YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Chu Văn An

Tải về
 
NONE

Bên cạnh học thuộc các kiến thức trọng tâm thì việc thực hành giải đề với cấu trúc chuẩn là vô cùng quan trọng cho việc ôn tập trước kì thi HK2. Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Chu Văn An dưới đây đã được Học247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em có kiến thức và tài liệu ôn tập cho kì thi quan trọng sắp tới. Chúc các em sẽ đạt điểm cao nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

CHU VĂN AN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Vắng lặng đến phát sợ. (2) Cây còn lại xơ xác. (3) Đất nóng. (4) Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. (5) Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? (6) Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. (7) Tôi đến gần quả bom. (8) Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. (9) Tôi sẽ không đi khom. (10) Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(Lê Minh Khuê Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, Tập hai. NXB Giáo dục Việt Nam, 2008)

Câu 1. (1.0 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. (1.0 điểm) Xét về cấu trúc, câu (5) thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

Câu 3. (1.0 điểm) Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép liên kết lặp và phép liên kết liên tưởng trong các câu (7), (8), (9), (10).

Câu 4. (1.0 điểm) Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong đoạn trích.

Câu 5. (1.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước hiện nay (viết từ 5 đến 7 dòng).

II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim !

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

 (Viễn Phương – Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, Tập hai. NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 58) 

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

- Xác định: “Chắc”

- Gọi tên: thành phần tình thái

Câu 2.

- Câu đơn

- Vì đây là câu có một cụm chủ - vị

Câu 3.

- Phép lặp từ, ngữ : tôi, không, đi khom

- Phép liên tưởng: không sợ - không đi khom - đàng hoàng bước tới

Câu 4.

   Học sinh có thể trình bày cảm nhận với những nội dung khác nhau. Song cảm nhận phải xuất phát từ đoạn trích và phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Cần đạt các ý sau:

+ Trong hoàn cảnh chiến trường ác liệt, nhân vật “tôi” vẫn bình tĩnh, dũng cảm, vượt qua chính mình, vượt qua hiểm nguy, hoàn thành nhiệm vụ.

+ Nhân vật “tôi” là biểu tượng của tuổi trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ: yêu nước, anh hùng       

Câu 5.

 Học sinh cần nêu lên được những suy nghĩ của mình về trách nhiệm đối với đất nước miễn sao suy nghĩ phù hợp với nội dung được gợi ra từ đoạn trích và không trái với các chuẩn mực về đạo đức, pháp luật…Sau đây là một vài gợi ý:

- Thể hiện niềm tự hào, ý thức noi gương thế hệ cha anh.

- Thể hiện nỗ lực học tập, rèn luyện để trưởng thành, đóng góp vào xây dựng và bảo vệ đất nước.

II. LÀM VĂN

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề.

2. Xác định đúng vấn đề nghị luận:

 Cảm nhận về đoạn thơ nêu trên đề bài.

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau:

a. Giới thiệu tác giả Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác và đoạn thơ

b. Cảm nhận về đoạn thơ

* Khổ 1.

 - Khổ thơ là những suy cảm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác. Hình ảnh “vầng trăng”, “trời xanh” là một ẩn dụ về tầm vóc lớn lao, vẻ đẹp tâm hồn và sự bất tử của Bác.

- Khổ thơ còn bày tỏ cảm xúc đau xót, tiếc thương của nhà thơ về sự ra đi của Bác.

 * Khổ 2.

- Niềm xúc động chân thành, dạt dào khi phải rời xa Bác.

- Ước nguyện của nhà thơ được “làm con chim hót quanh lăng Bác”, được làm “đóa hóa tỏa hương”, được làm “cây tre trung hiếu” bên lăng như là một khát vọng sống xứng đáng với niềm mong mỏi của Bác.

* Nghệ thuật: Lời thơ tự nhiên, giàu hình ảnh, nhạc tính; giọng thơ chân thành, tha thiết; các phép tu từ ẩn dụ, điệp ngữ làm gia tăng hiệu quả biểu đạt nội dung, cảm xúc.

d. Đánh giá chung:

- Đoạn thơ là những xúc cảm chân thực của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác. Qua đó, thể hiện niềm tôn kính và khát vọng sống xứng đáng với Bác.

- Đoạn thơ còn có sức lan tỏa trong tâm hồn người đọc, người nghe bởi âm hưởng thiết tha, sâu lắng.

4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận.

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Con ếch nghễnh ngãng và bài học mặc kệ những lời đàm tiếu

Một đàn ếch đang di chuyển qua cánh rừng thì 2 con ếch không may bị rơi xuống hố sâu. Những con ếch khác cùng xem cái hố sâu đến chừng nào và kết luận rằng, hố quá sâu để có thể vượt ra ngoài. Chúng khuyên 2 con ếch kia rằng hãy giữ sức, vì chẳng có hy vọng gì đâu. Phớt lờ những lời nói đó, 2 con ếch bị rơi xuống hố vẫn nỗ lực tìm cách nhảy ra khỏi hố. Những con ếch trên miệng hố, không những không động viên mà còn khuyên chúng hãy từ bỏ đi. Một trong 2 con ếch sau vài lần thử nhảy đã kiệt sức và chấp nhận buông xuôi. Trong khi đó, con ếch còn lại càng nhảy càng hăng hơn và cuối cùng nó lấy hết sức nhảy vọt ra khỏi cái hố. Khi ra ngoài, những con ếch khác hỏi rằng: "Cậu không nghe thấy chúng tôi nói gì sao?". Con ếch nhỏ đã giải thích rằng, vì nó bị điếc nên nó nghĩ rằng cả đàn ếch đã cổ vũ nó cố gắng nhảy ra ngoài.

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên là gì?

Câu 2 (0,5đ): Nêu nội dung chính của câu chuyện trên.

Câu 3 (1đ): Bài học được rút ra qua câu chuyện là gì?

Câu 4 (1đ): Nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú ếch con nhảy vọt ra khỏi cái hố.

II. Làm văn (7đ)

Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.

Câu 2 (5đ): Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện: tự sự

Câu 2 (0,5đ): Câu chuyện kể về việc 2 con ếch bị rơi xuống hố: 1 con bỏ cuộc, chấp nhận buông xuôi; 1 con cố gắng, kiên trì nên đã vượt ra khỏi cái hố đó.

Câu 3 (1đ): Bài học được rút ra qua câu chuyện trên là: hãy bỏ ngoài tai những lời nói tiêu cực, những lời chế nhạo của kẻ khác; nỗi lực, cố gắng thực hiện công việc của mình thì sẽ đạt được thành công.

Câu 4 (1đ):

Hình ảnh chú ếch nhảy vọt ra khỏi chiếc hố đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc: đó là một chú ếch kiên cường, tuy gặp phải khó khăn nhưng đã cố gắng hết mình để vượt qua nó. Qua đây, mỗi chúng ta cần phải học tập tính kiên trì của chú ếch để vượt qua khó khăn để đạt được những điều tốt đẹp của cuộc sống.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2đ):

Dàn ý bài văn nghị luận xã hội: Bài học được rút ra qua câu chuyện

1. Mở bài

·       Giới thiệu câu chuyện.

·       Tóm tắt ý nghĩa câu chuyện.

2. Thân bài

a. Giải thích

Giải thích ý nghĩa câu chuyện: câu chuyện khuyên chúng ta phải biết cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn, vấp ngã mặc kệ những lời chê bai, phản bác của người khác thì sẽ đạt được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

b. Phân tích

·       Cuộc sống luôn là chuỗi thử thách để con người tôi luyện bản lĩnh của mình. Kiên trì vượt qua những thử thách đó chúng ta sẽ có được thành công.

·       Nếu không kiên trì, nỗ lực, chúng ta sẽ mãi là những con người thất bại, thụt lùi về phía sau so với xã hội.

·       Khi vượt qua được khó khăn, gian khổ, chúng ta sẽ có được sự trọng vọng của người khác, sẽ là động lực để những người có cùng hoàn cảnh vượt qua gian khó.

c. Dẫn chứng

Học sinh tự tìm và lấy dẫn chứng cho bài văn của mình từ 1 - 3 dẫn chứng tiêu biểu.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn những người con người dễ dàng nản chí, chưa thực sự nỗ lực vươn lên; đứng trước khó khăn gian khổ nhưng bị lời nói của người khác chi phối. Những người này sẽ khó có được thành công.

3. Kết bài

Chốt lại vấn đề: mỗi người hãy biết cách tự làm chủ cuộc sống của mình, biết vươn lên để có được những điều tốt đẹp. Thành quả chúng ta nhận lại luôn xứng đáng với nỗ lực chúng ta bỏ ra.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý bài văn nghị luận phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”

1.     Mở bài

Lặng lẽ Sa Pa là tác phẩm đặc sắc của nhà văn Nguyễn Thành Long. Câu chuyện đã vẽ ra hình ảnh anh thanh niên để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.

2. Thân bài

·       Anh thanh niên hiện lên là người làm công tác khí tượng thủy văn, đó gió, đo mây. Một người yêu nghề, nhiệt huyết đối với nghề, không quản ngại khó khăn để hoàn thành công việc được giao.

·       Anh tâm sự với mọi người “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Qua chi tiết này, anh thanh niên hiện lên là một người không ngại khó khăn, thử thách vẫn dấn thân vào con đường biết rằng không mấy bình lặng.

3. Kết bài

Bài học về phẩm chất và lí tưởng sống như anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và những con người lao động vô danh vẫn mãi là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau phải noi theo.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm) 

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

   “ Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.

     Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.

       Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỷ tới mà ai cũng phải thừa nhận ra rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.”

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan-Ngữ văn 9, tập II, NXBGD VN 2015)

Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Nêu xuất xứ văn bản chứa đoạn văn trên?

Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn  sau:

 “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.”

Câu 4. (1,0 điểm) Theo tác giả hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước vào thế kỉ mới là gì? Tại sao?

II. LÀM VĂN (7điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)  

Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc-hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc.

Câu 2: (5,0 điểm)  

Cảm nhận về tình yêu quê hương, nguồn cội của nhà thơ Y Phương trong bài thơ “Nói với con”.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: Nghị luận.

Câu 2. Xuất xứ: Bài viết đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001 và được in vào tập “Một góc nhìn của Trí thức”, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2002.

Câu 3. Thành phần biệt lập : Có lẽ - Thành phần biệt lập tình thái

Câu 4. Theo tác giả, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. -Vì từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Và trong nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn (đủ số câu theo yêu cầu)

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc.

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo những ý sau:

- Bước sang thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất chính là con người.

- Vì vậy, việc tu dưỡng của bản thân mỗi người, của thế hệ trẻ Việt Nam là vô cùng quan trọng:

+ Tu dưỡng về đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh…

+ Học tập rèn luyện để có kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu của thời kì hội nhập…

+ Giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của dân tộc…

+ Trách nhiệm của bản thân.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Câu 2.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề cần nghị luận.

+ Phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau làm sáng tỏ vấn đề.

+ Phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tình yêu quê hương, nguồn cội.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Chu Văn An. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !       

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF