Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Chuyên Lam Sơn. Đề thi bao gồm các câu trắc nghiệm có đáp án. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2021-2022 |
Đề số 1
Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng về độ ngọt của glucozơ và fructozơ so với đường mía?
A. Cả hai đều ngọt hơn.
B. Cả hai đều kém ngọt hơn.
C. Glucozơ kém hơn, còn fructozơ ngọt hơn.
D. Glucozơ ngọt hơn, còn fructozơ kém ngọt hơn.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó). Sau phản ứng thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,22 gam nước. Xà phòng hoá m gam X (H = 90%) thì thu được khối lượng glixerol là
A. 0,414 gam
B. 1,242 gam
C. 0,828 gam
D. 0,46 gam
Câu 3: Những chất nào có phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam?
A. Glucozơ và Fructozơ
B. Glucozơ và OH-CH2-CH2-CH2-OH
C. Fructozơ và ancol etylic
D. Glixerin và OH-CH2 -CH=CH2
Câu 4: Cho các chất sau: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z) và etyl propionat (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng của nhiệt độ sôi là ?
A. Y, T, X, Z.
B. T, X, Y, Z.
C. T, Z, Y, X.
D. Z, T, Y, X.
Câu 5: Rót H2SO4 đặc vào cốc đựng chất A màu trắng thấy A dần dần chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu và cuối cùng thành một khối đen xốp, bị bọt khí đẩy lên miệng cốc. A là chất nào trong các chất sau:
A. NaCl
B. CO2 rắn
C. Saccarozơ
D. CuSO4 khan
Câu 6: Cho dãy các chất: phenyl axetat, metyl benzoat, metyl metacrylat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, triolein, vinyl axetat, tristearin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH loãng (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 6.
B. 7.
C. 5.
D. 8.
Câu 7: Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccarozơ với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm:
A. H2S và CO2.
B. H2S và SO2.
C. SO3 và CO2.
D. SO2 và CO2
Câu 8: Từ ancol etylic và các chất vô cơ cần thiết, ta có thể điều chế trực tiếp ra các chất nào sau đây ?
(1). Axit axetic; (2). Axetanđehit; (3). Buta-1,3-đien; (4). Etyl axetat.
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (2) và (4)
C. (1), (3) và (4)
D. (1), (2), (3) và (4)
Câu 9: Hợp chất hữu cơ X có trong tự nhiên, khi tác dụng với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc, đun nóng tạo ra hợp chất hữu cơ Y rất dễ cháy, nổ mạnh có ứng dụng làm thuốc súng không khói. Vậy X là
A. Toluen
B. Tinh bột
C. Phenol
D. Xenlulozơ
Câu 10: Có các nhận định sau:
(1) Axit salixylic còn có tên gọi khác là axit o-hiđroxibenzoic
(2) Axit oleic và axit linoleic là đồng phân của nhau
(3) Axit axetyl salixylic tác dụng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1:2 về số mol
(4) Khi thủy phân chất béo luôn thu được glixerol.
Số nhận định sai là
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Câu 11: Trong quá trình sản xuất đường mía, để tẩy màu nước đường người ta dùng khí nào sau đây?
A. CO2
B. HCl
C. SO2
D. Cl2
Câu 12: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 13: Ở động vật, tinh bột được dự trữ dưới dạng glicogen ở trong:
A. Dạ dày
B. Máu
C. Gan
D. Ruột
Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
Câu 15: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Thể tích axit nitric 99,67% có d = 1,52g/ml cần để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 90% là
A. 27,72 lít
B. 32,52 lít
C. 26,52 lít
D. 11,2 lít
Câu 16: Cho sơ đồ chuyển hoá:
Triolein + H2 dư (Ni, to) à X à Y à Z
Tên của Z là
A. axit oleic.
B. axit linoleic.
C. axit stearic.
D. axit panmitic.
Câu 17: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
A. hoà tan Cu(OH)2.
B. trùng ngưng.
C. tráng gương.
D. Thủy phân.
Câu 18: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
A. metyl fomat.
B. etyl axetat.
C. metyl axetat.
D. n-propyl axetat.
Câu 19: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành ancol etylic. Lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu nếu ancol bị hao hụt mất 10% trong quá trình sản xuất?
A. 2 kg
B. 0,92 kg
C. 1,8 kg
D. 0,46 kg
Câu 20: Thuỷ phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z không thể là
A. metyl propionat.
B. metyl axetat.
C. etyl axetat.
D. vinyl axetat.
Câu 21: Chỉ dùng duy nhất một thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được 4 lọ mất nhãn chứa các chất sau: dung dịch glucozơ ; ancol etylic ; glixerol và anđehit axetic.
A. Cu(OH)2
B. Na
C. NaOH
D. Ag2O/NH3
Câu 22: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là
A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.
B. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa.
C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa.
D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.
Câu 23: Trong quá trình chuyển hoá tinh bột trong cơ thể, chất nào sau đây không phải là sản phẩm của quá trình đó?
A. Đextrin
B. Saccarozơ
C. Glicogen.
D. Mantozơ.
Câu 24: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo phương trình phản ứng: C4H6O4 + 2NaOH → 2Z + Y.
Để oxi hoá hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO (đun nóng), sau phản ứng tạo thành a mol chất T (biết Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là
A. 44 đvC.
B. 58 đvC.
C. 82 đvC.
D. 118 đvC.
Câu 25: Cho các dung dịch chứa các chất tan : glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol, vinyl axetat, anđehit fomic. Những dung dịch vừa hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, vừa làm mất màu nước brom là?
A. glucozơ, mantozơ, axit fomic, vinyl axetat
B. glucozơ, mantozơ, axit fomic
C. glucozơ, mantozơ, fructozơ, saccarozơ, axit fomic
D. fructozơ, vinyl axetat, anđehit fomic, glixerol, glucozơ, saccarozơ
Câu 26: Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic và một ancol. Cho toàn bộ lượng ancol thu được ở trên tác dụng với Na (dư), sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Hỗn hợp X gồm
A. một axit và một este.
B. một este và một ancol.
C. hai este.
D. một axit và một ancol.
Câu 27: Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc:
A. α-glucozơ
B. α-fructozơ
C. β-glucozơ
D. β-fructozơ
Câu 28: Cho m gam một este E vào một lượng vừa đủ KOH đun nóng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 16,5 gam muối khan của một axit đơn chức và 6,9 gam một ancol đơn chức Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít khí (ở đktc). Tên của E là
A. etyl propionat
B. etyl acrylat
C. metyl metacrylat
D. etyl axetat
Câu 29: Thực hiện phản ứng thủy phân a mol mantozơ trong môi trường axit( Hiệu suất thủy phân là h), sau đó trung hòa axit bằng kiềm rồi cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với Ag2O dư trong NH3 thu được b mol Ag. Mối liên hệ giữa hiệu suất h với a và b là
A. h = (b - a) : a
B. h (b - 2a) : 2a
C. h = (b - a) : 2a
D. h (2b - a) : a
Câu 30: Cho 2,07 gam chất hữu cơ X (có công thức phân tử C7H6O3) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó làm khô, phần bay hơi chỉ có nước, phần rắn khan còn lại chứa hỗn hợp hai muối. Nung hai muối này trong oxi dư, thu được 2,385 gam Na2CO3 và m gam hỗn hợp khí và hơi. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1C |
2A |
3A |
4C |
5C |
6B |
7D |
8A |
9D |
10C |
11C |
12C |
13C |
14D |
15A |
16C |
17D |
18A |
19B |
20A |
21A |
22A |
23B |
24B |
25B |
26A |
27C |
28B |
29B |
30A |
Đề số 2
Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 6.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Câu 2: Khi thêm vôi vào nước mía sẽ làm kết tủa các axit hữu cơ, các protit. Khi ấy saccarozơ biến thành canxi saccarat tan trong nước. Trước khi tẩy màu dung dịch bằng SO2 người ta sục khí CO2 vào dung dịch nhằm
A. Tạo môi trường axit.
B. Trung hoà lượng vôi dư.
C. Chuyển hóa saccarat thành saccarozơ.
D. Cả B và C.
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(1) Nguyên nhân làm dầu mỡ bị ôi thiu là do các liên kết pi trong gốc hiđrocacbon của axit béo không no.
(2) Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường
(3) Thủy phân este trong môi trường axit luôn là phản ứng thuận nghịch.
(4) Các este đều có nhiệt độ sôi cao hơn axit có cùng số nguyên tử cacbon.
(5) Các chất béo đều không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
(6) Cho metyl axetat hoặc tristearin vào dung dịch NaOH đun nóng đều xảy ra phản ứng xà phòng hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 4: Glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng là
A. 24 gam
B. 40 gam
C. 50 gam
D. 48 gam
Câu 5: Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp ba axit C17H35COOH, C17H33COOH và C15H31COOH. Số loại trieste có thể được tạo thành chứa hai gốc axit trong số ba axit béo trên là
A. 9
B. 6
C. 12
D. 10
Câu 6: Lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 2,250 gam
B. 1,440 gam
C. 1,125 gam
D. 2,880 gam
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H35COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 8: Dãy gồm các chất đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. Glucozơ, glixerin, mantozơ, axit axetic
B. Glucozơ, glixerin, mantozơ, natri axetat
C. Glucozơ, glixerin, anđehitfomic, natri axetat.
D. Glucozơ, glixerin, mantozơ, ancol etylic.
Câu 9: Hợp chất CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOCH3 có tên gọi là
A. Metyl oleat
B. Metyl panmitat
C. Metyl stearat
D. Metyl acrylat
Câu 10: Ở trạng thái sinh lí bình thường, glucozơ trong máu người chiếm một tỉ lệ không đổi là:
A. 1,0 %
B. 0,01 %
C. 0,1 %
D. 10 %
Câu 11: Mệnh đề không đúng là
A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
Câu 12: Glucozơ có ứng dụng nào sau đây: (1) tiêm truyền ; (2) sản xuất kính xe ; (3) tráng gương ; (4) tráng ruột phích ; (5) nguyên liệu sản xuất ancol etylic?
A. (1) ; (3) ; (4) ; (5)
B. (3) ; (4) ; (5)
C. (1) ; (3) ; (4)
D. (1) ; (2) ; (3) ; (4)
Câu 13: Phát biểu đúng là
A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
B. Phản ứng giữa axit và ancol khi có H2SO4 đặc là phản ứng một chiều.
C. Tất cả các este phản ứng với dung dịch kiềm luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol.
D. Khi thủy phân chất béo luôn thu được C2H4(OH)2.
Câu 14: Chia 200 gam dung dịch hỗn hợp glucozơ và fructozơ thành hai phần bằng nhau:
• Phần 1: Tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 86,4 gam Ag kết tủa
• Phần 2: Phản ứng vừa hết với 28,8 gam Br2 trong dung dịch.
Nồng độ phần trăm của fructozơ trong dung dịch ban đầu là
A. 39,6 %
B. 16,2 %
C. 25,5 %
D. 33,3 %
Câu 15: Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1D |
2D |
3B |
4D |
5C |
6A |
7A |
8A |
9A |
10C |
11A |
12C |
13A |
14A |
15B |
16C |
17A |
18C |
19D |
20A |
21D |
22D |
23D |
24C |
25A |
26B |
27C |
28A |
29B |
30B |
Đề số 3
Câu 1: Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là:
A. C6H5 – COO – CH3.
B. CH3– COO– CH2–C6H5.
C. CH3– COO– C6H5.
D. C6H5– CH2– COO– CH3.
Câu 2: Cho dãy biến hoá: X là
X → Y → Z → K → cao su buna
A. Tinh bột.
B. Etylen.
C. Etyl clorua.
D. Butan.
Câu 3: Este nào sau đây thủy phân cho hỗn hợp 2 chất hữu cơ đều tham gia phản ứng tráng bạc?
A. CH3COOC2H5.
B. CH3COOCH=CH2.
C. HCOOCH2CH=CH2.
D. HCOOCH=CH– CH3.
Câu 4: Cho 360 gam glucozơ lên men tạo thành ancol etylic, khí sinh ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80 %. Vậy giá trị của m là
A. 200 gam.
B. 320 gam.
C. 400 gam.
D. 160 gam.
Câu 5: Hợp chất X có CTPT C4H6O2. Khi thủy phân X thu được 1 axit Y và 1 anđehit Z. Oxi hóa Z thu được Y. Trùng hợp X cho ra 1 polime. CTCT của X là
A. HCOOC3H5.
B. C2H3COOCH3.
C. CH3COOC2H3.
D. C3H5COOH.
Câu 6: Tại một nhà máy rượu, cứ 10 tấn tinh bột sẽ sản xuất được 1,5 tấn rượu etylic. Hiệu suất cả quá trình điều chế là
A. 26,4%
B. 15%
C. 85%
D. 32,7%
Câu 7: Lần lượt cho các chất: phenol, axit acrylic, axit fomic, metyl axetat phản ứng với Na, dung dịch NaOH đun nóng. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 8: Có 3 chất saccarozơ, mantozơ, anđehit axetic. Dùng thuốc thử nào để phân biệt?
A. AgNO3/NH3
B. Cu(OH)2/NaOH.
C. Dung dịch Br2
D. Na.
Câu 9: Este X có CTPT C4H8O2. Tên gọi của X là
Biết: X → Y1 + Y2 ; Y1 → Y2
A. isopropyl fomat.
B. etyl axetat.
C. metyl propionat.
D. n– propyl fomat.
Câu 10: Phản ứng nào sau đây không tạo ra glucozơ?
A. Lục hợp HCHO xúc tác Ca(OH)2.
B. Tam hợp CH3CHO.
C. Thủy phân mantozơ.
D. Thủy phân saccarozơ.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Đề số 4
Câu 1: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3(dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
A. 21,6 gam
B. 32,4 gam
C. 16,2 gam
D. 10,8 gam
Câu 2: Este nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm tạo ra 2 muối hữu cơ?
A. C6H5COOCH2CH=CH2.
B. CH2=CHCH2COOC6H5.
C. CH3COOCH=CHC6H5.
D. C6H5CH2COOCH=CH2.
Câu 3: Hỗn hợp A gồm glucozơ và tinh bột được chia thành hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO3(dư)/ NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hoà hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3(dư)/ NH3 thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là
A. 64,29% glucozơ và 35,71% tinh bột.
B. 64,71% glucozơ và 35,29% tinh bột.
C. 35,29% glucozơ và 64,71% tinh bột.
D. 35,71% glucozơ và 64,29% tinh bột.
Câu 4: Mệnh đề nào sau đây không đúng?
A. Metyl fomat có CTPT là C2H4O2.
B. Metyl fomat là este của axit etanoic.
C. Metyl fomat có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Thuỷ phân metyl fomat tạo thành ancol metylic và axit fomic.
Câu 5: Cho dãy các chất: glucozơ; xenlulozơ; saccarozơ; tinh bột; mantozơ. Số chất trong tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3 B. 5
C. 4 D. 2
Câu 6: Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần đúng là
A. C2H5Cl < CH3COOH < C2H5OH.
B. C2H5Cl < CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.
C. CH3OH < CH3CH2OH < NH3 < HCl.
D. HCOOH < CH3OH < CH3COOH < C2H5F.
Câu 7: Khí CO2 chiếm 0,03 % thể tích không khí. Thể tích không khí (ở đktc) để cung cấp CO2 cho phản ứng quang hợp để tạo ra 27 gam glucozơ là
A. 44800 lít
B. 672 lít
C. 67200 lít
D. 448 lít
Câu 8: Este mạch hở X có CTPT là C4H6O2. Số đồng phân tối đa có thể có của X là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 9: Xenlulozơ không phản ứng được với chất nào sau đây:
A. HNO3 đặc trong H2SO4 đặc, đun nóng
B. H2 có Ni xúc tác, đun nóng
C. Cu(OH)2 trong dung dịch NH3
D. CS2 trong dung dịch NaOH
Câu 10: Chất hữu cơ X mạch hở có CTPT C4H6O2, biết rằng:
X à muối Y à etilen
CTCT của X là
A. CH2=CH-CH2-COOH.
B. CH2=CHCOOCH3.
C. HCOOCH2–CH=CH2.
D. CH3COOCH=CH2.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Chuyên Lam Sơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !