YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trần Nguyên Hãn

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa HK1 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trần Nguyên Hãn dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1. Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích của dung dịch HCl 1M đã dùng?

A. 100ml                             B. 50ml                             C. 200ml                           D. 320ml

Câu 2. Để trung hoà 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. CTPT của X là:

A. C3H5N                            B. C2H7N                          C. CH5N                           D. C3H7N

Câu 3. Muối C6H5N2+Cl sinh ra khi cho anilin phản ứng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0 – 5°C). Để điều chế được 23,885 gam C6H5N2+Cl (hiệu suất 85%), lượng NaNO2 và anilin cần vừa đủ là:

A. 0,1 mol và 0,1 mol          B. 0,2 mol và 0,2 mol        C. 0,2 mol và 0,1 mol       D. 0,4 mol và 0,2 mol

Câu 4. Cho 4,5 gam amin X đơn chức, bậc 1 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 8,15 gam muối. Tên gọi của X là:

A. alanin                              B. đietyl amin                    C. đimetyl amin                D. etyl amin

Câu 5. Trung hòa 6,75 gam amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,225 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 2.                                    B. 4.                                  C. 3.                                  D. 1.

Câu 6. Muối C6H5N2Cl (phenylđiazoni clorua) được sinh ra khi cho C6H5NH2 tác dụng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0 – 5°C). Để điều chế được 14,05 gam C6H5N2Cl (với hiệu suất 100%), lượng C6H5NH2 và NaNO2 cần dùng vừa đủ là:

A. 0,1 mol và 0,4mol           B. 0,lmol và 0,2mol           C. 0,1 mol và 0,1 mol       D. 0,1 mol và 0,3 mol 

Câu 7. Cho 13,5 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch chứa 24,45 gam hỗn hợp muối. Giá trị của X là

A. 1,0.                                 B. 0,5                                C. 2,0                                D. 1,4

Câu 8. Hỗn hợp X gồm metylamin, etỵlamin và propylamin có tổng khối lượng 21,6 gam là và tỉ lệ về số mol là 1:2:1. Cho hỗn hợp X trên tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối?

A. 36,2 gam                         B. 39,12 gam                     C. 43,5 gam                      D. 40,58 gam

Câu 9. Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm hai amin, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với HCl dư, thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của hai amin trong hỗn hợp X là

A. CH3NH2 và C2H5NH2.                                            B. C2H5NH2 và C3H7NH2.  

C. C3H7NH2 và C4H9NH2.                                            D. CH3NH2 và (CH3)3N.

Câu 10. Để phản ứng hết với 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl 0,8 M cần bao nhiêu gam hỗn hợp gồm metyl amin và etyl amin có tỉ khối so với H2 là 17,25?

A. 41,4 gam    

B. 40,02 gam  

C. 51,57 gam

D. 33,12 gam

Câu 11. Cho 26 gam hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở, bậc một có số mol bằng nhau tác dụng hết với HNO2 ở nhiệt độ thường thu được 11,2 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của hai amin là:

A. CH5N và C4H11N           B. C7H7N và C3H9N         C. C2H7N và C4H11N        D. A hoặc B.

Câu 12. Cho 14,835 gam hỗn hợp X gồm 3 amin no, mạch hở, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 25,785 gam hỗn hợp muối. Biết khối lượng phân tử các amin đều nhỏ hơn 80. Công thức phân tử của các amin?

A. CH3NH2, C2H5NH2 và C3H7NH2                            B. C2H3NH2, C3H5NH2 và C4H7NH2

C. C2H5NH2, C3H7NH2 và C4H9NH2                           D. C3H7NH2, C4H9NH2 và C5H11NH2

Câu 13. X và Y là 2 amin đơn chức mạch hở lần lượt có phần trăm khối lượng N là 31,11% và 23,73%. Cho m gam hỗn hợp gồm X và Y có tỉ lệ số mol tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa 44,16 gam muối. m có giá trị là:

A. 22,2 gam                        B. 22,14 gam                     C. 26,64 gam                    D. 17,76 gam

Câu 14. X là amin no đơn chức, mạch hở và Y là amin no 2 chức, mạch hở có cùng số cacbon.

- Trung hòa hỗn hợp gồm a mol X và b mol Y cần dung dịch chứa 0,5 mol HCl và tạo ra 43,15 gam hỗn hợp muối.

- Trung hòa hỗn hợp gồm b mol X và a mol Y cần dung dịch chứa 0,4 mol HCl và tạo ra p gam hỗn hợp muối.

p có giá trị là:

A. 40,9 gam                        B. 38 gam                          C. 48,95 gam                    D. 32,525 gam

Câu 15. Cho 27,45 gam hỗn hợp X gồm amin đơn chức, no, mạch hở Y và anilin tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch HCl 1M. Cũng lượng hỗn hợp X như trên khi cho phản ứng với nước brom dư, thu được 66 gam kết tủa. Công thức phân tử của Y là:

 A. C3H9N                            B. C2H7N                          C. C4H11N                         D. CH5N

Câu 16. Cho 13,8 gam hỗn hợp X gồm axit fomic, metỵlenđiamin và etanol phản ứng hết với Na dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Mặt khác 13,8 gam X tác dụng vừa hết với V lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của V là:

A. 0,1                                  B. 0,2                                C. 0,3                                D. 0,4

Câu 17. Cho 1,52 gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức (trộn với số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl, thu được 2,98 gam muối. Kết luận nào sau đây không chính xác?

A. Nồng độ mol/1 dung dịch HCl 0,2M                       B. Số mol của mỗi chất 0,02 mol 

C. Công thức của 2 amin CH5N và C2H7N                D. Tên gọi của 2 amin metỵlamin và etylamin

Câu 18. Cho một hỗn hợp chứa NH3, C6H5NH2 và C6H5OH. A được trung hòa bởi 0,02 mol NaOH hoặc 0,01 mol HCl. A cũng phản ứng vừa đủ với 0,075 mol Br2 tạo kết tủa. Số mol các chất NH3, C6H5NH2 và C6H5OH lần lượt là:

A. 0,010 mol; 0,005 mol và 0,020 mol.                         B. 0,005 mol; 0,005 mol và 0,020 mol.

C. 0,010 mol; 0,020 mol và 0,005 mol.                         D. 0,010 mol; 0,010mol và 0,020 mol.

Câu 19. Cho 5,2 gam hỗn hợp Y gồm hai amin đơn chức, no, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 8,85 gam muối. Biết trong hỗn hợp, số mol hai amin bằng nhau. Công thức phân tử của 2 amin là:

A. CH5N và C2H7N            B. C2H7N và C3H9N         C. C2H7N và C4H11N       D. CH5N và C3H9N

Câu 20. Cho 5,9 gam amin no, đơn chức X tác dụng với lượng dư dung dịch NaNO2/HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất hữu cơ Y. Oxi hóa Y sau một thời gian thu được sản phẩm có chứa một anđehit và một axit, lấy sản phẩm đem phản ứng với Na dư thu được 1,344 lít H2. Biết hiệu suất oxi hóa tạo axit là 20%. Xác định CTCT của X.

A. CH3NH2                         B. C2H5NH2                      C. (CH3)2CHNH2             D. CH3CH2CH2NH2

Câu 21. Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 80. Trong phân tử X nito chiếm 19,18% về khối lượng. Cho X tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm KNO2 và HCl thu được ancol Y. Oxi hóa không hoàn toàn Y thu được xeton Z. Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Tách nước Y chỉ thu được mỗi anken duy nhất.

B. Trong phân tử X có một liên kết pi .

C. Tên thay thế của Y là propan-2-ol.

D. Phân tử X có mạch cacbon không phân nhánh. Câu 22. Cho 24,9 gam hỗn hợp A gồm anlylamin, etylamin, metylamin, isopropylamin phản ứng với dung dịch HCl dư thì sau phản ứng thu được 43,15 gam muối. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 24,9 gam hỗn hợp trên bằng lượng O2 vừa đủ. Sau phản ứng thu được 26,88 lít CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng anlylamin trong hỗn hợp là:

A. 45,78%                           B. 22,89%                         C. 57,23%                         D. 34,34%

Câu 23. Cho 20 gam hỗn hợp X gồm ba amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam muối. Đốt cháy m gam X thu được sản phẩm cháy dẫn qua bình đựng Ca(OH)2 thấy xuất hiện 15 gam kết tủa. Đun nóng dung dịch lại thấy xuất hiện thêm 8,75 gam kết tủa nữa. Biết tỉ lệ mol của các amin theo thứ tự từ amin nhỏ đến amin lớn là 1:10:5, công thức của 3 amin và giá trị m là:

A. CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2;m = 4,57 g             

B. C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2; m = 6,25 g 

C. CH3NH2, C2H5NH2, C3H7NH2; m = 6,25 g          

D. C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2; m = 4,57 g

Câu 24. 16,05 gam hỗn hợp X gồm 1 amin thơm, đơn chức và 1 amin no, đơn chức, mạch hở, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl dư thấy tạo ra 25,175 gam muối. Đốt cháy hết lượng muối tạo thành thu được

20,16 lít CO2 (đktc). Mặt khác cho m gam X phản ứng hết với dung dịch brom dư thấy xuất hiện (x/3 + 15y/14) gam kết tủa. Nếu đốt cháy m gam hỗn hợp X thì sản phẩm cháy có VCO2 : VH2 = x : y (tỉ lệ tối giản). m có giá trị gần nhất với:

A. 24   

B. 25  

C. 24,5           

D. 23

Câu 25. Cho 26 gam hỗn hợp 2 amin no đơn chức mạch hở bậc một có số mol bằng nhau tác dụng hết với axit nitrơ ở nhiệt độ thường thu được 11,2 lít N2 (đktc). Kết luận nào sau đây là sai? 

A. 2 amin trên có thể là 2 đồng đẳng kế tiếp.              

B. Nếu đốt cháy hoàn toàn 26 gam hỗn hợp X thu được 55 gam CO2.

C. Tổng khối lượng 2 ancol sinh ra là 26,5 gam

D. Cho amin có phân tử khối nhỏ tác dụng với CH3I theo tỉ lệ mol 1:1 thu được amin bậc hai có phần trăm khối lượng nitơ là 19,178%.

Câu 26. Hỗn hợp A chứa 2 chất hữu cơ có cùng công thức phân tử CmHnO2N. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp A bằng 852,5 ml dung dịch NaOH 1M được dung dịch X và hỗn hợp Y gồm 2 amin. Cho Y phản ứng hoàn toàn với NaNO2 trong dung dịch HCl ở 0 - 5°C được hỗn hợp Z gồm 2 ancol là đồng đẳng liên tiếp. Thực hiện tách nước Z trong H2SO4 đặc 140°C thu được hỗn hợp T. Trong T tổng khối lượng của các ete là 8,04 gam (hiệu suất ete hóa của các ancol đều là 60%). Cô cạn dung dịch X được 54,4 gam chất rắn. Nung chất rắn này với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí T (đktc). Phần trăm khối lượng của amin có KLPT nhỏ trong hỗn hợp Y gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 28%.                               B. 29%.                             C. 30%.                             D.31%. 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

B

D

A

C

A

B

A

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

C

C

B

A

D

B

B

B

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

D

A

B

A

D

B

 

 

 

 

 

Đề số 2

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn amin X thu 4,48 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam nước. Tính thể tích không khí tối thiểu để đốt X?

 A. 24 lít                               B. 34 lít                             C. 43 lít                             D. 42 lít

Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no, đơn chức đổng đẳng liên tiếp, thu được hỗn hợp sản phẩm và hơi nước với tỉ lệ: VCO2 :VH O2 =8:17. Công thức của 2 amin là

 A. C2H5NH2 và C3H7NH2                                            B. C3H7NH2 và C4H9NH2 

 C. CH3NH2 và C2H5NH2                                             D. C4H9NH2 và C5H11NH2

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng không khí vừa đủ, thu được 0,4 mol CO2; 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2, trong đó N2 chiếm 80% thể tích không khí. Giá trị của m là

 A. 9,0                                  B. 6,2                                C. 49,6                              D. 95,8

Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn V lít amin X bằng lượng O2, đủ tạo 8V lít hỗn hợp gồm khí CO2, N2 và hơi nước (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện). Amin X tác dụng HNO2 ở nhiệt độ thường tạo khí N2. X là

 A. CH3CH2CH2NH2           B. CH2=CHCH2NH2        C. CH3CH2NHCH3          D. CH2=CHNHCH3

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp gổm đimetylamin và 2 hiđrocacbon là đổng đẳng kế tiếp thu được 140 ml CO2 và 250 ml hơi nước (các khí đo ở cùng điểu kiện). Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon?

 A. C2H4 và C3H6                 B. C2H2 và C3H4               C. CH4 và C2H6                D. C2H6 và C3H8

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 10,125 gam H2O; 8,4lít CO2 và l,4 lít N2 ở đktc. Amin X có bao nhiêu đồng phân bậc một?

 A. 2                                     B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chứa các amin no, đơn chức, mạch hở cần vừa đủ 15,12 lít khí O2 (đktc), thu được 9,9 gam H2O. Nếu cho toàn bộ lượng amin trên phản ứng với dung dịch HC1 thì cần vừa đủ V lít dung dịch HC1 0,5 M. Giá trị của V là

 A. 0,275                              B. 0,105.                           C. 0,300.                           D. 0,200.

Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn amol hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức liên tiếp nhau thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Giá trị của a là:

  A0,05 mol      B. 0,1 mol       C. 0,15 mol     D. 0,2 mol

Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 3 amin đồng đẳng bằng một lượng không khí vừa đủ, thu được 5,376 lít CO2, 7,56 gam H2O và 41,664 lít N2 (các thể tích khí đo được ở điều kiện tiêu chuẩn, O2 chiếm 20% thể tích không khí, N2 chiếm 80% thể tích không khí). Giá trị của m là:

 A. 10,80 gam                      B. 4,05 gam                       C. 5,40 gam                      D. 8,10gam

Câu 10. Hỗn hợp  X gồm một amin và O2, (lấy dư so với lượng phản ứng). Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X thu được 105 ml hỗn hợp khí gồm CO2, hơi nước, O2 và N2. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch H2SO4 đặc thấy còn 91 ml. Tiếp tục cho qua dung dịch KOH đặc thấy còn 83 ml. Vậy công thức của amin đã cho là:

 A. CH5N                             B. C3H9N                          C. C2H7N                          D. C4H12N2

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

A

A

C

A

D

B

C

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

B

A

D

D

C

B

B

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

C

A

A

D

C

B

A

 

 

 

Đề số 3

Câu 1. Cho sơ đồ chuyển hoá:  

X, Y lần lượt là

A. C2H5NH3Br, C2H5NH2                                            B. (CH3)2NH2Br, (CH3)2NH

C. C2H5NH3Br, C2H5NH3ONa                                    D. C2H5NH2, C2H5NH3Br

Câu 2. Hãy chọn trình tự tiên hành nào trong các trình tự sau để phân biệt dung dịch các chất: CH3NH2, H2NCH2COOH, CH3COONH4, albumin.

A. Dùng quỳ tím, dùng dung dịch HNO3 đặc, dùng dung dịch NaOH

B. Dùng quỳ tím, dùng Ca(OH)2

C. Dùng Cu(OH)2 , dùng phenolphtalein, dùng dung dịch NaOH

D. Dùng quỳ tím, dùng dung dịch CuSO4, dùng dung dịch NaOH

Câu 3. Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào, sẽ xảy ra hiện tượng:

A. Lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẩn đục lại 

B. Lúc đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị vẩn đục và cuối cùng trở lại trong suốt.

C. Dung dịch trong suốt.

D. Dung dịch bị vẩn đục hoàn toàn

Câu 4. Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa các nguyên tố C, H, N trong đó có 23,72% khối lượng N. X tác dụng với HC1 theo tỉ lệ mol 1:1. Câu trả lời nào sau đây là không đúng

A. X là hợp chất amin              

B. Cấu tạo của X là amin no, đơn chức

C. Nếu công thức của X là  thì có mối liên hệ là 2x- y= 45.

D. Nếu công thức của X là thì  z=1.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng

A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng một hay nhiều gốc Hiđrocacbon

B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin

C. Tùy thuộc vào cấu trúc của gốc Hiđrocacbon, có thể phân biệt amin no, chưa no và thơm

D. Amin có từ hai nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đổng phân.

Câu 6. Để phân biệt anilin và etylamin đựng trong 2 lọ riêng biệt, ta dùng thuốc thử nào sâu đây?  

A. Dung dịch Br2

B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch NaOH

D. Dung dịch AgNO3

Câu 7. Cho dãy các chất: CH3-NH2, NH3, C6H5NH2 (anilin), NaOH. Chất có lực bazơ nhỏ nhất trong dãy là

A. CH3-NH2                        B. NH3                              C. C6H5NH2                      D. NaOH  

Câu 8. Dãy gồm các chất đều có khả năng làm đổi màu dung dịch quì tím ẩm là

A. CH3NH2, C6H5OH, HCOOH

B. C6H5NH2, C2H5NH2, HCOOH

C. CH3NH2, C2H5NH2, H2N-CH2-COOH

D. CH3NH2, C2H5NH2, HCOOH.

Câu 9. Chất nào sau đây là amin no, đơn chức, mạch hở?

A. CH3N.                            B. CH4N.                          C. CH5N.                          D. C2H5N

Câu 10. Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng?

(1) Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.

(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dẩn theo chiều tăng của khối lượng phân tử.

(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm

(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.

A. (1), (2), (4).                   B. (2), (3), (4).                    C. (1), (2), (3).                  D. (1), (2).

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

A

C

B

A

C

D

C

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

A

B

B

B

A

A

A

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

C

D

D

D

C

B

B

C

A

 

Đề số 4

Câu 1: Cho 0,1 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam xà phòng. Giá trị của m là

A. 91,8.                               B. 27,6.                          C. 86.                             D. 14,4.

Câu 2: Thuốc thử phân biệt glucozơ với fructozơ là

A. dung dịch AgNO3/NH3                                        B. H2.

C. dung dịch Br2.                                                      D. Cu(OH)2.

Câu 3: Hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng  X cần dùng vừa đủ 3,976 lít O2 ở đktc, thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác X tác dụng với dung dịch NaOH thu được 1 muối và 2 ancol   là đồng  dẳng kế tiếp. Công thức phân tử của 2este trong X là:

A. C2H4O2, C5H10O2          B. C3H6O2, C4H8O2        C. C2H4O2, C3H6O2       D. C3H4O2, C4H6O2

Câu 4: Đun nóng dd chứa 54g glucozơ với lượng dư dd AgNO3 /NH3 thì lượng Ag tối đa thu đựơc là m gam. Hiệu suất pứ đạt 75%.  Giá trị m là.

A. 48,6                                B. 24,3g.                        C. 64,8                           D. 32,4

Câu 5: Phát biểu không đúng là

A. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.

B. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.

C. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như tinh bột đều cho cùng một monosaccarit.

D. Dung dịch fructozơ  tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam

Câu 6: Trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ.Phản ứng nào sau đây để nhận biết sự có mặt glucozơ có trong nước tiểu?

A. Cu(OH)2 hay Na                                                  B. . Cu(OH)2 hay H2/Ni,t0

C. NaOH hay AgNO3/NH3                                      D. Cu(OH)2 hay AgNO3/NH3

Câu 7: Có thể phân biệt xenlulozơ với tinh bột nhờ phản ứng

A. với dung dịch iôt.          B. với kiềm.                   C. với axit H2SO4.         D. thuỷ phân.

Câu 8: Phản ứng hóa học đặc trưng của este là:

A. Phản ứng oxi hóa.                                                B. Phản ứng xà phòng hóa.

C. Phản ứng este hóa.                                               D. Phản ứng trung hòa.

Câu 9: Nếu dùng 1 tấn khoai chứa 20% tinh bột thì thu được bao nhiêu kg glucozơ ? Biết hiệu suất phản ứng là 70%.

A. 160,55                            B. 155,55                       C. 165,65                       D. 150,64

Câu 10: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được đều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,70kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì khối lượng xenlulozơ cần dùng là bao nhiêu kg ?

A. 24,39.                             B. 15.                             C. 14,58.                        D. 18.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

B

A

C

D

A

B

B

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

A

C

C

D

D

D

C

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

A

B

B

B

D

C

A

D

C

 

Đề số 5

Câu 1: Triolein có công thức là

A. (C15H31COO)3C3H5.                                             B. (C17H35COO)3C3H5.

C. (C17H33COO)3C3H5.                                             D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu 2: Các chất: glucozơ, sacarozơ, glixerol, fructozơ có tính chất hóa học chung nào sau đây?

A. Đun nóng với AgNO3 trong dung dịch NH­3 cho kết tủa Ag.

B. Thủy phân trong dung dịch axit cho các monosaccarit nhỏ hơn.

C. Hoà tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.

D. Đun nóng với Cu(OH)2 trong dung dịch kiềm có kết tủa đỏ gạch.

Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):

Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Chất Y trong sơ đồ trên là

A. CH3OH.                         B. C2H5OH.                   C. CH3COOH.              D. C6H12O6.

Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam este đơn chức, mạch hở X với 100 ml ddKOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6 gam một ancol Y. Tên gọi của X là

A. etyl fomat.                     B. etyl axetat.                C. propyl axetat.            D. etyl propionat.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thủy phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ.

B. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fuctozơ có nhóm chức CHO.

C. Thủy phân xenlulozơ thu được glucozơ.

D. Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc.

Câu 6: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

A. kim loại Na.                                                B. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng.

C. H2 (Ni, to).                                      D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.

Câu 7: Amilopectin có cấu tạo:

A. Mạng không gian.          B. Mạch vòng.               C. Mạch phân nhánh.     D. Mạch thẳng.

Câu 8: Cho các hóa chất sau: axit axetic (CH3COOH), axit fomic (HCOOH), metanol (CH3OH), etanol (C2H5OH), axit sunfuric đặc, nước, natri hiđroxit đặc. Để điều chế este CH3COOCH3 cần dùng các hóa chất nào sau đây?

A. axit axetic, metanol, axit sunfuric đặc.                 B. axit fomic, metanol, nước.

C. axit axetic, etanol, axit sunfuric đặc.                    D. axit axetic, metanol, natri hiđroxit đặc.

Câu 9: Cho 18 gam glucozơ tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3, đun nóng. Lượng muối hữu cơ thu được sau phản ứng hoàn toàn là

A. 21,3 gam.                       B. 29,3 gam.                  C. 10,8 gam.                  D. 8 gam.

Câu 10: Cho các chất sau: metyl axetat, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và fructozơ. Số chất bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit H2SO4 loãng là

A. 5.                                    B. 6.                               C. 7.                               D. 4.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

C

11

D

21

D

2

C

12

C

22

B

3

B

13

C

23

D

4

B

14

C

24

B

5

C

15

A

25

A

6

D

16

B

26

A

7

C

17

A

27

A

8

A

18

C

28

D

9

A

19

B

29

D

10

D

20

B

30

D

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trần Nguyên Hãn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF