng của hai từ láy trong đoạn văn trên. (2.0 điểm)

Câu 2: (6.0 điểm) Vận dụng cao

“Sáng 22/2, đường dây nóng của Trung tâm Điều phối tạng Hà Nội nhận một cuộc điện thoại đặc biệt. Đầu dây bên kia tự xưng tên Nguyễn Trần Thùy Dương (33 tuổi, thôn Tân Mỹ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Chị Dương nghẹn ngào đưa lời: “Con tôi – bé gái Nguyễn Hải An mới 7 tuổi, 3 tháng đang trong tình trạng hôn mê do u cầu não xâm lấn. Gia đình có nguyện vọng hiến tặng nội tạng của cháu cho những bạn nhỏ khác đang bị bệnh chờ ghép tạng, muốn sẽ được nghe tiếng trái tim của con gái mình còn đập trong lồng ngực một bạn trẻ nào đó…”

Bé An nhập viện ngày 15/1/2018. Cũng kể từ ngày đó, chị Dương xin nghỉ việc để đồng hành cùng con gái bé nhỏ. Chị hay kể cho con nghe về chuyện hiến tặng nội tạng cho người bị bệnh. Một lần, khi còn tỉnh táo bé An tân sự với mẹ: “Con cũng muốn sau này làm thế nào khi mất đi, những bộ phận vẫn còn tồn tại, vẫn sống trên cơ thể của người khác…”

Từ nội dung đoạn tin trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Cho đi là còn mãi mãi.”

Câu 3: (8.0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

 

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”

(Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD, 2005, trang 58)

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

Câu 1.

a. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Chiếc lược ngà

Cách giải:

- Đoạn văn trên trích từ văn bản “Chiếc lược ngà”. Tác giả là Nguyễn Quang Sáng.

- Văn bản ra đời năm 1966, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đang diễn ra ác liệt.

b. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Chiếc lược ngà

Cách giải:

Nội dung chính của đoạn văn: Bé Thu quyết không gọi ông Sáu là ba ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn, cơm sôi mà mẹ đi vắng, không làm sao để múc nước cơm ra được.

c. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ láy

Cách giải:

- Hai từ láy: sùng sục, loay hoay

- Tác dụng:

+ Sùng sục: trạng thái cơm sôi to, yêu cầu cấp thiết phải múc nước ra -> hoàn cảnh khó khăn của bé Thu.

+ Loay hoay: hoạt động của bé Thu -> thái độ phản kháng đến cùng, con bé tự tìm cách giải quyết dù trong hoàn cảnh khó khăn chứ nhất quyết không chịu gọi ba để nhờ ba giúp.

Câu 2. Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

Yêu cầu về kĩ năng:

*Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích vấn đề

- Mẩu tin nói về chuyện cô bé 7 tuổi Hải An hiến nội tạng của mình cho những bạn nhỏ khác sau khi em mất để mang lại sự sống cho các bạn ấy.

- Câu chuyện gợi lên cho ta bài học sâu sắc về tình yêu thương, cho đi là còn lại mãi mãi.

2. Bàn luận vấn đề

* Vì sao cho đi là còn lại mãi mãi

* Biểu hiện của việc cho đi là còn mãi

3. Mở rộng và liên hệ bản thân

- Chúng ta nhận thức rõ cho đi là còn lại mãi mãi nhưng cũng còn đó những người ích kỉ, chỉ biết nhận riêng mình mà không biết chia sẻ.

- Là một học sinh, em đã được đón nhận rất nhiều may mắn, hạnh phúc, em cũng phải cho đi để cảm thấy cuộc đời  ý nghĩa, đáng sống hơn.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Mở bài: Giới thiệu vị trí đoạn thơ trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của đoạn

“Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách thiết tha, cảm động những tình cảm thiêng liêng, thành kính của đồng bào miền Nam với Bác. Đây là khổ thơ thứ 1 và thứ 2 của bài thơ.

- Đoạn thơ giới thiệu hoàn cảnh ra thăm lăng Bác, khẳng định Bác bất tử, trường tồn cùng núi sông, dân tộc và tình cảm thành kính, thiêng liêng, sâu sắc mà nhân dân dành cho Người là vĩnh viễn.

2. Thân bài: Lần lượt trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ

a. Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác:

- Bồi hồi, xúc động “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

- Ấn tượng đậm nét hiện lên trước mắt nhà thơ: “hàng tre bát ngát”:

+ Đây là hình ảnh thực làm nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng quê, đất nước Việt.

+ Đấy cũng là hình ảnh chưa nhiều sức gợi: “hàng tre xanh xanh” gợi vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam với sức sống tràn trề; “bão táp…thẳng hàng” là vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất của con người Việt Nam. Hình ảnh hàng tre bao quanh lăng là biểu tượng của cả dân tộc đang quây quần bên Người, thể hiện tình cảm của người dân miền Nam nói riêng, con người Việt Nam nói chung dành cho Bác.

=>  Khổ 1 là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi đứng trước lăng Người.

b. Khổ 2: Tác giả như muốn khẳng định: Bác còn đó và còn mãi giữa non sông đất nước, giữa lòng dân tộc và nhân loại:

3. Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ

- Đoạn thơ mang trọn âm hưởng chủ đạo của bài thơ: Đó là tấm lòng thành kính, thiêng liêng không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của cả miền Nam với Bác Hồ.

- Đoạn thơ còn cho ta thấy tài năng của tác giả: Giàu chiêm nghiệm và suy tư, với nghệ thuật dùng từ độc đáo vừa giản dị tự nhiên vừa hàm súc, trang trọng.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

Câu 1: (5 điểm)  

Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau:

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

- Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.

- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD)

a. Nhận biết

 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn.

b. Nhận biết

Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau: Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không.

c. Thông hiểu

Qua đoạn văn, theo em có thể giải thích vì sao anh thanh niên lại từ chối Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…

d. Vận dụng

Viết đoạn văn nghị luận (không quá 5 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên.

Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Nguyễn Duy, Ánh trăng, Theo Ngữ văn 9, tập 1,NXB Giáo dục, 2005, trang 156)

Bằng sự hiểu biết về bài thơ Ánh trăng, hãy phân tích đoạn thơ trên và qua đó, em có suy nghĩ gì?

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

Câu 1.

a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là tự sự

b. Năm trước, cháu // tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không.

   TN            CN                  VN

c. Phương pháp: phân tích, tổng hợp                                     

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

I. Giới thiệu chung:

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, đã được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ 1972 – 1973, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.

- Tập thơ “Ánh trăng” của ông được tặng giải A của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1984. Trong đó, có bài thơ mà tựa đề dùng làm nhan đề cho cả tập thơ : Ánh Trăng. Bài thơ là một câu chuyện riêng nhưng có ý nghĩa triết lý như một lời tự nhắc nhở thấm thía của nhà thơ về lối sống nghĩa tình, thủy chung với quá khứ gian lao, với thiên nhiên, đất nước và đồng đội.

- Khổ thơ cuối bài thơ cho ta thấy sự thức tỉnh của con người và nhắc nhở đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

II. Phân tích

Hai câu thơ đầu thiết lập một quan hệ đối lập: trăng vẫn thủy chung, nghĩa tình, con người thì đã bạc bẽo, vô tình. Nhưng chính sự đối lập ấy làm thức tỉnh suy nghĩ sâu sắc.

- “Trăng”:“tròn vành vạnh”: ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước.  “im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc, cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, khiến con người thức tỉnh.

- Người “giật mình”  thức tỉnh:

Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiến tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn. Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng. Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung.

=> Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tâm, lương tri con người.

=> Từ đó bài thơ truyền tải đến người đọc lời đề nghị về lẽ sống ân tình, thủy chung: biết trân trọng quá khứ cũng như những điều tốt đẹp từng làm nên ý nghĩa của cuộc đời mỗi con người…

- Nghệ thuật:

- Bài học cuộc sống rút ra từ  đoạn thơ:

III. Đánh giá chung:

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Châu Văn LiêmĐể xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON