YOMEDIA

Bài tập tự luận ôn tập phần Ứng dụng di truyền vào chọn giống Sinh học 12 có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng Hoc247 tham khảo tài liệu Bài tập tự luận ôn tập phần Ứng dụng di truyền vào chọn giống Sinh học 12 có đáp án bao gồm các câu hỏi tự luận kiểm tra kiến thức Chương Ứng dụng di truyền nằm trong chương Sinh học 12. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP TỰ LUẬN ÔN TẬP

PHẦN ỨNG DỤNG DI TRUYỀN VÀO CHỌN GIỐNG SINH HỌC 12 CÓ ĐÁP ÁN

KĨ THUẬT DI TRUYỀN

Câu 1: Plasmit là gì? So sánh ADN của NST và ADN của plasmit.

a. Plasmit là gì?

  • Là những cấu trúc nằm trong tế bào chất của vi khuẩn
  • Tuỳ loại vi khuẩn mà mỗi tế bào chứa vài đến vài chục plasmit
  • Plasmit chứa phân tử ADN dạng vòng gồm khoảng 8000 đến 200 000 cặp nu
  • ADN của plasmit cũng có nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X) có chứa gen có khả năng sao mã, giải mã độc lập vớí ADN của NST

b. So sánh ADN của NST và ADN của plasmit.

  • Giống nhau:
    • Đều có mạch xoắn kép, cấu tạo đa phân
    • Chứa đơn phân: Nuclêôtit
    • Có nguyên tắc bổ sung: A-T, G-X
    • Có các loại liên kết hoá trị và liên kết hyđrô
    • Chứa gen có khả năng tự nhân đôi, sao mã, giải mã
  • Khác nhau:

ADN của NST

ADN của plasmit

+ Ở trong  nhân tế bào

+ Dạng mạch thẳng.

+ Số nuclêôtit nhiều

+ Không làm thể truyền.

+ Ở trong tế bào chất của vi khuẩn

+ Dạng vòng khép kín

+ Số nuclêôtit ít

+ Làm thể truyền

Câu 2: Trình  bày các bước cơ bản trong kỹ thuật cấy gen dùng Plasmit là thể truyền.

Gồm 3 khâu:

  • Tách ADN NST của tế bào cho và tách platsmit ra khỏi tế bào.
  • Cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN platsmit ở những điểm xác định tạo ADN tái tổ hợp
    • Thao tác cắt = enzim cắt (restrictaza)
    • Thao tác nối = enzim nối (ligaza)
  • Chuyển ADN tái tổ hợp và tế bào nhân và tạo điều kiện cho gen ghép được biểu hiện.

Câu 3: Kĩ thuật di truyền là gì? Các bước cơ bản của kĩ thuật di truyền?

* Kĩ thuật di truyền : Là kĩ thuật vi thao tác trên vật liệu di truyền dựa trên những hiểu biết về cấu trúc hoá học của axitnucleic và di truyền vi sinh vật nhờ hoạt đọng của các Enzim cắt nối đặc hiệu và các thể truyền đó là các plasmit hay thực khuẩn thể.

*Các bước cơ bản của kĩ thuật di truyền:

  • Bước 1. Tách chiết và tinh sạch ADN thuộc các nguồn khác nhau( gồm vector và ADN mang đoạn gen mong muốn)
  • Bước 2. Sử dụng enzim cắt và nối ADN của tế bào cho vào ADN của plasmis ở những điểm xác định để tạo ra ADN tái tổ hợp .
  • Bước 3. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào thể nhận tạo điều kiện cho các gen đã ghép được biểu hiện, qua đó mà phát hiện được các thể tái tổ hợp mới theo ý mong muốn để tách dòng. Việc chuyển ADN vào tế bào thể nhận mà chủ yếu là E.coli bằng nhiều phương pháp khác nhau.
  • Bước 4. Tách dòng ADN tái tổ hợp chứa gen mong muốn: Chuyển các thể tái tổ hợp lên môi truờng chọn lọc để chọn ra dòng tái tổ hợp chung, rồi từ dòng tái tổ hợp chung tiếp tục chuyển lên môi trường chọn lọc đặc hiệu hoặc dùng phương pháp lai phân tử với mARN tinh khiết của các gen mong muốn để phát hiện tách lấy dòng lai mong muốn

Câu 4: Trong kĩ thuật cấy gen người ta đó ứng dụng để sản xuất Insulin như thế nào? Insulin có ý nghĩa gì trong y học?

Sản xuất Insulin trong kĩ thuật cấy gen:

     Tiến hành theo các bước:

  1. Tách ADN mang gen tổng hợp Insulin ở tế bào người ra khỏi tế bào, tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn
  2. Cắt đoạn ADN có gen tổng hợp Insulin và cắt mở vòng plasmitdo các enzim cắt xác định
  3. Nối đoạn ADN mang gen Insulin vào ADN của plasmit sau đó đóng vòng và tạo thành plasmit mang ADN tái tổ hợp.
  4. Đưa ADN tái tổ hợp trong plasmit vào tế bào nhận ( thường dùng Ecôli) và tạo điều kiện cho ADN tái tổ hợp hoạt động bình thường và tạo ra hooc môn Insulin. Bằng phương pháp chiết rút người ta sẽ lấy được Insuli trong môi trường nôi cấy đem vào sử dụng trong y học.

* Insulin trong y học

  • Insulin một loại hoocmon tuyến tuỵ có chức năng điều hoà glucô trong máu giữ cho lượng glucô luôn 1 %o  trong máu.
  • Nếu thiếu Insulin trong cơ thể thì lượng đường trong máu tăng lên lúc này glucô được thải ra nước tiểu gọi là bệnh tiểu đường.
  • Để trị bệnh tiểu đường người ta đưa Insulin vào máu với liều lượng thích hợp lúc này glucô trong máu sẽ hạ xuống ổn định.

Bằng kĩ thuật di truyền người ta đã tạo ra được chủng vi sinh vật có khả năng sản xuất Insulin trên quy mô lớn dùng để chữa bệnh tiểu đường với giá thành hạ.

Câu 5: Thế nào là emzim cắt hạn chế? Vai trò của emzim cắt hạn chế?

* Khái niệm Enzim cắt hạn chế: Enzim cắt hạn chế hay còn gọi là Enzim giới hạn ( restuctase ) là loại Enzim có khả năng nhận biết đoạn trình tự nucleotit đặc hiệu trên phân tử ADN và cắt cả 2 sợi đơn ADN bổ sung tại những vị trí xác định.

* Vai trò.

  • Trong tế bào vi khuẩn chứa 2 loại Enzim đó là Enzim sửa đổi đặc hiệu và Enzim cắt hạn chế, chúng có khả năng nhận biết đoạn ADN của thể cho và thể nhận nhưng vai trò khác nhau, Enzim sửa đổi có vai trò bảo vệ ADN vật chủ bằng cách xúc tác gắn thêm nhóm Methyl ở 1 số bazơ nhất định trong đoạn nhận biết.
  • Còn Enzim hạn chế lại đóng vai trò vô hiệu hoá hoặc tính di truyền của ADN lạ bằng cách cắt đoạn ở vị trí đặc hiệu cho đến lúc ADN lạ sửa chữa lại giống ADN vật chủ. Có thể nói Enzim hạn chế đóng vai trò bảo vệ tự nhiên của các vi khuẩn để chống lại sự xâm nhập của các phage l

Câu 6: Trình bày các bước cơ bản trong kỹ thuật cấy gen dùng Plasmit là thể truyền.

Gồm 3 khâu:

  • Tách ADN NST của tế bào cho và tách platsmit ra khỏi tế bào.
  • Cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN platsmit ở những điểm xác định tạo ADN tái tổ hợp
    • Thao tác cắt = enzim cắt (restrictaza)
    • Thao tác nối = enzim nối (ligaza)
  • Chuyển ADN tái tổ hợp và tế bào nhân và tạo điều kiện cho gen ghép được biểu hiện.

GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO

{-- Nội dung đề và đáp án các câu từ 7-11 thuộc phần gây đột biến nhân tạo của tài liệu câu hỏi tự luận ôn thi Ứng dụng di truyền trong chọn giống Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

CÁC PHƯƠNG PHÁP LAI

Câu 12: Thế nào là giao phối gần? ảnh hưởng của giao phối gần đến kiểu gen và kiểu hình?

* Khái niệm giao phối gần: Là sự giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng gần(giữa các cá thể cùng bố mẹ, giữa bố mẹ với con).

* Ảnh hưởng của giao phối gần tới kiểu hình: con cái sinh ra thoái hoá, sức sống kém dần,sinh trưởng phát triển kém,năng suất,phẩm chất giảm, tính chống chịu với điêù kiện bất lợi kém đi. ở động vật thường hay xuất hiện quái thai  dị dạng, giảm tuổi thọ.

* Ảnh hưởng tới kiểu gen. 

Khi giao phối gần qua nhiều thế hệ tính dị hợp tử giảm đồng hợp tử tăng, các gen lặn bất lợi quay lại trạng thái đồng hợp tử giảm sống, gây chết. đây là giả thuyết gen gây chết, giải thích nguyên nhân thoáI hoá giống. Từ cơ sở di truyền này mà luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn trong họ  hàng gần. Giao phối gần sẽ làm xuất hiện các đồng hợp tử, tạo ra các dòng thuần, có vai trò trong tạo giống.

Câu 13: Trình bày hiện tượng và nguyên nhân thoái hoá giống ở động vật, thực vật? Giải thích tại sao ở người luật pháp lại cấm kết hôn giữa những người họ hàng trong vòng 4 đời?

  • Hiện tượng thoái hoá ở thực vật và động vật xuất hiện khi cho tự thụ phấn bắt buộc ở những cây giao phấn hoặc giao phối cận huyết ở động vật: Sức sống giảm, sức đẻ giảm, sinh trưởng phát triển kém, chống chịu kém, dị hình, quái thai...
  • Nguyên nhân thoái hoá là do ở các thế hệ sau thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
  • Pháp luật cấm kết hôn giữa những người họ hàng trong vòng 4 đời vì kết hôn gần những gen lặn có hại dễ tổ hợp thành dạng đồng hợp lặn làm xuất hiện các bệnh, các dị tật di truyền...

Câu 14: Giao phối gần là gì? nh hưởng của giao phối gần tới kiểu gen và kiểu hình.

  • Giao phối gần là sự giao phối giữa các cá thể có quan hệ họ hàng gần
  • Ảnh hưởng của giao phối gần đến kiểu hình: Giao phối gần dẫn đến thoáI hoá, sức sông kém dần, sinh trưởng phát triển kém năng suất, phẩm chất giảm, tính chống chịu kém.ở động vật thường xuất hiện quáI thai, dị hình, giảm tuổi thọ
  • Ảnh hưởng của giao phối gần đến kiểu gen: giao phối gần qua nhiều thế hệ , tính dị hợp giảm, tính đồng hợp tăng, các gen

Câu 15: Lai kinh tế là gì? Lai kinh tế được tiến hành như thế nào?

  • Lai kinh tế là phép lai giữa các dạng bố mẹ thuần chủng khác nhau về một số cặp tính trạng tương phản, được cơ thể lai F1 dị hợp về các cặp gen, biểu hiện ưu thể lai để đưa vào sản xuất. Cơ thể lai khác dòng ở F1 có ưu thế lai lớn, biểu hiện ở kiểu hình có sức sống mạnh, tăng trọng nhanh, sinh sản khoẻ, sức đề kháng tốt.
  • Cách tiến hành: Dùng con lai thuộc giống trong nước giao phối với con được cao sản thuộc giống nhập nội. con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi của giống mẹ có sức tăng sản của giống bố.

Câu 16: Ưu thế lai là gì?  Phương pháp tạo ưu thế lai?

  • Ưu thế lai: Là phương pháp cho lai giữa 2 cơ thể bố mẹ khác loài, khác thứ hay khác dòng, F1 có sức sống hơn hẳn bố mẹ: sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt , năng suất cao, có độ đồng đều về năng suất và phẩm chất.
  • Phương pháp tạo ưu thế lai:
    • Lai khác dòng đơn.
    • Lai khác dòng kép.

Câu 17: Trình bày phương pháp lai tế bào Sinh dưỡng, ứng dụng và triển vọng của phương pháp này?

1. Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng

  • Khái niệm:
    • Khi nuôi hai dòng tế bào sinh dưỡng trong cùng một môi trường, người ta nhận thấy có sự kết dính ngẫu nhiên của hai hoặc một số tế bào khác loài tạo ra tế bào lai.
    • Tế bào lai do sự kết dính của hai tế bào trần 2n của hai loài có hai bộ nhiễm sắc thể 2n của hai tế bào gốc.
  • Cách tiến hành: Cho hai dòng tế bào trần khác loài vào môi trường dinh dưỡng, để làm tăng tỉ lệ kết dính thành tế bào lai, người ta cho vào môi trường nuôi cấy các virus xenđê đã được làm giảm hoạt tính của chúng, sẽ tác động lên màng tế bào như một chất kết dính, ngoài ra người ta còn sử dụng một số loài keo hữu cơ hoặc dùng xung điện cao áp để tăng sự kết dính thành tế bào lai.
  • Nhờ dùng các môi trường chọn lọc thích hợp, người ta đã tạo được những dòng tế bào lai phát triển bình thường dùng hooc môn thích hợp đã kích thích được tế bào lai phát triển thành cây lai.

2. Ứng dụng và triển vọng:

  • Ứng dụng:
    • Đã tạo được cây lai từ hai loài thuốc lá, cây lai giữa khoai tây và cà chua.
    • Đã tạo được tế bào Lai từ hai loài động vật, nhưng các tế bào lai động vật này không có khả năng sinh sản và không sống được.
  • Triển vọng: Bằng kĩ thuật lai tế bào trong tương lai có thể tạo ra những cơ thể lai có nguồn gen rất khác xa nhau mà bằng lai hữu tính không thể thực hiện được, có thể tạo ra những thể khảm mang đặc tính của các loài khác nhau, ngay cả tạo được cơ thể lai giữa động vật và thực vật.

Câu 18: Vì sao cơ thể lai xa lại bị bất thụ? Cách khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa?

 a. Hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa:

* Trong thực tế:

  • Đối với thực vật: thực vật khác loài không giao phấn, hạt phấn khác loài không nảy mầm trên vòi nhụy hoặc nảy mầm được nhưng chiều dài ống phấn không phù hợp với chiều dài vòi nhụy nên không thụ tinh được.
  • Đối với động vật: Động vật khác loài khó giao phối vì:
    • Chu kỳ sinh sản khác nhau
    • Hệ thống phản xạ sinh dục khác nhau
    • Bộ máy sinh dục không phù hợp
    • Tinh trùng khác loài chết trong đường sinh dục cái.

* Về mặt di truyền: Do bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố, mẹ khác nhau về số lượng, hình dạng, cách sắp xếp các gen trên NST, sự không phù hợp giữa nhân và tế bào chất của hợp tử.

→ Sự không tương hợp giữa bộ NST của hai loài ảnh hưởng đến sự liên kết các cặp NST tương đồng trong kì đầu của giảm phân I, cản trở quá trình phát sinh giao tử.

b. Cách khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa:

Gây đột biến đa bội: Cơ thể lai xa có 2n nhiễm sắc thể gồm 2 bộ NST đơn bội của hai loài bố mẹ khi tứ bội hoá tạo cơ thể 4n NST gồm hai bộ NST lưỡng bội của  hai loài bố mẹ, nên không gây cản trở cho sự tiếp hợp của NST ở kỳ đầu và sự phân li của NST ở kỳ sau của giảm phân I do đó lại tạo giao tử bình thường.

Câu 19: Phân biệt lai cải tiến giống với lai tạo giống mới?

Lai cải tiến giống

Lai tạo giống mới

1. Mục đích: Dùng giống cao sản để cải tạo giống có năng suất thấp

- Để sử dụng ưu thế lai, đồng thời tạo giống mới

2. Phương pháp thực hiện:

  - Dùng con đực giống ngoại cao sản cho phối với con cái tốt nhất của địa phương được con lai F1

    - Sau đó dùng con cái F1 Tốt nhất cho phối trở lại với con đực giống cao sản được F2.

    - Rồi dùng con cái tót nhất F2 cho phối trở lai với con được giống cao sản được F3…

    - Cứ như thể sau đến 4 đến 5 lần liên tiếp 

 

- Dùng phương pháp lai khác thứ lai giữa hai thứ hoặc lai tổng hợp nhiều thứ có nguồn gen khác nhau.

- Cần chọn lọc rất công phu vì trong các thế hệ lai có sự phân tính.

 

3. Kết quả:

   - Giồng địa phương được cải tạo gần như giống ngoại thuần trủng.

   - Về mặt di truyền học phương pháp lai cải tiến giồng ban đầu làm tăng tỷ lệ thể dị hợp sau đó tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp

 

- Tạo ra giống mới phối hợp được đặc tính quý của hai giống bố mẹ

Câu 20: Lai kinh tế là gì, được tiến hành như thế nào? Cho ví dụ về thành tựu lai kinh tế ở nước ta.

1, Khái niệm

    Lai kinh tế là phép lai giữa các dạng bố mẹthuần chủng khác nhauvề 1 số cặp tính trạng tương phản, được cơ thể lai F1 dị hợp về các cặp gen, biểu hiện ưu thế lai để đưa vào sản xuất ( không dùng để nhân giống).

2, Cách tiến hành:

Dùng con cái thuộc giống nội giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội.

Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi của giống mẹ, có sức tăng sản giống bố.

3, Ví dụ về thành tựu lai kinh tế ở nước ta:

    * P: Lợn ỉ móng cái  X  Lợn đại bạch   

                        F1:   - Nặng 1 tạ sau 10 tháng tuổi.

                          - Tỷ lệ nạc trên 40 %.

   * P: Bò vàng Thanh hoá  X  Bò Honsten Hà lan   

                        F1:    - Chịu được khí hậu nóng.

                                     - Sản xuất 1000 Kg sữa/năm.

                                     - Tỉ lệ bơ 4 - 4,5 %.

Ngày nay nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, các nhà chọn giống nước ta đã đạt kết quả đáng chú ý về lai kinh tế ở lợn, bò, gà, cá.

Câu 21: Trình bày cách tiến hành của phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể?

Chọn lọc hàng loạt

chọn lọc cá thể

- Dựa vào khái niệm chọn một nhóm cá thể môi trường chọn lọc để làm giống

- Hạt của những cây được chọn thu hoạch chung. trộn lẫn

để giống thời vụ sau

- Chọn những cá thể tốt nhất, phù hợp môi trường chọn lọc

- Con cháu mỗi cá thẻ được nhân riêng rẽ theo từng dòng.

- So sánh các dòng và chọn ra dòng tốt nhất.

Câu 22: Trình bày cách tiến hành của phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể?

Chọn lọc hàng loạt

Chọn lọc cá thể

- Đơn giản, dễ làm, có thể áp dụng rộng rãi

- Không kết hợp chọn lọc kiểu hình với kiểm tra kiểu gen

- Chỉ có hiệu quả rõ đối với cá thể có hệ số di truyền cao.

- Có ý nghĩa lớn trong lịch sử chọn giống. Đa số  giống địa phương do nhân dân sáng tạo đều thu được bằng phương pháp này.

- Đòi hỏi công phu, tốn kém, khó áp dụng rộng.

- Kết hợp đánh giá dựa vào kiểm tra kiểu hình với kiểm tra kiểu gen.

- Có hiệu quả với cá thể có hệ số di truyền thấp.

- Chỉ áp dụng ở các trại giống.

Câu 23: Thế nào là hiện tượng ưu thế lai? Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai?

1, Hiện tượng ưu thế lai:

  • Khi lai hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau trhì có hiện tượng ưu thế lai, biểu hiện ở cơ thể lai F1 có sức sống hơn hẳn bố mẹ như: Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao. ( Hiện tượng ưu thế lai cũng biểu hiện khi lai khác thứ, lai khác loài nhưng biểu hiện rõ nhất ở lai khác dòngvì có độ đồng đều cao về phẩm chất và năng suất).
  • Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

2, Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai

   * Trong cơ thể lai phần lớn các gen ở trạng thái dị hợp nên các gen lặn không biểu hiện ra kiểu hình, nhờ đó các gen lặn không biểu hiện kiểu hình gây hại.

              P: AABBCC  X aabbcc  .....>  F1: AaBbCc 

Trong các thế hệ sau tỉ lệ thể dị hợp giảm dần nên ưu thế lai cũng giảm dần

* Do tác dụng cộng gộp của các gen trội có lợi:

       Ví dụ: Một dòng mang 2 gen trội AAbbCC lai với 1 dòng mang 1 gen trội khác

aaBBcc  sẽ cho dòng mang 3 gen trội biểu hiện ưu thế lai

    P:          Lợn ỉ  ( AAbbccdd)                   x               Lợn LADNrace (aaBBCCDD)

     ( 30Kg +10Kg +10Kg +10Kg)                              ( 10Kg +30Kg +30Kg +30Kg)

                         60Kg                                                                             100Kg

   Gp:                Abcd                                                                              aBCD

   F1:  ( Có ưu thế lai)                               ( AaBbCcDd)

                                                     (30Kg +30Kg +30Kg +30Kg)

                                                                  = 120Kg

* Do hiện tượng siêu trội: Sự tương tác giữa 2 A len khác nhau về chức năng của cùng 1 gen dẫn đến hiệu quả hỗ trợ mở rộng phạm vi biểu hiện ra kiểu hình:

                                       aa < Aa > AA

Ví dụ: ở thuốc lá, cây có kiểu gen aa quy định khả năng chịu lạnh đến 100C.Cây có kiểu gen AA quy định khả năng chịu nóng đến 350C.Cây có kiểu gen Aa chịu được nhiệt độ từ 10 đến 350C.

Câu 24: Cho biết khái niệm về lai tế bào sinh dưỡng? Cách tiến hành

1, Khái niệm về lai tế bào sinh dưỡng: Khi nuôi 2 dòng tế bào sinh dưỡng trong cùng 1 môi trường, người ta nhận thấy có sự kết dính ngẫu nhiên của 2 hay hoặc 1 số tế bào khác loài tạo ra tế bào lai.

       Tế bào lai do sự kết dính của 2 tế bào trần 2n của 2 loài, có 2 bộ NST 2n của 2 tế bào gốc.

2, Cách tiến hành:

  • Cho 2 dòng tế bào trần khác loài vào môi trường dinh dưỡng thích hợp.
  • Để làm tăng khả năng kết dính thành tế bào lai người ta tác động bằng cách:
    • Cho vào môi trường nuôi cấy các vi rút xenđê đã làm giảm hoạt tính.                        
    • Sử dụng keo hữu cơ Pôlyêtlen glycol.
    • Dùng xung điện cao áp.
  • Nhờ dùng các môi trường chọn lọc thích hợp , người ta đã tạo được những dòng tế bào lai phát trtiển bình thường và dùng hooc môn thích hợp đã kích thích được tế bào lai phát triển thành cây lai.

Câu 25: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể

a. Điểm giống nhau:

  • Đề ra mục tiêu trước khi chọn lọc
  • Dựa vào mục tiêu chọn ra một số cá thể trong quần thể phù hợp với mục tiêu đề ra

b. Khác nhau:

Chọn lọc cá thể

Chọn lọc hàng loạt

- Những cá thể được chọn đem làm giống cho vụ sau ( có thể chọn một lần hoặc nhiều lần)

- Chọn lại cá thể tốt nhất

- Chọn lọc trên kiểu hình không kiểm tra được kiểu gen

- Phù hợp với tính trạng có hệ số di truyền cao

- Dễ làm phổ biến rộng rãi

- Mất thời gian, hiệu quả thấp

 - Những cá thể được chọn sẽ được nhân lên riêng rẽ từng dòng qua nhiều thế hệ

- Chọn lại dòng tốt nhất

- Kiểm tra được kiểu gen bố mẹ qua đàn con

- Phù hợp với tính trạng có hệ số di truyền thấp

- Phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật cao

- Hiệu quả cao, nhanh, chính xác.

{-- Nội dung đề và đáp án các câu từ 26-37 thuộc phần các phương pháp lai của tài liệu câu hỏi tự luận ôn thi Ứng dụng di truyền trong chọn giống Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bài tập tự luận ôn tập phần Ứng dụng di truyền vào chọn giống Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF