Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 11206
Đặt một hiệu điện thế 3V vào hai đầu dây dẫn bằng hợp kim thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là 0,2A. Hỏi nếu tăng thêm 12V nữa thì cường độ dòng điện chạy qua nó có giá trị nào dưới đây:
- A. 0,6A.
- B. 0,8A.
- C. 1A .
- D. Một giá trị khác các giá trị trên.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 11207
Đặt một HĐT U vào hai đầu các dây dẫn khác nhau và đo cường độ dòng điện I chạy qua mỗi dây dẫn đó. Câu phát biểu nào dưới đây là đúng khi tính thương số \(U \over I \)cho mỗi dây dẫn?
- A. Thương số này có giá trị như nhau đối với các dây dẫn.
- B. Thương số này có giá trị càng lớn đối với dây dẫn nào thì dây dẫn đó có điện trở càng lớn.
- C. Thương số này có giá trị càng lớn đối với dây dẫn nào thì dây dẫn đó có điện trở càng nhỏ.
- D. Thương số này không có giá trị xác định đối với mỗi dây dẫn.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 11208
Điện trở R1=30 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2A và điện trở R2=10 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 1A. Có thể mắc nối tiếp hai điện trở này vào HĐT nào dưới đây?
- A. 80V, vì điện trở tương đương của mạch là 40Ω và chịu đựng dòng điện có cường độ lớn nhất 2A.
- B. 70V, vì điện trở R1 chịu được HĐT lớn nhất 60V, điện trở R2 chịu được 10V.
- C. 120V, vì điện trở tương đương của mạch là 40Ω và chịu đựng dòng điện có cường độ tổng cộng 3A.
- D. 40V, vì điện trở tương đương của mạch là 40Ω và chịu đựng dòng điện có cường độ 1A.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 11209
Điện trở R1=30 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2A và điện trở R2=10 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 1A. Có thể mắc song song hai điện trở này vào HĐT nào dưới đây?
- A. 10V.
- B. 22,5V.
- C. 60V.
- D. 15V.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 11210
Một bếp điện loại 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2l nước có nhiệt độ ban đầu 25oC . Hiệu suất của quá trình đun là 85%.biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Nếu gập đôi dây điện trở của bếp này và vẫn sử dụng hiệu điện thế 220V thì thời gian đun sôi 2l nước có nhiệt độ ban đầu và hiệu suất như trên là bao nhiêu?
- A. 370s
- B. 120s
- C. 74s
- D. 185s
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 41574
Cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với 1 dây dẫn khác nhau. Dựa vào đồ thị cho biết điện trở R1,
R2, R3 có giá trị là:
- A. R1 = 20Ω, R2 = 120Ω, R3 = 60Ω
- B. R1 = 12Ω, R2 = 8,3Ω, R3 = 4,16Ω
- C. R1 = 60Ω, R2 = 120Ω, R3 = 240Ω
- D. R1 = 30Ω, R2 = 120Ω, R3 = 60Ω
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 41575
Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu cường độ dòng điện chạy qua nó là 1A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là:
- A. 12V.
- B. 9V.
- C. 20V.
- D. 18V.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 41577
Một mạch điện gồm 3 điện trở R1 = 2Ω, R2 = 5Ω, R3 = 3Ω, mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1,2A. Hệu điện thế đầu mạch U là:
- A. 10V
- B. 11V
- C. 12V
- D. 13V
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 41578
Hai điện trở R1 = 3Ω, R2 = 2Ω mắc nối tiếp; cường độ dòng điện qua mạch là 0,12A. Nếu mắc song song hai điện trở trên vào mạch thì cường độ dòng điện là:
- A. 1,2A
- B. 1A
- C. 0,5A
- D. 1,8A
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 41584
Một đoạn mạch điện gồm hai điện trở R1 = 6Ω, R2 = 3Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là:
- A. R = 9Ω và I = 0,6A
- B. R = 9Ω và I = 1A
- C. R = 2Ω và I = 1A
- D. R = 2Ω và I = 3A