Một trong những cột mốc đánh giá năng lực quan trọng nhất với các em học sinh lớp 10 là kì thi Học kì 2. Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề HK2 môn Ngữ văn 10 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Đông Anh dưới đây đã được Học247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em có thể tham khảo dạng đề thi. Chúc các em sẽ có một kì thi đạt điểm cao nhé!
TRƯỜNG THPT ĐÔNG ANH |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn 10 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (5 điểm)
Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :
MẸ VÀ QUẢ
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(THƠ VIỆT NAM 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)
Câu 1: Nêu chủ đề của bài thơ? (0.5 đ)
Câu 2: Tìm phép điệp trong khổ thơ đầu và phép đối trong khổ thơ thứ hai. (0.5 đ)
Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng? (1.0 đ)
Câu 4: Nghĩa của cụm từ in đậm trong hai dòng cuối của bài thơ “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi - Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. (1.0 đ)
Câu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng), trình bày suy nghĩ của Anh/ chị về tình mẫu tử. (2.0 đ)
II. LÀM VĂN (5 điểm)
Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu thơ đầu đoạn trích “Trao duyên”:
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây...”.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
-----------HẾT-----------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
I. ĐỌC - HIỂU (5 điểm)
Câu 1: Chủ đề của bài thơ là sự nhận thức của người con về công ơn của mẹ.
· Điểm 0.5:Trả lời theo đúng như trên.
· Điểm 0.25: Trả lời công ơn của mẹ hoặc tình mẫu tử.
· Điểm 0.0:Câu trả lời khác hoặc không trả lời.
Câu 2:
* Phép điệp: Những mùa quả.
* Phép đối: Lũ chúng tôi lớn lên – Bí và bầu lớn xuống.
· Điểm 0.5:Trả lời theo đúng như trên.
· Điểm 0.25: Trả lời được phép điệp hoặc phép đối. Hoặc trả lời đúng cả 2 ý nhưng viết sai lỗi chính tả.
· Điểm 0.0:Câu trả lời khác hoặc không trả lời.
Câu 3:
* Chữ “quả” mang ý nghĩa tả thực: dòng 1 và dòng 3 của khổ đầu.
* Chữ “quả” mang ý nghĩa biểu tượng: dòng 1 và dòng 4 của khổ cuối.
· Điểm 1.0: Trả lời được như trên, hoặc trả lời theo cách khác nhưng đảm bảo những ý trên.
· Điểm 0.75: Trả lời sai 1 ý.
· Điểm 0.5: Trả lời sai 2 ý.
· Điểm 0.25: Trả lời sai 3 ý.
· Điểm 0.0: không nêu đúng được bất kỳ một ý nào hoặc không trả lời.
Câu 4: Nghĩa của cụm từ quả non xanh: Chưa đến độ chín, chưa trưởng thành; chưa làm được những điều xứng đáng với sự mong đợi của mẹ, chưa trở thành người tốt,...
· Điểm 1,0: Trả lời được như trên, hoặc trả lời theo cách khác nhưng đảm bảo những ý trên.
· Điểm 0,5 - 0,75: nêu được ý như trên nhưng trình bày lủng củng.
· Điểm 0,25: có nêu được 1 ý như trên, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
· Điểm 0,0: không nêu đúng được bất kỳ một ý nào hoặc không trả lời.
Câu 5: Đoạn văn cần đáp ứng yêu cầu cả về hình thức và nội dung. Cụ thể nêu được những ý sau:
· Vai trò to lớn của người mẹ đối với con:
+ Có công sinh thành, nuôi dưỡng chăm sóc, dạy dỗ con cái nên người.
+ Luôn bao bọc, chở che, hi sinh tất cả vì con.
· Phê phán những người mẹ sống thiếu trách nhiệm, thương con một cách mù quáng.
· Trách nhiệm làm con: Phải biết vâng lời mẹ, chăm sóc mẹ khi ốm đau, làm những điều tốt để mẹ vui lòng,…
II. LÀM VĂN (5 điểm)
1. Yêu cầu chung:Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; hiểu biết về văn bản; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (1,0 điểm):
- Điểm 1,0 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0,0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng đau đớn, xót xa của Kiều khi thuyết phục Vân nhận lời trao duyên.
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0,0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (3,0 điểm):
- Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; xuất xứ, hoàn cảnh đoạn trích, nêu vấn đề.
- Thân bài: Thúy Kiều nói lời trao duyên trong tâm trạng đau đớn, xót xa, tuyệt vọng.
+ Hoàn cảnh trao duyên.
+ Lí lẽ trao duyên của Kiều.
+ Lí lẽ thuyết phục Vân của Kiều.
+ Phẩm chất của Kiều: khôn ngoan, sắc sảo, thông minh, thủy chung, luôn nghĩ đến người khác hơn cả bản thân mình.
+ Nghệ thuật diễn tả nội tâm, sử dụng từ ngữ khéo léo, sức thuyết phục cao.
Kết bài: Khái quát vấn đề đã nghị luận, liên hệ bản thân
- Điểm 2,5 - 3,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1,75 - 2,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 1,0 - 1,5: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0,75: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0,0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
Cửa ngoài vội rủ rèm the,
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.
Nhặt thưa gương giọi đầu cành,
Ngọn đèn trông lọt trướng huỳnh hắt hiu
(Trích “Thề nguyền”, Ngữ văn 10 – tập 2)
Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? Phong cách ngôn ngữ của văn bản là gì?
Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng được bố trí như thế nào và có hàm nghĩa gì ?
Câu 3: Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện như thế nào?
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ quan niệm về tình yêu của Nguyễn Du qua văn bản.
II. LÀM VĂN (5 điểm)
Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Theo anh (chị), truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?
-------------HẾT-------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2
I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)
Câu 1: - Nội dung chính của văn bản: Thuý Kiều chủ động qua nhà Kim Trọng để thề nguyền trăm năm.
- Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2: Các từ vội, xăm xăm, băng xuất hiện trong hai câu lục và bát. Đặc biệt, từ “vội” xuất hiện hai lần trong văn bản ; hai từ “xăm xăm”, “băng” được đặt liền kề nhau.
- Điều đó cho thấy sự khẩn trương, gấp gáp của cuộc thề nguyền. Kiều như đang chạy đua với thời gian để bày tỏ và đón nhận tình yêu, một tình yêu mãnh liệt, tha thiết… Mặt khác, các từ này cũng dự báo sự không bền vững, sự bất bình thường của cuộc tình Kim – Kiều.
Câu 3: Không gian và thời gian của cảnh chuẩn bị Thề nguyền của Kiều và Kim Trọng được thể hiện:
- Thời gian: đêm khuya yên tĩnh
- Không gian: hình ảnh ánh trăng chiếu qua vòm lá in những mảng sáng tối mờ tỏ không đều trên mặt đất: Nhặt thưa gương giọi đầu cành. Ánh đèn từ phòng học của Kim Trọng lọt ra dịu dịu, hắt hiu.
Câu 4:
Qua hành động của Kiều chủ động sang nhà Kim Trọng để thề nguyền, Nguyễn Du thể hiện khá rõ quan niệm về tình yêu rất tiến bộ. Ông đã đặc tả cái không khí khẩn trương, gấp gáp, vội vã nhưng vẫn trang nghiêm, thiêng liêng của đêm thề ước. Ông trân trọng và ca ngợi tình yêu chân chính của đôi lứa. Đó là tình yêu vượt lên trên sự cương toả của lễ giáo phong kiến, của đạo đức Nho giáo theo quan niệm Nam nữ thụ thụ bất tương thân.
II. LÀM VĂN
1. Mở bài : “Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đang ngày càng được phát huy rực rỡ.
2. Thân bài :
- Giải thích các khái niệm : “tôn sư” là lòng tôn kính, thương mến của học trò đối với thầy ; “trọng đạo” là đề cao, xem trọng đạo lí -> “tôn sư trọng đạo” là…
- Phân tích, chứng minh :
- Truyền thống “tôn sư trọng đạo” được nối tiếp như thế nào hiện nay
3. Kết bài : Khẳng định tính đúng đắn của câu nói và bài học bản thân.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.
(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản?Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản?
Câu 2: Hãy nêu những hành động và việc làm của người chinh phụ trong văn bản. Hành động và việc làm đó nói lên điểu gì ?
Câu 3: Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh nào để diễn tả tâm trạng người chinh phụ ? Ý nghĩa của yếu tố đó ?
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bình giảng nét độc đáo hình ảnh Đèn trong văn bản trên với đèn trong ca dao: Đèn thương nhớ ai/mà đèn không tắt.
II. LÀM VĂN (5 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Trao duyên” và phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Thúy Kiều:
----------------HẾT---------------
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
I. ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
Câu 1 :
- Thể thơ của văn bản: song thất lục bát
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm .
Câu 2 :
- Văn bản miêu tả một tổ hợp hành động của người chinh phụ, bao gồm: dạo, ngồi, rủ thác
Câu 3 : Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh ngọn đèn trong đêm để diễn tả tâm trạng người chinh phụ.
Ý nghĩa: Trong biết bao đêm trường cô tịch, người chinh phụ chỉ có người bân duy nhất là ngọn đèn. Tả đèn chính là để tả không gian mênh mông, và sự cô đơn của con người. Người chinh phụ đối diện với bóng mình qua ánh đèn leo lắt trong đêm thẳm. Hoa đèn với bóng người hiện lên thật tội nghiệp .
Câu 4 :
+ Sử dụng thể thơ bốn chữ, ngọn đèn trong bài ca dao chỉ xuất hiện một lần diễn tả nỗi nhớ người yêu của cô gái. Đó là nỗi nhớ của niềm khao khát về một tình yêu cháy bỏng, sáng mãi như ngọn đèn kia.
+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát, ngọn đèn trong văn bản xuất hiện hai lần, diễn tả nội tâm của người chinh phụ. Đêm đêm, người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn mong ngóng, nhớ nhung, sầu muộn cho đến khi cái bấc đèn cháy rụi thành than hồng rực như hoa. Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét nhưng chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn trầm lặng của con người.
II. LÀM VĂN
a. Mở bài: Giới thiệu vị trí, vai trò của tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và dẫn dắt đến đoạn thơ cần phân tích trong đoạn trích “Trao duyên”.
b. Thân bài :
- Nêu bối cảnh và vị trí đoạn trích. Lồng vào phân tích nội dung và nghệ thuật đoạn thơ, cần nêu các ý chính sau:
- Thúy Kiều tìm cách thuyết phục Thúy Vân nhận lời kết duyên cùng Kim Trọng qua phân tích:
- Kiều trao kỉ vật lại cho em: trao từng cặp kỉ vật nhưng vừa trao mà như dùng dằng muốn níu giữ lại. Tâm trạng vô cùng đau xót…
- Nhận xét và phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Thúy Kiều.
* Nghệ thuật: miêu tả nội tâm, diễn biến tâm lí, lựa chọn từ ngữ
c. Kết bài: Khái quát lại nội dung , nghệ thuật đoạn thơ và nêu suy nghĩ bản thân.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Đông Anh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !