YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Lê Thánh Tông

Tải về
 
NONE

Học247 mời các em học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Lê Thánh Tông dưới đây. Tài liệu này nhằm giúp các em ôn luyện kiến thức để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới đạt điểm thật cao. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

LÊ THÁNH TÔNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 120 phút

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu

Hỡi những bạn trẻ mà tôi yêu mến. Các bạn hoàn toàn có thể sống cuộc sống mà mình mong muốn. Thay vì sống cuộc sống cha mẹ các bạn muốn, cuộc sống mà xã hội cho rằng có tương lai, các bạn hoàn toàn có thể sống cuộc sống mình thực sự muốn sống, cuộc sống mà các bạn cho rằng có ý nghĩa với bản thân mình. Những người xung quanh sẽ ngăn cản bạn, nhưng họ đâu có thể sống thay cuộc sống của bạn? Khi bạn thấy mình yếu lòng và tự hỏi

“Thực sự sống như thế cũng được chăng?” hãy mỉm cười và trả lời “Có chứ!” Khi ta muốn đi con đường chưa ai đặt chân lên hoặc ít người biết đến, chuyện những người xung quanh ngăn cản ta là hết sức thường tình. Nhưng chỉ cần bạn quyết tâm tự mình cáng đáng mọi trách nhiệm đi kèm sự lựa chọn của mình thì bạn hoàn toàn có thể làm theo lời trái tim mách bảo và không cần phải quan tâm đến những gì người khác nói.

Tôi mong sao tất cả các bạn, dù chỉ một phút thôi, cũng có đủ dũng khí để làm chủ, tự nắm lấy tay lái điển khiển cuộc sống của mình, không phải sống cuộc sống chỉ lo đáp lại kỳ vọng của những người xung quanh. Các bạn hãy cố lên!

(Trích chương “Gửi những bạn trẻ tôi yêu mến”, sách “Yêu những điều không hoàn hảo” – Hae Min; NXB Nhã Nam năm 2018, trang 131)

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên.

Câu 2. (0.5 điểm) Theo lý giải của tác giả, vì sao chúng ta không nên quá để tâm đến những lời ngăn cản của mọi người?

Câu 3. (1,0 điểm) Em hãy tìm một dẫn chứng về một người dám sống cuộc sống mà mình mong muốn, ngay cả khi cha mẹ, mọi người xung quanh ngăn cản họ. Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện của họ trong vòng từ 3 – 4 câu.

Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng tình với quan điểm sau đây của tác giả: Chỉ cần bạn quyết tâm tự mình cáng đáng mọi trách nhiệm đi kèm sự lựa chọn của mình thì bạn hoàn toàn có thể làm theo lời trái tim mách bảo và không cần phải quan tâm đến những gì người khác nói không? Vì sao ?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn, không quá 200 chữ để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao chúng ta phải có dũng khí để làm chủ, tự nắm lấy tay lái điều khiển cuộc sống của mình”?

Câu 2. (5.0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp hung bạo của dòng sông Đà qua tùy bút Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2. Lý do chúng ta không nên quá quan tâm đến những ngăn cản của mọi người xung quanh: Những người xung quanh sẽ ngăn cản bạn, nhưng họ đâu có thể sống thay cuộc sống của bạn, khi ta muốn đi con đường chưa ai đặt chân lên hoặc ít người biết đến, chuyện những người xung quanh ngăn cản ta là hết sức thường tình.

Câu 3.

- Học sinh lấy được ví dụ về những doanh nhân, danh nhân, nghệ sĩ… dám có bản lĩnh sống cuộc sống mà mình mong muốn/ tấm guong anh Nguyễn Ngọc Mạnh cứu em bé rơi từ tầng 12 và bản lĩnh của anh trước những thị phi từ mạng xã hội quanh sự việc.

- Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện, không quá dài dòng, trả lời được 2 câu hỏi: ai? Như thế nào?

Câu 4. Học sinh tự do nêu quan điểm, có thể nêu theo 3 hướng:

- Đồng tình và giải thích được vì sao đồng tình

- Phản đối và giải thích được vì sao đồng tình

- Vừa đồng tình, vừa phản đối và giải thích được lí do trong mỗi yếu tố.

- Lưu ý: viết quá dài trừ 0.25 điểm

II. Phần làm văn

Câu 1.

A- Yêu cầu kĩ năng:

- Biết cách làm đoạn văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, đầy đủ (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)

- Bài làm có từ 1-2 dẫn chứng cụ thể trong đời sống

- Diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

B- Yêu cầu kiến thức:

- Học sinh trình bày theo suy nghĩ riêng của mình. HS có thể trả lời đồng ý/ không đồng ý nhưng cần có những kiến giải hợp lí, thuyết phục.

- Gợi ý 1 hướng trả lời (những ý cần đạt):

+ Nguyên nhân khách quan:

· Cuộc sống ngày càng thay đổi, đòi hỏi ta phải thích nghi. Ta chỉ thích nghi được khi ta tự làm chủ cuộc sống của mình.

· Cha mẹ thường hay kì vọng vào con cái, có xu hướng sống hộ, lo hộ cho con. Ta phải tỉnh táo nhận ra để không có tư duy, thói quen sống ỷ lại, tâm lý trông chờ.

+ Nguyên nhân chủ quan: Khi ta làm chủ cuộc đời mình, ta mới có thể là con người tự do, được thỏa mãn nhu cầu là chính mình.

Câu 2.

A- Yêu cầu kĩ năng : Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, ngôn ngữ diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

B- Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt được các yêu cầu về kiến thức sau đây:

I. Mở bài: Giới thiệu được tác phẩm Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và trích dẫn yêu cầu đề

II. Thân bài:

Khái quát về hình tượng sông Đà: được xây dựng với 2 cực tính cách đối lập: hung bao – trữ tình

1. Phân tích tính cách hung bạo của sông Đà:

- hung bạo của vách đá

- hung bạo của mặt ghềnh

- hung bạo của những hút nước trên sông

- hung bạo của âm thanh thác nước

- hung bạo của thạch trận sông Đà

2. Đánh giá nghệ thuật của nhà văn:

- Về nội dung: cái nhìn độc đáo về sông Đà, am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực (đời sống, giao thông, quân sự, thể thao)

- Về nghệ thuật: Phong cách độc đáo của nhà văn

+ hành văn linh hoạt, tài hoa

+ nghệ thuật nhân cách hóa, so sánh đặc sắc, liên tưởng độc đáo

III. Kết bài:

- Khẳng định giá trị của tác phẩm

- Khái quát về tình yêu quê hương, đất nước của nhà văn

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

(Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39, 40)

Câu 1: (0,5 điểm) Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích.

Câu 2: (0,5 điểm) Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

Câu 3: (1,0 điểm) Theo anh/chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được hiểu là gì?

Câu 4: (1,0 điểm) Anh/Chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại “là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.” không? Vì sao ?

II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc- hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống ?

Câu 2: (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả nhân vật Mị ở nhà thống lí Pá Tra:

Lần thứ nhất “… Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa… Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.

Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi…”.

Lần thứ hai “… Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng… Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi…

Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách…”.

(Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài; Ngữ văn 12, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2015).

Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích:

- Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

- Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Câu 2. Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng:

- Tăng sức thuyết phục đối với người đọc.

- Khẳng định ai thành công cũng phải trải qua thất bại. Nhưng khi thất bại họ không gục ngã, bi quan mà luôn kiên trì cố gắng và họ đã thành công.

Câu 3. Suy nghĩ tích cực về thất bại” có thể hiểu là: Khi thất bại không nản lòng, từ trong thất bại rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân. Coi thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân; là động lực tiếp thêm sức mạnh để vươn tới thành công.

Câu 4. HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến, miễn là lí giải hợp lí thuyết phục.

(Đồng tình/ không đồng tình: 0,25 điểm. Lí giải ý kiến hợp lí: 0,75 điểm)

II. LÀM VĂN

Câu 1. Từ nội dung đoạn trích phần Đọc-hiểu, viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. Viết sai hình thức đoạn văn trừ 0,25 điểm.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Con người cần chấp nhận thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: Con người cần chấp nhận thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống . Có thể theo hướng sau:

* Giải thích

- Thất bại: là hỏng việc, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định; Thành công: là đạt được kế hoạch mục tiêu mình đã đề ra ban đầu.

- Trong hành trình để đi đến thành công không tránh khỏi những vấp ngã, thất bại. Nhưng quan trọng nhất ta phải suy nghĩ tích cực về thất bại thì mới có thể thành công.

*Bàn luận :

Thái độ của chúng ta trước thất bại:

- Chúng ta cần có suy nghĩ tích cực về thất bại. Coi thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

- Cần bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại. Rút ra bài học từ những thất bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của mình.

- Dám đối mặt chấp nhận thất bại, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh.

- Biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, không chán nản và lùi bước trước thất bại.

- Phê phán những con người sống thụ động, tiêu cực, dễ đầu hàng số phận, khi thất bại thì gục ngã hay luôn đổ thừa cho hoàn cảnh.

*Bài học nhận thức và hành động

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2. Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về hai đoạn văn; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.

b.Xác định đúng vấn đề nghị luận

Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

*Nghệ thuật:

*Đánh giá chung

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo:

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Mùa xuân về đọc thơ xuân các anh
Tuổi trẻ chúng tôi thấy lòng mình day dứt
Day dứt vì mình chưa làm được
Những điều hằng ước mơ
Những điều chúng tôi thề
Dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp,
Tuổi trẻ chúng tôi tha thiết
Được Đảng chăm lo
Được cống hiến cho quê hương nhiều nhất
Nhưng tuổi trẻ chúng tôi
Không ít người đang lỡ thì, mai một.
Theo năm tháng cuộc đời
Ngoảnh lại nhìn, mình chưa làm được bao nhiêu
...
Tuổi trẻ chúng tôi vẫn tự hào
Những trang sử vẻ vang dân tộc
Chúng tôi được học
Được thử thách nhiều trong chiến tranh
Chúng tôi nghĩ: Nguyễn Huệ - Quang Trung
Lứa tuổi hai mươi lập nên nhiều chiến công hiển hách.
Lẽ nào tuổi trẻ hôm nay thua thiệt
Có học hành, lại phải sống cầu an
Phải thu mình, xin hai chữ “bình yên”
(Trích Mùa xuân nhớ Bác, Phạm Thị Xuân Khải, tienphong.vn)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã day dứt về những điều gì?

Câu 3. Việc tác giả nhắc đến Nguyễn Huệ - Quang Trung trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào?

Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét thái độ của tác giả đối với tuổi trẻ trong đoạn trích.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lối sống cầu an, thu mình của tuổi trẻ hiện nay.

Câu 2 (5.0 điểm)

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi đến ngày rũ xương ở đây thôi...Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ...Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại...Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi. A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất.

 (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr. 13-14)

Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận về khát vọng chân chính của con người trong cuộc sống.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1. Thể thơ: Tự do

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã day dứt về những điều: ...Chưa làm được những điều mình ước mơ, về những điều mình từng thề dưới cờ Đoàn trong giờ kết nạp.

Câu 3. Việc tác giả nhắc đến Nguyễn Huệ - Quang Trung trong đoạn trích có ý nghĩa:

- Thể hiện niềm tự hào của tác giả đối với thế hệ đi trước.

- Nhắc nhở thế hệ trẻ phải sống xứng đáng với thế hệ cha anh.

Câu 4. Nhận xét về thái độ của tác giả:

- Thái độ của tác giả: Trăn trở/Day dứt/Nhắc nhở/Cảnh tỉnh...

- Lí giải vì sao tác giả có thái độ như vậy.

Lưu ý: Cho điểm tối đa khi bài viết có sự lí giải rõ ràng, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Lối sống cầu an, thu mình của tuổi trẻ hiện nay

c. Triển khai vấn đề nghị luận

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích và khát vọng chân chính của con người được nhà văn gửi gắm. (0.5 điểm)

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

d. Chính tả, ngữ pháp: (0.5 điểm)

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

e. Sáng tạo (0.5 điểm)

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 Trường THPT Lê Thánh Tông. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF