Tài liệu 30 Bài tập trắc nghiệm chuyên đề đột biến gen Sinh học 12 năm 2020 có đáp án do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về đột biến gen trong chương trình Sinh học 12. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LUYỆN TẬP CHUYÊN ĐỀ ĐỘT BIẾN GEN
Câu 1: Một gen dài 0,408 micromet, có A = 840. Khi gen này phiên mã môi trường nội bào cung cấp 4800 ribonuclêôtit tự do. Số liên kết hiđrô và số bản sao của gen:
A. 3240 lkH và 2 bản sao. B. 2760 lkH và 4 bản sao.
C. 2760 lkH và 2 bản sao. D. 3240 lkH và 4 bản sao.
Câu 2: Gen A dài 4080 angstron bị đột biến tạo thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi 2 lần thì môi trường nội bào cung cấp 7188 nuclêôtit tự do. Đột biến trên thuộc dạng nào sau đây?
A. Mất 2 cặp nuclêôtit. B. Mất 6 cặp nuclêôtit.
C. Mất 4 cặp nuclêôtit. D. Mất 1 cặp nuclêôtit.
Câu 3: Một gen có 3000 liên kết hiđrô có số nuclêôtit loại guanin (G) bằng hai lần số nuclêôtit loại ađênin (A). Một đột biến xảy ra làm chiều dài của gen giảm đi 85 Å. Biết rằng trong số nuclêôtit bị mất có 5 nuclêôtit loại xitôzin (X). Số nuclêôtit loại A và G của gen sau đột biến lấn lượt là
A. 370 và 730. B. 375 và 745. C. 375 và 725. D. 355 và 745.
Câu 4: Gen A có 120 chu kỳ xoắn và có G = 30%. Gen A bị đột biến mất một đọan dài 204 angstron và có A = 20%. Gen a có số nuclêôtit loại xitôzin là:
A. 468. B. 648. C. 684 D. 696.
Câu 5: Gen A dài 4080 ăngstron bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. Thêm 1 cặp nuclêôtit. B. Mất 2 cặp nuclêôtit.
C. Mất 1 cặp nuclêôtit D. Thêm 2 cặp nuclêôtit.
Câu 6: Một gen có 4800 liên kết hydro và có tỉ lệ A/G = ½, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hydro và có khối lượng 108.104 đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là:
A. T=A = 601, G = X = 1199. B. T = A = 598, G = X = 1202.
C. A = T = 600, G = X = 1200. D. T = A = 599, G = X = 1201
Câu 7: Gen A dài 2040 ăngstron, T : X = 0,6. Gen A bị đột biến thành gen a, gen a có A : G = 0,6043 nhưng chiều dài không đổi. Đột biến thuộc dạng nào?
A. Thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. B. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T
C. Thay thế cặp nuclêôtit khác loại. D. Thay thế cặp nuclêôtit cùng loại.
Câu 8: Một gen bị đột biến ảnh hưởng đến một cặp nuclêôtit tạo thành gen đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm 1 liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng:
A. Thêm một cặp nuclêôtit. B. Mất một cặp nuclêôtit.
C. Thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. D. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T
Câu 9: Một gen có 3600 liên kết hidrô bị đột biến liên quan đến 1 cặp nuclêôtit tạo thành alen mới, alen mới có số nuclêôtit không đổi nhưng có 3601 liên kết hidrô. Đột biến đó là:
A. Mất một cặp A-T. B. Mất một cặp G-X.
C. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X D. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.
Câu 10: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hyđrô sẽ
A. tăng 1 B. tăng 2. C. giảm 1. D. giảm 2.
Câu 43: Gen A có 90 vòng xoắn và có 20% là nucleotit loại ađênin. Gen này bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit A-T. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:
A. A = T = 357, G = X = 540 B. A = T = 360, G = X = 537.
C. A = T = 363, G = X = 540. D. A = T = 360, G = X = 543.
Câu 11: Gen A có 90 vòng xoắn và có 20% là nucleotit loại ađênin. Gen này bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit A-T nằm trọn trong một bộ ba mã hóa. Số liên kết hiđrô của gen sau đột biến so với trước đột biến là:
A. Tăng 9 liên kết. B. Giảm 9 liên kết. C. Tăng 6 liên kết. D. Giảm 6 liên kết
Câu 12: Gen có 720 nuclêôtit loại G và có tỉ lệ A/G = 2/3, gen này bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit G-X bằng cặp A-T. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là:
A. A = T = 481, G = X = 720. B. A = T = 480, G = X = 721.
C. A = T = 481, G = X = 721. D. A = T = 481, G = X = 719
Câu 13: Một gen cấu trúc dài 4080 Å, tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là:
A. A = T = 720; G = X = 480. B. A = T = 419; G = X = 721.
C. A = T = 719; G = X = 481 D. A = T = 721; G = X = 479.
Câu 14: Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần một axit amin nhưng không làm thay đổi số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng?
A. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen.
B. Mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen.
C. Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen.
D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit khác xảy ra ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen
Câu 15: Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với gen S là 28 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen S là:
A. Mất 1 cặp nucleotit. B. Thay thế 1 cặp nucleotit.
C. Mất 3 cặp nucleotit. D. Mất 2 cặp nucleotit
Câu 16: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 1500 nuclêôtit đã xảy ra đột biến cặp nuclêôtit thứ 10 (A- T) chuyển thành cặp (G- X) trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen tổng hợp
A. mất một axit amin.
B. thay thế một axit amin khác
C. thay đổi toàn bộ cấu trúc của prôtêin.
D. thay đổi các axit amin tương ứng với vị trí đột biến trở đi.
Câu 17: Một gen có 2400 nuclêôtit đã xảy ra đột biến mất 3 cặp nuclêôtit 9, 11, 16 trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen đột biến tổng hợp có đặc điểm là
A. mất một axit amin.
B. thay thế một axit amin khác.
C. mất một axit amin và khả năng xuất hiện tối đa 3 axit amin mới
D. thayđổi các axit amin tương ứng với vị trí đột biến trở đi.
Câu 18: Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin. Do đột biến chiều dài của gen giảm 10,2 Å và kém 7 liên kết hiđro. Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trưởng phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp 2 lần là:
A. A = T = 1074, G = X = 717 B. A = T = 1080, G = X = 720.
C. A = T = 1432, G = X = 956. D. A = T = 1440, G = X = 960.
Câu 19: Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là
A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
B. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
C. mất một cặp G - X.
D. mất một cặp A - T.
Câu 20: Gen B có 390 guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là:
A. A = T = 250, G = X = 390. B. A = T = 251, G = X = 389.
C. A = T = 610, G = X = 390. D. A = T = 249, G = X = 391
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-30 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm chuyên đề đột biến gen Sinh học 12 năm 2020 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !