Phương pháp giải một số dạng bài tập về Đột biến nhiễm sắc thể Sinh học 12 bao gồm các phương pháp giải và một số ví dụ minh họa về đột biến NST trong chương trình Sinh học 12. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập thật tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi sắp tới. Nội dung chi tiết xem tại đây!
PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG VỀ ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ
Dạng 1: Xác định tỉ lệ giao tử đột biến cấu trúc.
Chú ý :
Khi NST chưa nhân đôi nếu cặp NST tương đồng nếu có 1 chiếc bị đột biến cấu trúc thì:
- Tỉ lệ sinh giao tử đột biến ở cặp NST này là ½
- Tỉ lệ sinh giao tử không đột biến ở cặp NST này là 1/2
Ví dụ : A là NST không bị đột biến , a là NST bị đột biến
Gp1 Gp2
Ta có: A a →→→ A-A ; a-a →→→ A; A ; a; a
Sau khi NST đã nhân đôi nếu 1 cromatit trong cặp tương đồng bị đột biến cấu trúc thì:
- Tỉ lệ sinh ra giao tử đột biến ở cặp NST này là 1/4
- Tỉ lệ sinh ra giao tử không đột biến là 3/4Ví dụ A là NST không bị đột biến, a là NST bị đột biến ta có:
Nhân đôi Đột biến Gp1 Gp2
AA →→→→ A-A A-A →→→→ A-a A-A →→→→ A-a ; AA →→→→ A; A; A ; a
Ví dụ 1 : Cà độc dược có 2n = 24 . Có một thể đột biến trong đó cặp NST số 1 có 1 chiếc bị mất đoạn , một chiếc NST số 3 bị đảo 1 đoạn khi giảm phân nếu các NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử không mang NST đột biến có tỉ lệ ?
Cặp NST số 1. Giả sử chiếc bình thường là A, chiếc bị mất đoạn là a
Cặp NST số 3. Giả sử chiếc bình thường là B, chiếc bị đảo đoạn là b
Vậy thể đột biến có dạng AaBb
Giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau là AB = Ab = aB = ab = 25%
AB là giao tử không mang NST đột biến chiếm tỉ lệ 25%
Ví dụ 2 : Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24 Một thể đột biến bị mất 1 đoạn NST số 1 , đảo đoạn ở NST số 2 . Nếu giảm phân bình thường thì tỷ lệ giao tử mang đột biến bao nhiêu?
Bài giải :
Mỗi cặp NST tương đồng gồm 1 chiếc bình thường và 1 chiếc bị đột biến, giảm phân tạo giao tử mang NST bình thường chiếm tỉ lệ 1/2.
Có 2 cặp như vậy nên giao tử mang tất cả các NST bình thường là 1/2x1/2 = 1/4
=> Tỷ lệ giao tử mang gen đột biến sẽ là 1 – 1/4= 3/4 = 75%.
Dạng 2: Xác định các loại đột biến cấu trúc NST:
- Dựa vào khái niệm và hậu quả của các đột biến cấu trúc NST
- Quan sát hình vẽ hoặc sơ đồ về gen trên NST rồi xác định sự thay đổi các gen tương ứng các loại đột biến cấu trúc NST
Ví dụ 1: Sơ đồ sau đây mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
Sơ đồ: ABCD*EFGH → ABCDCD*EFGH
A. Chuyển đoạn. B. Mất đoạn. C. Lặp đoạn. D. Đảo đoạn.
Hướng dẫn: Nhìn sơ đồ thấy 2 đoạn CD xuất hiện → ĐB lặp đoạn (Đ/a C)
Ví dụ 2: Hình 2 mô tả dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây? A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Lặp đoạn. D. Mất đoạn. Hướng dẫn: Nhìn hình 2 thấy đoạn BCD thay đổi vị trí → ĐB đảo đoạn (Đ/a A) |
Dạng 3: Xác định số lượng NST trong tế bào thể đột biến:
*Thể lệch bội
Các dạng thường gặp:
Thể không : 2n – 2 Thể 1: 2n – 1 Thể 3: 2n + 1
Thể 4: 2n + 2 Thể 1 kép : 2n – 1 – 1 Thể 3 kép : 2n + 1+ 1
(Với n: Số cặp NST).
Ví dụ 1: Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Số lượng NST có trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm thuộc thể lệch bội dạng 4 nhiễm là:
A. 10 B. 16 C. 32 D. 12
(Đề thi TN năm 2008 – lần 1)
Hướng dẫn: Thể 4 có số lượng NST là: 2n + 2 = 8 + 2 = 10. Chọn phương án A
Ví dụ 2: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng |
25 |
84 |
26 |
36 |
23 |
48 |
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến lệch bội là:
A. I, III, V. B. II, VI. C. I, III. D. I, II, III, V.
Hướng dẫn: 12 nhóm gen LK vậy n = 12. Ta có: 25= 2n+1, 26=2n+2, 23=2n-1 → A
* Xác định số lượng NST trong tế bào đa bội:
- Đa bội chẵn : Tứ bội (4n) ,Lục bội (6n) , Bát bội (8n) ...
- Đa bội lẻ : Tam bội (3n) , Ngũ bội (5n) , Thất bội (7n) ...
- Thể song nhị bội: 4n ( 2n A + 2n B).
Ví dụ 1: Loài cải củ có 2n = 18. Xác định số NST trong thể 3n, 4n.
Hướng dẫn: Theo bài ra ta có: 2n = 18 → n = 9. Số NST trong các thể: 3n = 3 x 9 = 27 NST.
4n = 4 x 9 = 36 NST.
Ví dụ 2: Khi lai cải củ 2n = 18 với cải bắp có 2n = 18 tạo ra cây lai song nhị bội hữu thụ có bộ NST là:
A. 27 B. 18 C. 54 D. 36
Hướng dẫn: Cải củ ( 2n = 18 A) x Cải bắp ( 2n = 18 B)
G; n= 9 n=9
Con lai 2n = 18 ( 9 A + 9 B) → Đa bội hóa 4n = 36 NST ( 18A + 18 B)
Đáp án : D
Ví dụ 3: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng |
48 |
84 |
72 |
36 |
60 |
108 |
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là:
A. I, III, IV, V. B. II, VI. C. I, III. D. I, II, III, V.
Hướng dẫn: 12 nhóm gen LK vậy n = 12. Thể đa bội chẵn 4n, 6n, 8n,…… Vậy: ta có thể đột biến số I và số III là dạng 4n và 6n → Đáp án C
Dạng 4: Xác định số dạng lệch bội:
{-- Nội dung dạng 4. Xác định số dạng lệch bội của Phương pháp giải một số dạng bài tập về Đột biến nhiễm sắc thể Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !