YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Ngọc Quế

Tải về
 
NONE

Nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong việc ôn tập, luyện đề chuẩn bị cho kì thi Tuyển sinh vào lớp 10, HOC247 xin giới thiệu tài liệu Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Ngọc Quế dưới đây. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS NGỌC QUẾ

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Hãy đọc bài báo được trích dưới đây rồi trả lời câu hỏi:

“Mỗi khi bảng công việc trong nhà trẻ có thể làm của chuyên gia Montessori được chia sẻ trên Facebook, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn khá bất ngờ, hoài nghi khi biết ở độ tuổi của con, con có thể làm được rất nhiều việc phù hợp.

Cho trẻ làm việc nhà không có gì gọi là phi thực tế (…)

04 – 05 tuổi

07 – 08 tuổi

12 tuổi trở lên

Cho vật nuôi ăn

Lau chùi đinh, ốc

Dọn dẹp đồ chơi

Trải ga giường

Gấp chăn màn

Tưới cây

Xếp chảo, đĩa

Làm đồ ăn nhẹ

Sử dụng máy hút bụi

Lau bàn ăn

Lau khô  bát đĩa và cất đi

Lau tay nắm cửa

Rửa bát

Thay bông

Giặt quần áo

Phơi quần áo

Phơi quần áo

Lau chùi mọi đồ đạc

Rửa sân

Cất đồ ăn vào tủ

Chiên trứng

Nướng bánh

Dắt chó đi dạo

Quét cổng

Lau sạch bàn ăn

Lau nhà

Thay bóng đèn tuýp

Rửa và hút bụi xe ô tô

Dọn dẹp hàng rào

Sơn tường

Đi chợ theo yêu cầu

Nấu một bữa ăn hoàn chỉnh

Nướng và làm bánh

Sửa đồ gia dụng đơn giản

Lau cửa sổ

Là quần áo

Trông em bé

 

Việc nhà theo từng độ tuổi của trẻ:

Theo thời gian ý nghĩa của làm việc nhà sẽ theo con vươn xa ra ngoài xã hội. Những việc tuy vặt vãnh, nhỏ nhặt nhưng lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ giúp trẻ trang bị kĩ năng thực tế, giúp trẻ sớm hình thành tính cách độc lập. Đến một lúc nào đó, con sẽ thấy thoải mái khi chia sẻ công việc với người đồng hành (chồng/vợ/bạn bè), chứ không phải là làm vì nghĩa vụ, làm một cách thụ động. Đồng thời, nó sẽ giúp trẻ nhạn ra năng lực của bản thân (…)”

Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết

Trong bài báo, việc nhà cho trẻ được phân loại từ độ tuổi nào đến độ tuổi nào?

Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết

Liệt kê hai danh từ có trong câu: “cho trẻ làm việc nhà không có gì gọi là phi thực tế”.

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

Em hiểu như thế nào về nội dung: làm “việc nhà” sẽ “giúp trẻ sớm hình thành tính cách độc lập”?

Câu 4: (1.0 điểm) Thông hiểu

Đề xuất một “việc nhà” mà em cho là học sinh từ 13 đến 15 tuổi biết làm thuần thục. Hãy viết ngắn gọn các bước để làm công việc đó.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao

Một số điều không tốt nếu học sinh ở độ tuổi trung học cơ sở không biết làm công việc nhà.

Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ để bày tỏ quan điểm về vấn đề trên.

Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao

“Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập 1) là một trích đoạn truyện ngắn hay. Qua năm tháng, nhiều bạn đọc không thể quên được hình ảnh của cô bé Thu trong truyện. Còn em thì sao?

Hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của mình về nhân vật bé Thu trong đoạn trích nêu trên.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phương pháp: căn cứ nội dung bài báo được trích

Cách giải: Việc nhà cho trẻ được phân ở các độ tuổi sau:

- Từ 4 – 5 tuổi

- Từ 7 – 8 tuổi

- Từ 12 tuổi trở lên

Câu 2. Phương pháp: căn cứ nội dung bài Danh từ

Cách giải:

- Danh từ: trẻ, nhà.

Câu 3. Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải: Làm “việc nhà” sẽ “giúp trẻ sớm hình thành tính cách độc lập” có nghĩa là: khi cho trẻ làm các công việc trong gia đình, chúng có thể dần dần tự chăm sóc cho bản thân mà không cần đến sự hỗ trợ của bố mẹ. Đây chính là cơ sở cho sự hình thành tính cách độc lập của trẻ em.

Câu 4. Phương pháp:

Cách giải: Học sinh có thể lựa chọn một trong các công việc nêu ở bảng phù hợp với độ tuổi từ 13 – 15 như: Nấu một bữa cơm hoàn chỉnh, Lau nhà,… Sau đó trình bày ngắn gọn cách thức tiến hành công việc đó.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận xã hội.

- Bài văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

*Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích vấn đề

- Việc nhà những công việc diễn ra trong gia đình. Con người dọn dẹp, sửa sang khiến cho không gian sống sạch sẽ hơn, tiện nghi hơn.

=> Bất cứ thành viên nào trong gia đình cũng phải tham gia vào công việc dọn dẹp không gian sống của gia đình. Đặc biệt là các bạn học sinh.

2. Bàn luận vấn đề

- Một số việc nhà cơ bản: rửa bát, quét nhà, gập quần áo, nấu cơm,…

- Tác hại khi học sinh  không làm việc nhà:

+ Không gian sống trở nên bẩn thỉu, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình.

+ Không thể tự chăm lo cho bản thân nếu xa gia đình.

+ Hình thành nên thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào những người xung quanh.

+ Trở thành kẻ lười biếng, không tự lập.

+ Trở thành gánh nặng cho cha mẹ, luôn phải lo lắng cho đứa con đã trưởng thành về thể xác trong khi tâm hồn vẫn chỉ là đứa trẻ lên ba.

- Nguyên nhân tình trạng lười làm việc nhà:

+ Do được bố mẹ nuông chiều.

+ Do thói quen lười nhác, ỷ lại.

3. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Bên cạnh đó vẫn còn có rất nhiều người siêng năng, chăm chỉ làm việc nhà, tạo nên môi trường sống trong lành, giúp con người luôn khỏe mạnh, thoải mái.

- Làm việc nhà là một thói quen tốt cho bản thân. Không những vậy, làm việc nhà còn thể hiện  sự yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ những công việc trong gia đình với bố mẹ.

- Em đã làm những công việc nhà nào? Làm việc nhà có ý nghĩa thế nào với em?

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

- Nguyễn Quang Sáng là nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam. Sinh ra, lớn lên và hoạt động chủ yếu ở chiến trường miền Nam nên các sáng tác của ông hầu như chỉ xoay quanh cuộc sống con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

- Tác phẩm của ông có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim.

- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyện cùng tên.

2. Phân tích

- Thu là cô bé sinh ra và lớn lên trong chiến tranh nên trong suốt 8 năm trời cô bé không được gặp ba. Cô chỉ biết mặt ba qua 1 tấm ảnh ba chụp chung với má.

- Được tái hiện qua cuộc gặp gỡ vẻn vẹn 3 ngày ngắn ngủi với cha sau 8 năm xa cách.

- Những tưởng ngày đoàn viên sau 8 năm xa cách phải đầy mừng tủi, hạnh phúc nhưng cô bé lại thể hiện một thái độ khác thường:

- Trước sự xúc động của ông Sáu, ba bé Thu thì cô bé ngạc nhiên, hoảng sợ, mặt tái đi, bỏ chạy, cầu cứu má.

- Những ngày sau đó dù ông dành hết thời gian bên con, yêu thương, chăm sóc nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt, xa lánh thậm chí bướng bỉnh, ngang ngạnh cự tuyệt ông:

+ Cô bé không chịu gọi ông là cha. Những lúc phải nói với ông nó chỉ gọi trống không, bất chấp sự trách móc của mẹ.

+ Lúc khó khăn, nguy cấp khi phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình con bé cũng không chịu nhờ ông Sáu. Nó tự xoay sở để không phải gọi ông là ba.

+ Cô bé còn từ chối sự chăm sóc của ông rất quyết liệt. Nó hất miếng trứng cá ông gắp cho ra khỏi bát làm đổ cả cơm.

+ Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên đánh bé Thu, con bé ngay lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.

=>Miêu tả thái độ, hành động khác thường của con bé, tác giả đã:

+ Tái hiện được hoành cảnh éo le của chiến tranh.

+ Cho thấy bé Thu hồn nhiên nhưng cũng bướng bỉnh, cá tính. Cô không nhận ông Sáu là ba vì trên mặt ông có vết sẹo, không giống với người ba của cô bé trên tấm hình suốt 8 năm nay.

+ Đặc biệt, cách chối từ tình cảm của ông Sáu chính là cách bé Thu thể hiện tình yêu thương thắm thiết giành cho cha mình.

- Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người.

- Nó không cau có, bướng bỉnh mà buồn rầu và nghĩ ngợi sâu xa.

- Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba đôi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm. Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.

- Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng:

+ Tiếng gọi bị kìm nén suốt 8 năm

+ Tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.

+ Không chỉ vậy, nó xô đến ôm chặt lấy ba, hôn ba, hôn lên vết thẹo:

=> Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách với ba bị xóa bỏ. Cô bé không dấu diếm sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba -> khiến mọi người xúc động.

=> Miêu tả biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã 1 lần nữa tô đậm tình yêu ba tha thiết. Khi lạnh nhạt cũng như khi quấn quýt, bé Thu đều hướng đến ba mình.

=> Qua đó, ta thấy bé Thu gan góc, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và dễ xúc động.

3. Kết bài

Tổng kết lại vấn đề.

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1: (3 điểm) Vận dụng cao

Đọc đoạn trích sau:

Hy vọng là một thứ rất tuyệt diệu … Hy vọng đặt đôi chân chúng ta lên con đường mà mắt chúng ta không nhìn thấy được … Hy vọng thúc giục chúng ta hành động khi tinh thần chúng ta không nhận biết được phương hướng nữa … Hy vọng có thể tìm thấy trong mỗi chúng ta và nó mang ánh sáng vào những nơi tăm tối nhất …

(Luôn mỉm cười với cuộc sống – Nhã Nam tuyển chọn, NXB Trẻ.2011)

Từ đoạn trích trên, em hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề: Đừng bao giờ đánh mất hy vọng!

Câu 2: (7 điểm) Vận dụng cao

Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng.

(Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 9, Tập hai, NXBGD, 2016)

Bằng những hiểu biết về bài thơ Nói với con – Y Phương, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1.

Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.

Cách giải:

*Yêu cầu về kĩ năng:

*Yêu cầu về nội dung:

1. Giới thiệu vấn đề: Đừng bao giờ đánh mất hy vọng!

2. Giải thích vấn đề

- Hy vọng là gì? Hi vọng là niềm lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt tốt sẽ đến với mỗi chúng ta.

=> Sống trong niềm tin, hi vọng là một điều cần thiết đối với mỗi người để vượt qua mọi khó khăn.

3. Bàn luận vấn đề

- Biểu hiện của những người luôn hy vọng: đó là những người luôn sống lạc quan, tin tưởng vào bản thân và tương lai tốt đẹp đang ở phía trước chờ đợi họ.

- Vì sao chúng ta phải sống có hi vọng và niềm tin?

- Ý nghĩa của sự hy vọng.

- Dẫn chứng

- Con người không còn hy vọng nữa sẽ thế nào?

4. Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Hy vọng không đồng nghĩa với việc bạn chỉ ngồi đợi kết quả mà không có bất cứ hành động nào. Hy vọng phải gắn liền với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng, luôn hành động không nản chí, bỏ cuộc, chỉ khi ấy bạn mới có thể thấy ánh sáng nơi cuối con đường.

- Liên hệ bản thân

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giải thích nhận định

2. Chứng minh nhận định qua tác phẩm “Nói với con”

2.1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Nói với con”:

- Y Phương là một trong những nhà thơ dân tộc Tày nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

- “Nói với con” là một trong những thi phẩm đặc sắc làm nên tên tuổi của ông, được viết vào năm 1980.

2.2 Chứng minh nhận định qua tác phẩm “Nói với con”:

2.2.1: Tác phẩm là kết tinh tư tưởng của người sáng tác.

a. Người cha nói với con về cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con:

- Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con trước hết là gia đình: Qua lối miêu tả giản dị, người cha nói với con: gia đình chính là cội nguồn tinh thần, nuôi dưỡng con, là cái nôi cho con những yêu thương, ấm áp đầu đời.

- Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con còn là quê hương:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

…Con đường cho những tấm lòng”

Cùng với gia đình, truyền thống văn hóa, nghĩa tình quê hương đã nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành.

- Con còn lớn khôn từ những kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc nhất của cha mẹ:

“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

+ “Ngày cưới” – “ngày đẹp nhất”: vì cha mẹ không chỉ tìm thấy nhau mà còn gắn bó khăng khít; là ngày minh chứng cho tình yêu, hạnh phúc; là hình ảnh của một gia đình đầm ấp, yêu thương.

+ Từ đó, con được sinh ra, lớn lên trong những điều kì diệu nhất, đẹp đẽ nhất trong đời. Con là quả ngọt của tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc của gia đình.

b. Những phẩm chất cao quý của người đồng mình và lời khuyên của cha:

2. 2.2: Tác phẩm văn học là sợi dây truyền sự sống mà tác giả mang trong lòng.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

3. Tổng kết vấn đề

ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1: (2.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Dọc khắp các vùng quê, đâu cũng có những ngôi đình, ngôi chùa để nhân dân cầu bình an. Muốn bình yên cần học cách đối xử hiền hòa với thiên nhiên. Vào thời điểm này, những con sông bậc nhất Bắc Kỳ, dòng sông của thi ca, dòng sông của tiếng hát quan họ vẫn còn lóng lánh đón mặt trời vào mỗi sớm mai, còn đong đưa những thứ ánh sáng huyền diệu của trăng lên, những canh hát hội, tiếng gõ mạn thuyền gọi cá tôm vào lưới. Người Bắc Giang đang có những dòng sông đẹp như cô gái đang thời xuân sắc. Giá trị trong lành của những dòng sông không nơi nào có được, cần phải giữ gìn và nâng cao chất lượng của dòng nước. Thiên nhiên ban cho người Bắc Giang những dòng sông, ngọn núi đẹp, là những báu vật để dành cho tương lai. Ở những nước giàu có, nhờ những dòng sông đẹp, nhiều nơi đã phát triển được hệ thống đường thủy trong giao thương và du lịch.

Mọi dòng sông đều đổ hết về biển lớn. Trên hành trình về biển, sông đi qua bao gian khó và thử thách […].

Có lẽ mơ ước của những dòng sông đổ về biển lớn mang theo mơ ước của người Bắc Giang về sự hội nhập và phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội cũng từ đây.

(Theo Nguyễn Thị Thu Hà, Những dòng nước huyền thoại, Ngàn năm dưới bóng quê nhà)

a. Nhận biết

Theo đoạn trích trên:

Con người cần phải làm gì nếu muốn bình yên?

Thiên nhiên đã ban tặng cho người Bắc Giang những gì?

b. Thông hiểu

Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau:

Người Bắc Giang đang có những dòng sông đẹp như cô gái đang thời xuân sắc.

c. Thông hiểu

Nhận xét ngắn gọn về tâm tư, tình cảm của tác giả với những dòng sông quê hương.

Câu 2: (3.0 điểm) Vận dụng cao

Từ hình ảnh mọi dòng sông đều đổ về biển lớn với bao gian khó và thử thách trong đoạn trích trên, em có liên tưởng gì đến hành trình hội nhập của thế hệ trẻ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay? (Trình bày bằng một bài luận khoảng 400 – 500 chữ)

Câu 3: (5 điểm) Vận dụng cao

Suy nghĩ của em về hình tượng con người đối diện với vầng trăng trong hai đoạn thơ sau:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD 2009)

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rưng

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, NXB GD 2009)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

Câu 1.

a. Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

Cách giải:

- Con người muốn bình yên cần phải: học cách ứng xử hiền hòa với thiên nhiên

- Thiên nhiên đã ban tặng cho người Bắc Giang: những dòng sông, ngọn núi đẹp, là những báu vật có thể dành cho tương lai.

b. Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học

Cách giải:

- Biện pháp: So sánh (so sánh những dòng sông với cô gái đang thời xuân sắc)

- Tác dụng: nhấn mạnh khẳng định vẻ đẹp tràn đầy sức sống của những dòng sông ở Bắc Giang.

c. Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Tình yêu dành cho những dòng sông quê.

- Niềm tự hào về những dòng sông gắn với văn hóa lâu đời của người dân: dòng sông của thi ca, dòng sông của tiếng hát quan họ vẫn còn lóng lánh đón mặt trời vào mỗi sớm mai

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về hình thức

- Đoạn văn 400 - 500 chữ, sử dụng phép lập luận tổng – phân – hợp.

- Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

* Yêu cầu về nội dung:

*Nêu vấn đề.

*Giải thích vấn đề:

*Phân tích, bàn luận vấn đề:

- Tại sao khi hội nhập, giới trẻ phải vượt qua nhiều thử thách?

+ Do sự cách biệt về văn hóa và ngôn ngữ.

+ Do điều kiện về kinh tế và xã hội giữa nước ta với các nước khác có sự chênh lệch khá nhiều.

- Giới trẻ cần làm gì để xóa bỏ những khó khăn, thử thách trên:

+ Cần trau dồi cho mình tri thức và kinh nghiệm sống.

+ Không ngừng học hỏi, tiếp thu tri thức nhân loại.

+ Phát huy những điểm mạnh, xóa bỏ những điểm yếu.

+ Cần gạt bỏ những mặt tiêu cực của cái “tôi” cá nhân để có thể hòa nhập hơn với cộng đồng.

- Tuy nhiên cần lưu ý, hội nhập chứ không phải hòa tan vẫn cần giữ những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc.

- Liên hệ bản thân.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu hai tác giả: Nguyễn Duy, Chính Hữu.

- Giới thiệu về vầng trăng trong văn học và trong hai đoạn trích: Ánh trăng, Đồng chí.

2. Phân tích

a. Đoạn trích Ánh trăng

b. Đoạn trích Đồng chí

Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí:

* Được xây dựng trên nền một hoàn cảnh khắc nghiệt:

- Thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo.

- Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu.

-> Tâm hồn họ vẫn bay lên với hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng.

-> Họ vẫn xuất hiện trong tư thế điềm tĩnh, chủ động “chờ giặc tới”.

=> Nhờ tựa vào sức mạnh của tinh thần đồng đội. Họ “đứng cạnh bên nhau” và trở thành một khối thống nhất không gì lay chuyển nổi.

* Được biểu hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”:

- Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu

- Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú

c. Suy ngẫm về giây phút con người đối diện với vầng trăng

3. Tổng kết

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

Câu 1: (2.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

“Nếu có thể đo xương máu tiền nhân

Trường Sơn ngút ngàn dễ gì đo được

Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt

Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng”

(Trích Tổ quốc, Nguyến Thế Ký)

a. Thông hiểu

Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

b. Thông hiểu

Nhận xét trật từ sắp xếp trật tự từ trong hai câu thơ: “Bao người mẹ, người vợ, người em – nước mắt/ Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng”

Câu 2: (3.0 điểm)

Đọc câu chuyện sau:

CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC ĐIỆN THOẠI

Sáng hôm đó, một ông lão đến cửu hàng sửa điện thoại. Tôi cẩn thận kiểm tra chiếc điện thoại nhưng vẫn không tìm ra lỗi nào. Tôi nói với ông mọi thứ vẫn ổn, điện thoại vẫn chạy tốt.

Ông lão nhìn tôi rơm rớm nước mắt rồi hỏi: “Thế tại sao từ lâu rồi lão không nhận được cuộc điện thoại nào của con lão”.

Tôi chết lặng trước câu hỏi của ông.

(Theo Quà tặng cuộc sống)

Hãy viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên.

Câu 3: (5.0 điểm)

Từ quan niệm của Chế Lan Viên về chất muối trong mỗi vần thơ:

“Cái kết tinh của một vần thơ và muối bể

Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu”

(Đối thoại mới – Chế Lan Viên)

Em hãy tìm thứ “muối thơ” qua một số bài thơ em biết.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

Câu 1.

a. Phương pháp: căn cứ các biện pháp tu từ đã học

Cách giải:

- Liệt kê:

+ người mẹ, người vợ, người em; 

-> Tác dụng: Nhấn mạnh đối tượng của sự hy sinh.

+ Trường Sơn, Hồng Hà, Cửu Long.

-> Tác dụng: Khẳng định công lao to lớn và sự mất mát đau thương của những tiền nhân cho Tổ quốc.

- So sánh:  Trường Sơn ngút ngàn dễ gì đo được; Hồng Hà, Cửu Long đâu thể sánh cùng.

=> Nhấn mạnh nỗi đau, sự mất mát không gì có thể sánh nổi đồng thời ca ngợi công lao của tiền nhân đối với đất nước.

b. Phương pháp: căn cứ Lựa chọn trật tự từ trong câu

Cách giải:

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

*Nêu vấn đề: Mối quan hệ của con cái với cha mẹ.

*Giải thích vấn đề:

- Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ huyết thống và cùng với quan hệ vợ - chồng, anh- em nó cũng là mối quan hệ cơ bản cấu thành một gia đình.

- Giữa cha mẹ và con cái cần có sự quan tâm, chăm sóc, sẻ chia và yêu thương lẫn nhau. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái trưởng thành và con cái cần phải báo hiếu với cha mẹ.

- Câu chuyện trên phản ánh một thực trạng trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái là sự lỏng lẻo, con cái vô tâm, không quan tâm, chia sẻ với cha mẹ.

 *Phân tích, bàn luận vấn đề:

- Vai trò của sự quan tâm, sẻ chia giữa cha mẹ và con cái:

+ Sự quan tâm, sẻ chia giữa con cái và cha mẹ làm cho mối quan hệ trở nên bền chặt, khăng khít hơn.

+ Quan tâm, sẻ chia của con cái với cha mẹ còn là biểu hiện của lòng hiếu thảo và sự tôn kính.

- Hiện nay, trong xã hội hiện đại, sự quan tâm, sẻ chia giữa con cái và cha mẹ trở nên mờ nhạt, không còn diễn ra thường xuyên.

- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

- Giải pháp khắc phục:

*Liên hệ bản thân:

Em đã làm gì để cải thiện mối quan hệ của mình với cha mẹ? Hãy chia sẻ đôi điều với bạn bè của mình về quan hệ giữa mình và cha mẹ để giúp các thế hệ cùng trang lứa với mình hiểu nhiều về gia đình mình hơn.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Giới thiệu chung

2. Giải thích nhận định

3. Phân tích, chứng minh

- Học sinh có thể lựa chọn vài tác phẩm đã học trong chương trình lớp 9 để chứng minh cho nhận định: Làng, Sang thu,…

- Với mỗi tác phẩm học sinh cần phát hiện những điểm mới mẻ trên cả hai phương diện Nội dung và Nghệ thuật.

Ví dụ: Tác phẩm Làng – Kim Lân

- Nội dung

- Nghệ thuật

4. Bàn luận

- Đây là quan điểm hết sức chính xác về hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ.

- Để có những tác phẩm giàu cảm xúc, có giá trị đòi hỏi người nghệ sĩ phải lao động nghệ thuật nghiêm túc, say mê và không ngừng sáng tạo.

- Mọi sáng tạo phải bắt rễ, đào sâu từ hiện thực cuộc sống và đem những gì tinh túy nhất của cuộc sống vào trong tác phẩm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 5

Câu 1: (4 điểm)

Ngạn ngữ Pháp có câu: “Đừng sống theo điều anh ước muốn mà hãy sống theo điều anh có thể” còn Nelson Mandela lại khẳng định: “Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc”

Trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.

Câu 2: (6 điểm)

Người xưa thường nói chất thơ của thơ nằm ở ngoài lời, ở những chỗ im lặng. Nhà thơ Tố Hữu cũng nói: “Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng dội vang rất đa dạng và tinh tế”

(Theo giáo trình Lí luận văn học, tập hai, NXB Đại học Sư Phạm, 2016)

Viết bài văn nghị luận về những chỗ im lặng có sức dội vang trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Truyện Kiều) của Nguyễn Du và bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Du.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

Câu 1.

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

*Nêu vấn đề.

*Giải thích vấn đề:

- Đừng sống theo điều anh ước muốn mà hãy sống theo điều anh có thể.

- Người chiến thắng là người biết ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc.

- Hai câu nói trên bổ sung ý nghĩa cho nhau. Từ hai câu nói ta có thể rút ra bài học: Trong cuộc sống, con người cần có ước mơ và phải cố gắng hết mình nhưng cần phải thực tế và tìm kiếm thành công trong giới hạn năng lực của mình.

*Phân tích, bàn luận vấn đề:

- Tại sao còn người cần tìm kiếm thành công trong khả năng của mình?

- Phê phán những con người sống thiếu thực tế và không biết ước mơ.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

1. Giới thiệu vấn đề

- Giới thiệu nhận định

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Nguyễn Du), Ánh trăng (Nguyễn Duy)

2. Giải thích vấn đề

3. Chứng minh vấn đề

a. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

- Giới thiệu nội dung đoạn trích

- Giá trị nội dung:

+ Cảnh ngộ cô đơn, bất hạnh, lẻ loi của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

+ Nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ tha thiết cháy bỏng.

+ Nỗi buồn đau, cô đơn và dự cảm tương lai bất hạnh, đầy sóng gió của Thúy Kiều.

- Giá trị nghệ thuật:

b. Bài thơ Ánh trăng

4. Bình luận

- Để có thể tạo ra chất thơ cho thơ, người sáng tác cần lao động nghệ thuật nghiêm túc, không ngừng sáng tạo.

- Viết bằng trái tim nhiệt huyết, đồng cảm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Ngọc QuếĐể xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF