YOMEDIA

48 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Bằng chứng tiến hóa Sinh học 12 có lời giải chi tiết

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thể ôn tập và rèn luyện các kiến thức về bằng chứng tiến hóa nên Hoc247 48 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Bằng chứng tiến hóa Sinh học 12 có lời giải chi tiết tài liệu bao gồm 48 câu hỏi trắc nghiệm tổng quát các kiến thức đã học về bằng chứng tiến hóa để chuẩn thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo tại đây!

 
ADSENSE
YOMEDIA

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ: BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA SINH HỌC 12 CÓ LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1. Đâu là ví dụ của hướng tiến hóa phân kỳ?

   A. Ngà voi và sừng tê giác.

   B. Cánh chim và cánh côn trùng.

   C. Cánh dơi và tay người.

   D. Vòi voi và vòi bạch tuột.

Câu 2. Nguyên nhân hình thành nên các cơ quan tương tự là gì?

   A. Do hình thành từ một quần thể gốc, nên vẫn thực hiện chung chức năng tới thời điểm hiện tại.

   B. Do đặc trong những môi trường ngoại cảnh khác nhau, nên chọn lọc tự nhiên tác động theo những hướng khác nhau, tích lũy đột biến khác nhau.

   C. Các loài khác nhau nhưng sống trong những điều kiện môi trường giống nhau, chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng, tích lũy những đột biến tương tự nhau.

   D. Do hình thành từ một quần thể gốc, nhưng đặt trong những môi trường khác nhau nên các cơ quan phân hóa và thực hiện chức năng khác nhau.

Câu 3. Có bao nhiêu ví dụ đúng về những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi?

  1. Cánh chim và tay người.
  2. Cánh dơi và cánh bướm.
  3. Tay người và chi trước của chó.
  4. Tuyến nước bọt của người và tuyến nộc đọc của rắn.
  5. Ruột thừa của người và ruột tịt của thỏ.

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 4. Có bao nhiêu bằng chứng không phải là bằng chứng giải phẫu học so sánh?

  1. Đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
  2. Xương chi dưới của các loài động vật có xương sống phân bố từ trong ra ngoài tương tự nhau.
  3. Sự tương đồng về phát triển phôi của một số loài động vật có xương sống.
  4. Ở các loài động vật có vú, đa số con đực vẫn còn còn di tích của tuyến sữa không hoạt động.
  5. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
  6. Cá voi còn di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày, hoàn toàn không dính tới cột sống.

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 5. Có bao nhiêu bằng chứng nào sau đây thuộc loại cơ quan được miêu tả trong hình?

  1. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
  2. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
  3. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
  4. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.
  5. Cánh dơi và cánh chim đều có chức năng giống nhau là giúp sinh vật thích nghi với đời sống bay lượn.

   A. 1                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

Câu 6. Trên chuyến hành trình của mình, Đacquyn đã nghiên cứu hòn đảo Galapagôt và ông đã ghi nhận được nhưng thông số sau:

  • Có 105 loài chim trong đó có 82 loài là dạng đặc hữu.
  • Trong 48 loài thân mềm thì có 41 loài đặc hữu.
  • Ở đây không có một loài lưỡng cư nào.
  • Tổng cộng có 700 loài thực vật, 250 là loài đặc hữu.

Có bao nhiêu nhận xét đúng về Galapagôt?

  1. Là đảo lục địa.
  2. Thành phần loài đa dạng hơn nhiều so với đất liền.
  3. Nhiều loài đặc hữu hơn trong đất liền.
  4. Chỉ những loài có khả năng di cư hay phát tán mạnh thì mới có khả năng xuất hiện trên đảo.
  5. Ít những loài động vật có kích thước lớn.

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 7. Các đảo lục địa cách đất liền một eo biển, các đảo đại dương được nâng lên và chưa bao giờ có sự liên hệ với đất liền. Nhận xét nào sau đây là không đúng về thành phần loài trên 2 loại đảo trên?

   A. Đảo lục địa có hệ sinh vật đa dạng hơn đảo đại dương.

   B. Đảo đại dương thường hình thành những loài đặc hữu.

   C. Đảo đại dương có nhiều loài ếch nhái, bò sát và thú lớn, ít các loài chim và côn trùng.

   D. Đảo lục địa có nhiều loài tương tự với đại lục địa gần đó, ví dụ như quần đảo Anh có nhiều loài tương tự như ở lục địa Châu Âu.

Câu 8. Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau?

   A. Các loài có quan hệ họ hàng càng gần gũi thì thời gian giống nhau trong quá trình phát triển phôi thai càng dài.

   B. Những loài có quan hệ họ hàng gần nhau thì càng có những đặc điểm giống nhau trong cấu trúc gen, ADN, protein và ngược lại.

   C. Đặc điểm của hệ động thực vật trên đảo hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện địa lý sinh thái của vùng đó.

   D. Những tài liệu về bằng chứng địa lý sinh học đã chứng minh mỗi loài sinh vật được phát sinh tại một thời điểm xác định trong lịch sử, tại một vùng nhất định.

Câu 9. Vây cá mập là cơ quan di chuyển của lớp cá vây; vây cá ngư long là biến đổi chi trước của lớp bò sát; vây cá voi là biến đổi chi trước của lớp thú. Ba ví dụ trên là bằng chứng về:

   A. Cơ quan tương tự.    B. Cơ quan thoái hóa.   C. Cơ quan tương đồng    D. Cơ quan cùng nguồn.

Câu 10. Cho các phát biểu sau:

  1. Tất cả các cơ thể từ động vật đến thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
  2. Mọi loài trên trái đất đều sử dụng chung một bộ mã di truyền, thể hiện bằng chứng về nguồn gốc chung của sinh giới.
  3. Bằng chứng tiến hóa xác thực nhất về nguồn gốc chung của sinh giới là bằng chứng phôi sinh học so sánh.
  4. Nguyên nhân mà thú có túi còn tồn tại đến thời điểm này hoàn toàn là do điều kiện tự nhiên trong khu vực phù hợp với hoạt động sinh lý của chúng.
  5. Đảo đại dương chỉ có những loài đặc hữu.
  6. Đảo đại dương chỉ có những loài di cư từ nơi khác đến.
  7. Đảo lục địa có thành phần loài đa dạng hơn đảo đại dương và có một số loài giống với vùng lục địa lân cận.

Phát biểu nào đúng?

   A. (1), (2), (5).                B. (2), (3), (7).                C. (1), (2), (4).                D. (1), (6), (7).

Câu 11. Có bao nhiêu bằng chứng tế bào học trong các bằng chứng sau?

  1. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
  2. Quá trình nguyên phân của tế bào thực vật, động vật hoàn toàn giống nhau.
  3. Trong mọi tế bào đều tồn tại những đơn phân A, T, G, X
  4. Trong mọi tế bào đều tồn tại 20 loại axit amin.
  5. Trong mọi cơ thể sống tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào trước nó chứ không được hình thành một cách tự nhiên trong giới vô sinh.
  6. Trong mọi cơ thể sống tế bào chứa các thông tin cần thiết để điều khiển mọi hoạt động sống.

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 12. Bằng chứng có độ tin cậy và thuyết phục nhất trong các bằng chứng gián tiếp cho nghiên cứu hóa thạch là:

   A. Hóa thạch.                  B. Phôi sinh học.            C. Tế bào học.                 D. Phân tử.

Câu 13. Ví dụ nào sau đây không phải là cơ quan thoái hóa?

   A. Răng khôn ở người.

   B. Manh tràng của thú ăn thịt.

   C. Túi bụng của Kangguru.

   D. Chi sau của thú biển.

Câu 14. Có bao nhiêu bằng chứng sinh học phân tử cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới?

  1. Protein của các loài đều tạo nên từ 20 loại axit amin và mỗi loại protein đều đặc trưng bởi thành phần số lượng và trình tự các axit amin.
  2. Đa số các loài đều sử dụng chung một bộ mã di truyền.
  3. Hệ gen của các loài đều được cấu tạo từ 4 đơn phân A, T, G, X.
  4. Trong quá trình phát triển phôi luôn có giai đoạn giống nhau giữa các loài.
  5. Cơ sở vật chất di truyền của sự sống ở các loài là ADN và protein.

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 15. Nội dung của thuyết tế bào học là:

   A. Tất cả các cơ thể từ đơn bào đến động vật, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.

   B. Tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.

   C. Tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, nấm đều được cấu tạo từ tế bào.

   D. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.

Câu 16. Nhận xét nào sau đây đúng?

  1. Bằng chứng phôi sinh học so sánh giữa các loài về các giai đoạn phát triển phôi thai.
  2. Bằng chứng sinh học phân tử là so sánh giữa các loài vế cấu tạo polipeptit hoặc polinucleotit.
  3. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi beta - Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc gọi là bằng chứng tế bào học.
  4. Cá với gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đoạn phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng có cùng tổ tiên xa gọi là bằng chứng phôi sinh học so sánh.
  5. Đa số các loài sinh vật có mã di truyền và hành phần protein giống nhau, chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới thuộc loại bằng chứng sinh học phân tử.

   A. (1), (2), (3), (4).         B. (1), (2), (4), (5).         C. (2), (4), (5).                D. (1), (4), (5).

Câu 17. Phát biểu nào dười đây là không đúng?

   A. Điều kiện sống của loài khỉ thay đổi, một vài cơ quan nào đó mất đi chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và chỉ để lại vài dấu tích ở vị trí xưa kia của chúng, tạo nên cơ quan thoái hóa.

   B. Trường hợp một cơ quan thoái hóa phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó gọi là lại tổ

   C. Cơ quan thoái hóa là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.

   D. Cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự là hoàn toàn trái ngược nhau và không bao giờ tìm thấy những sự trùng hợp giữa 2 cơ quan này.

Câu 18. Có bao nhiêu bằng chứng tế bào học trong các bằng chứng sau?

  1. Mọi cơ thể sống đề được cấu tạo từ tế bào.
  2. Quá trình nguyên phân của tế bào thực vật, động vật hoàn toàn giống nhau.
  3. Trong mọi tế bào đều tồn tại những đơn phân A, T, G, X
  4. Trong mọi tế bào đều tồn tại 20 loại axit amin.
  5. Trong mọi cơ thể sống tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào trước nó chứ không được hình thành một cách tự nhiên trong giới vô sinh.
  6. Trong mọi cơ thể sống tế bào chứa các thông tin cần thiết để điều khiển mọi hoạt động sống.

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D. 5

Câu 19. Cho các hiện tượng sau:

  1. Ở Nam Mĩ không có loài thỏ (theo quan sát của Đacquyn).
  2. Các loài chim bạch yến mà Đacquyn nhìn thấy trên hòn đảo Galapagop rất khác nhau từ đảo này tới đảo khác và khác xa các dạng ở đất liền.
  3. Một số người không tiếp tục mọc răng khôn ở tuổi trưởng thành như những người khác.
  4. Cánh tay người và chi trước của ếch nhái có cấu trúc tương tự nhau nhưng khác biệt về nhiều chi tiết.
  5. Về cơ bản bộ mã di truyền là giống nhau ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
  6. Các loài động vật có xương sống đều có chi trước tương tự nhau nhưng cấu tạo chi lại thích nghi với những điều kiện khác nhau.
  7. Đà điểu, gà, vịt đều có cánh nhưng không biết bay.
  8. Thú có túi xuất hiện ở Nam Mĩ, châu Nam Cực và châu Đại Dương những chỉ có ở châu Đại Dương là thú có túi mới phát triển đa dạng nhất.
  9. Ở cá, nòng nọc, các đôi sụn vành mang phát triển thành mang nhưng ở người chúng lại phát triển thành xương tai giữa và sụn thanh quản.
  10. Trong tế bào của các cơ thể sống hiện nay đều tồn tại enzim, ATP, ADN tương tự nhau.
  11. Chi sau của ếch nhái và ngón chân vịt đều có màng da nối liền các ngón chân.
  12. Số axit amin sai khác nhau trong cấu trúc phân tử hemoglobin của các loài linh trưởng sai khác nhau không nhiều.

Có các nhận định sau về các hiện tượng trên đây:

  1. Có 3 hiện tượng thuộc bô môn khoa học là địa lí sinh học.
  2. Có 5 hiện tượng thuộc bộ môn khoa học giải phẫu học so sánh.
  3. Có 3 hiện tượng thuộc bộ môn khoa học là sinh học phân tử.
  4. Có 1 hiện tượng thuộc bộ môn khoa học là phôi sinh học so sánh.

Số nhận định đúng là:

   A. 0                                   B. 2                                   C. 4                                   D. 1

Câu 20. Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng:

   A. Cho thấy các loài này phát triển theo hướng thoái bộ sinh học.

   B. Cho thấy các loài này phát triển theo hướng tiến bộ sinh học.

   C. Gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung.

   D. Trực tiếp cho thấy các loài hiện nay đều tiến hóa từ một tổ tiên chung.

Câu 21. Cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì nhưng vẫn được di truyền từ thế hệ nay sang thế hệ khác vì:

   A. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều truyền cho đời con thông qua cơ chế phiên mã và dịch mã. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ tính trạng ra khỏi cơ thể sinh vật.

   B. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều được di truyền cho đời sau nhờ quá trình nguyên phân. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ tính trạng này ra khỏi cơ thể.

   C. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều do gen quy định. Chọn lọc tự nhiên chỉ có thế tác động dựa trên kiểu hình có lợi có hại của sinh vật.

   D. Tất cả các đặc điểm trên cơ thể sinh vật đều di truyền cho đời con nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ tính trạng ra khỏi cơ thể sinh vật.

Câu 22. Ở cây ngô đôi khi xuất hiện những hạt ngô trên bông cờ, điều này chứng minh được điều gì?

   A. Chứng minh được đột biến xảy ra thường xuyên trong mọi cơ thể sinh vật.

   B. Chứng minh được hoa ngô trước khi là loài đơn tính thì đã từng là loài hoa lưỡng tính.

   C. Chứng minh được ngô là loài dễ xảy ra đột biến.

   D. Chứng minh hướng tiến hóa quay về tổ tiên xưa hơn là hoàn thiện để phù hợp với ngoại cảnh.

Câu 23. Dựa trên những sai khác về cấu trúc phân tử hemoglobin: Dạng vượn người nào sau đây gần gũi với loài người nhất?

   A. Vượn.                          B. Đười ươi.                    C. Gôrila.                         D. Tinh tinh.

Câu 24. Thuyết thực bào nội cộng sinh được phát biểu như sau: tế bào nhân thực được tiến hóa nhờ vào sự cộng sinh với các tế bào nhân sơ. Các tế bào chứa ADN như ti thể, lục lạp là những phần cộng sinh của nhóm vi khuẩn hiếu khí (ti thể) hay vi khuẩn lam (lạp thể) cổ xưa. Nhận xét đúng về giả thuyết trên?

   A. Đây là bằng chứng sinh học phân tử, chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.

   B. Đây là bằng chứng giải phẫu học so sánh, chứng minh nguồn gốc khác nhau của loài tự dưỡng và dị dưỡng.

   C. Đây là bằng chứng sinh học tế bào, chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới.

   D. Đây là bằng chúng sinh học phân tử, chứng minh nguồn gốc khác nhau của loài tự dưỡng và dị dưỡng.

Câu 25. Cơ quan tương tự được hình thành do:

   A. Các loài được hưởng cùng một kiểu gen từ loài tổ tiên.

   B. Các loài sống trong những môi trường có điều kiện giống nhau.

   C. Đột biến đã tạo ra các gen tương tự nhau ở các loài có cách sống khác nhau.

   D. Chọn lọc tự nhiên đã duy trì các gen tương tự nhau ở các loài khác nhau.

Đáp án từ câu 1-25 trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Bằng chứng tiến hóa Sinh học 12

1.C

2.C

3.D

4.A

5.A

6.B

7C

8.C

9.A

10.D

11.B

12.D

13.C

14.C

15.A

16.B

17D

18.B

19.C

20.C

21.C

22.B

23.D

24.C

25.B

 

       

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1. Đáp án C

Hướng tiến hóa phân kỳ được biểu hiện bởi những cơ quan tương đồng - những cơ quan có cấu tạo tương tự nhau nhưng thực hiện chức năng khác nhau.

  • Ngà voi là biến đổi chức năng của răng nanh còn sừng tê giác là biến đổi của xương mặt.
  • Cánh chim là phát triển của hệ cơ xương còn cánh côn trùng được phát triển từ biểu bì thân.
  • Cánh dơi và tay người đều có nguồn gốc phát sinh là chi trên của lớp thú.
  • Vòi voi là biến đổi của mũi, còn vòi bạch tuột là biến đổi của lớp da thân.

Câu 2. Đáp án C

Đặc điểm để xác định cơ quan tương tự:

  • Khác nguồn gốc: có nguồn gốc không liên quan đến nhau, như gai hoa hồng là do kéo dài của biểu bì thân, gai xương rồng là biến dạng của lá. Dùng đặc điểm này, ta loại A, B và D.
  • Phải thực hiện chung một chức năng, như cánh chim và cánh côn trùng đều dùng để bay.

Nhận xét: Ý A và D là trái ngược nhau, ý C và B là trái ngược nhau, dạng câu hỏi về nguyên nhân này thường hướng vào tác động của quá trình chọn lọc và tích lũy đột biến, nên ta thường tập trung vào C và B -> có thể loại A và D.

Câu 3. Đáp án D

  • Cơ quan mà đề bài đề cập đến là cơ quan tương đồng.
  • Nhận xét: Số (5) đây là một dạng cơ quan tương đồng, nhưng ruột thừa của người không còn cộng sinh với vi khuẩn để tiêu hóa thực vật như ở thỏ, nó không còn thực hiện được chức năng như trước, còn gọi là cơ quan thoái hóa. Vậy cơ quan thoái hóa cũng là một ví dụ của cơ quan tương đồng.

Câu 4. Đáp án A

Chọn các câu (a) và (c)

(a) là bằng chứng sinh học phân tử.

(c) là bằng chứng phôi sinh học so sánh.

Nhận xét: Bằng chứng giải phẫu học thường nhắc về các cơ quan, không liên quan đến hệ thống tế bào, hay cấu trúc hệ gen.

  • Bằng chứng phôi sinh học so sánh chỉ nói đến sự giống, khác nhau của giai đoạn phát triển phôi.
  • Bằng chứng tế bào học nói đến những điểm tương tự nhau trong cấu trúc và hoạt động sinh trưởng, sinh sản của tế bào.
  • Bằng chứng sinh học phân từ nói đến gen, ADN, ARN.

Câu 5. Đáp án A

Cơ quan được miêu tả trong hình chính là cơ quan thoái hóa.

(3) là cơ quan thoái hóa.

(1), (2) là cơ quan tương đồng.

(4), (5) là cơ quan tương tự.

Lưu ý: Cơ quan thoái hóa cũng thuộc cơ quan tương đồng.

Câu 6. Đáp án B

Ta thấy:

  • Đa số các loài trên đảo là những loài có khả năng di cư, phát tán xa, như chim, côn trùng, thân mềm, các loài thực vật và quan trọng là không có lưỡng cư -> kết luận được galapagôt là đảo đại dương - loại đảo được hình thành do quá trình hoạt động địa chất hoặc các rạn san hô làm cho lớp đất nên dưới đại dương được nâng cao lên tạo thành đảo. Do đó không mang theo các loài sống ở khu vực đất liền, chi có những loài di cư đến sinh sống trên đảo.
  • Thành phần loài đơn giản và không phong phú như trong đất liền, tuy nhiên do trở ngại địa lý khá lớn và đảo cũng là một môi trường lý tưởng để hình thành loài nên số lượng loài đặc hữu là rất cao.

Câu 7. Đáp án C

Các loài xuất hiện ở đảo đại dương là các loài có khả năng di cư và phát tán mạnh như: chim, côn trùng, những loài thực vật thụ phấn bằng gió, hay những loài sinh sản bằng bào tử. Một số loài bò sát như trăn có khả năng nhịn ăn nhiều ngày liền.

Câu 8. Đáp án C

Đặc điểm của hệ động thực vật trên đảo không chỉ do điều kiện địa lý sinh thái trên đảo quyết định mà còn phụ thuộc vào vùng đó đã tách khỏi các khu vực địa lý khác vào những thời điểm nào.

Câu 9. Đáp án A

Do các cơ quan có nguồn gốc khác nhau, nhưng cùng thực hiện chung một chức năng.

Câu 10. Đáp án D

Các đáp án sai:

(2) Sai là do đa số các loài sử dụng chung một bộ mã di truyền, chứ không phải mọi sinh vật.

(3) Bằng chứng tiến hóa xác thực nhất về nguồn gốc chung của sinh giới là bằng chứng sinh học phân tử

(4) Nguyên nhân chủ yếu mà thú có túi còn tồn tại là do lục địa Úc tách ra khỏi đại lục địa vào thời gian sớm, lúc mà chưa có sự tiến hóa của động vật bậc cao, do không có động vật bậc cao đóng vai trò như tác nhân chọn lọc (ăn thịt) những loài thấp hơn, nên những loài động vật bậc thấp được duy trì đến thời điểm hiện tại.

(5) Đảo đại dương không "chỉ" có những loài đặc hữu, mà có nhiều loài đặc hữu do trở ngại địa lý.

Câu 11. Đáp án B

Chọn các câu (1), (5), (6).

(2) sai là do quá trình nguyên phân của thực vật và động vật khác nhau, khi phân chia tế bào động vật tạo eo thắt từ ngoài vào trong, còn tếbào thực vật tạo vách ngăn phân cách từ trong ra ngoài. Ngoài ra cần nhớ thêm vi khuẩn sinh sản bằng hình thức trực phân.

(3) và (4) đều là bằng chứng sinh học phân tử.

Nhận xét: Những mà học thuyết tế bào nhắc đến, có thể xuất hiện như một bằng chứng tế bào học:

  • Mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
  • Tế bào chỉ được tạo thành từ những tế bào trước dó.
  • Mọi chức năng sống đều được xảy ra trong tế bào.
  • Tế bào chứa các thông tin di truyền cần thiết để điều khiển những hoạt động sống đó.
  • Tế bào có thế truyền đạt thông tin di truyền cho các thế hệ tiếp theo.

Câu 12. Đáp án D

  • Mới vào có thể loại ngay A vì A là bằng chứng trực tiếp.
  • Bằng chứng sinh học phân tử là bằng chứng chinh xác nhất có khoa học nhất và hơn nữa các bằng chứng khác cũng xuất phát từ bằng chứng này.

Câu 13. Đáp án C

Túi bụng là cơ quan cần thiết có chức năng quan trọng với Kangrugu nên nó không phải là cơ quan thoái hóa.

Câu 14. Đáp án C

Loại đi (4) vì là bằng chứng phôi sinh học so sánh.

Câu 15. Đáp án A

  • Nhận xét: về khái niệm thì B bao quát hơn, nhưng A mới là khái niệm chính xác.
  • Đây là một câu lý thuyết thuần trong sách giáo khoa. Có thể nói đây là dạng câu hỏi học thuộc lòng và quan trọng hơn là thuộc lòng từng chữ. Nguyên nhân chủ yếu của dạng câu hỏi này là do thực nghiệm trên do 2 nhà khoa học tìm ra trên tế bào thực vật và tế bào động vật, nên ta phải tôn trọng những thành quả và phát biểu của họ. Đề đang theo hướng mở, sẽ hạn chế những câu hỏi như thế này.

 

Câu 16. Đáp án B

(3) sai là do đó gọi là bằng chứng sinh học phân tử.

Nhận xét đáp án:

  • Loại đáp án có số (3), loại A.
  • Bao quát toàn bộ đáp án: Thấy (4) luôn đúng nên ta không qua tâm đến (4). Đã loại được 2 đáp án ra khỏi vùng xem xét, giờ ta chỉ cần đọc thật kỹ 3 đáp án còn lại xem có sai sót gì hay không?

Câu 17. Đáp án D

  • Có những cơ quan của 2 loài sinh vật vừa là cơ quan tương tự vừa là cơ quan tương đồng như cánh dơi và cánh chim.
  • Cánh dơi và cánh chim đều có nguốn gốc từ chi trước của lớp động vật thuộc siêu lớp Tetrapoda. Có cùng thể thức cấu tạo về phân bố xương, cơ, dây thần kinh, mạch máu...

Câu 18. Đáp án B

Chọn các câu (1), (5), (6).

(2) sai là do quá trình nguyên phân của thực vật và động vật khác nhau, khi phân chia tế bào động vật tạo eo thắt từ ngoài vào trong, còn tế bào thực vật tạo vách ngăn phân cách từ trong ra ngoài. Ngoài ra cần nhớ thêm vi khuẩn sinh sản bằng hình thức trực phân.

(3) và (4) đều là bằng chứng sinh học phân tử.

Nhận xét: Những mà học thuyết tế bào nhắc đến, có thể xuất hiện như một bằng chứng tế bào học:

  • Mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
  • Tế bào chỉ được tạo thành từ những tế bào trước dó.
  • Mọi chức năng sống đều được xảy ra trong tế bào.
  • Tế bào chứa các thông tin di truyền cần thiết để điều khiển những hoạt động sống đó.
  • Tế bào có thể truyền đạt thông tin di truyền cho các thế hệ tiếp theo.

Câu 19. Đáp án C

Cả 4 nhận định đều đúng. Từng ý của hiện tượng trong bảng sau:

Hiện tượng

Bộ môn KH

Giải thích

Ở Nam Mĩ không có loài thỏ (theo quan sát của Đacquyn)

Địa lý sinh học.

Nam mĩ không có loài thỏ do Nam Mĩ tách ra khỏi đại lục địa trước khi những động vật này được phát sinh. Các loài chỉ được phát sinh tại những khu vực nhất định và tại những thời điểm xác định trong lịch sử.

Các loài chim bạch yến mà Đacquyn nhìn thấy trên hòn đảo Galapagop rất khác nhau từ đảo này tới đảo khác và khác xa các dạng ở đất liền.

Đia lý sinh học.

Quần đảo galapagop như đã đề cập từ trước, cũng có thể xem như một dấu hiệu để nhận biết đây là bằng chứng địa lý sinh học. Chim là loài có khả năng di cư, tuy nhiên đảo là một môi trường lý tưởng cho quá trình hình thành loài bởi các trở ngại địa lý hạn chế cho việc du nhập gen, góp phần cho chọn lọc tự nhiên phân hóa vốn gen quần thể gốc.

Một số người không tiếp tục mọc răng khôn ở tuổi trưởng thành như những người khác.

Giải phẫu học so sánh.

Răng khôn vốn được xem như một cơ quan dự trữ cho cơ thể, vào thời kỳ trước, con người xử dụng hàm răng để gặm, xé những thức ăn, những loại thức ăn chưa chín nên dai và cứng hơn, răng nanh, răng hàm đều có thể gãy, rụng. Do đó việc dự trữ một chiếc răng là cần thiết. Ngày nay đã hiện đại hơn, nên chiếc răng khôn không còn giữ vị trí thay thế như trước nữa, là một cơ quan thoái hóa.

Cánh tay người và chi trước của ếch nhái có cấu trúc tương tự nhau nhưng khác biệt về nhiêu chi tiết.

Giải phẫu học so sánh.

Cấu trúc tương tự nhau, tay người để cầm nắm, còn chân ếch nhái dùng để làm điểm tựa cho cơ thể khi chân sau dùng sức bật. Đây là 2 cơ quan tương đồng.

Về cơ bản bộ mã di truyền là giống nhau ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

Sinh học phân tử.

Khi nhắc đến hệ gen, thì đó là bằng chứng sinh học phân tử.

Các loài động vật có xương sống đều có chi trước tương tự nhau nhưng cấu tạo chi lại thích nghi với những điều kiện khác nhau.

Giải phẫu học so sánh.

Giải phẫu học so sánh thường nói đến các cơ quan, nên rất dễ nhận biết.

Đả điểu, gà, vịt đều có cánh nhưng không biết bay.

Giải phẫu học so sánh.

Đây là những cơ quan thoái hóa.

Thú có túi xuất hiện ở Nam Mĩ, châu Nam Cực và châu Đại Dương những chỉ có ở châu Đại Dương là thú có túi mới phát triển đa dạng nhất.

Địa lý sinh học.

Như có giải thích ở những bài trước, do Nam Mi, châu Nam Cực và châu Đại Dương tách khỏi đại lục địa vào thời gian rất sớm, nên vẫn còn duy trì được những cấu trúc sơ khai.

Ở cá, nòng nọc, các đôi sụn vành mang phát triển thành mang nhưng ở người chúng lại phát triển thành xương tai giựa và sụn thanh quản.

Phôi sinh học so sánh.

Đây là bằng chứng khá dễ nhầm lẫn với giải phẫu học so sánh. Sự khác biệt thể hiện ở bằng chứng phôi sinh học là so sánh những sự kiện diễn ra trong phôi, khi các khối mô chưa phân hóa thành cơ quan hoàn chỉnh.

Trong tế bào của các cơ thể sống hiện nay đều tồn tại enzim, ATP, ADN tương tự nhau.

Sinh học phân tử.

Cần lưu ý là ATP cũng là một cấu trúc phân tử trong tế bào, đóng vai trò là một "đồng tiền năng lượng".

Chi sau của ếch nhái và ngón chân vịt đều có màng da nối liền các ngón chân.

Giải phẫu học so sánh.

Chi sau của ếch nhái cũng có cấu tạo màng bơi như chân vịt, vừa có cấu tạo tương tự nhau, vừa có chức năng như nhau nên đây cũng là một ví dụ về 2 cơ quan vừa tương tự, vừa tương đồng.

Số axit amin sai khác nhau trong cấu trúc phân tử hemoglobin của các loài linh trưởng sai khác nhau không nhiều.

Sinh học phân tử.

Nói về axit amin là bằng chứng về sinh học phân tử.

 

Câu 20. Đáp án C

  • Do không còn thực hiện những chức năng như trước, nên những cơ quan này phân hóa về cấu trúc để phù hợp với chức năng hiện tại, không đề cập đến việc tiến bộ hay thoái bộ sinh học.

Có 2 loại bằng chứng tiến hóa:

  • Trực tiếp: Chỉ có bằng chứng hóa thạch.
  • Gián tiếp: Phôi sinh học so sánh, giải phẫu học, sinh học phân tử, tế bào học.

Câu 21. Đáp án C

  • Chọn lọc tự nhiên tác động lên kiểu hình, có lợi thì tích lũy có hại thì đảo thải, cơ quan thoái hóa vốn đã mất đi chức năng, không lợi cũng không hại nên không chịu tác động đáo thải của chọn lọc tự nhiên.
  • Do cơ quan không còn chức năng như trước, nên thoái hóa và giảm dần đi cấu tạo.
  • Các câu A B D sai do không phải "tất cả các đặc điểm" của bố mẹ đều di truyền cho con.

Câu 22. Đáp án B

Hoa ngô là hoa đơn tính nên không thể xuất hiện hạt ngô (hợp tử) trên bông cờ. Hiện tượng này giải thích cho việc lại tổ, trở về dạng xa xưa vốn là loài hoa lưỡng tính, chứ không phân tính như thời điểm hiện tại.

Câu 23. Đáp án D

Số sai khác trong phân tử Hemoglobin của loài linh trưởng cho thấy Hemoglobin của người và tinh tinh là hoàn toàn như nhau.

Câu 24. Đáp án C

Nhận xét đáp án:

Về việc nhận định xem đây là bằng chứng gì, thì các đáp án đa phần khác nhau, trừ A và D, xem xét với đề bài, giả thuyết là sự hình thành và tiến hóa của tế bào. Nên đây là bằng chứng sinh học tế bào. Chọn C.

Câu 25. Đáp án B

Nguyên nhân chính trong việc hình thành cơ quan tương tự là sống trong những môi trường tương tự nhau, chọn lọc tự nhiên tác động theo những hướng như nhau làm tích lũy những gen như nhau, các gen này biểu hiện ra môi trường ngoài với cùng một dạng hình thái. Như gai xương rồng và gai hoa hồng, đều đóng vai trò hạn chế thoát hơi nước và bảo vệ.

{-- Nội dung đề, đáp án và lời giải chi tiết từ câu 26-48 của Trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Bằng chứng tiến hóa Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung 48 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chuyên đề: Bằng chứng tiến hóa Sinh học 12 có lời giải chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF