QUẢNG CÁO Tham khảo 160 câu hỏi trắc nghiệm về Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lý lớp 11 Câu 1: Mã câu hỏi: 44682 Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. q1> 0 và q2 < 0. B. q1< 0 và q2 > 0. C. q1.q2 > 0. D. q1.q2 < 0. Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 44683 Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Điện tích của vật A và D trái dấu. B. Điện tích của vật A và D cùng dấu. C. Điện tích của vật B và D cùng dấu. D. Điện tích của vật A và C cùng dấu. Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 44684 Một điện tích điểm q đặt tại điểm O. Hai điểm M,N nằm cùng một đường sức điện (theo thứ tự O,M,N) có ON=3MN. Vecto cường độ điện trường tại M và N có: A. cùng phương, cùng chiều,độ lớn EM=3EN B. cùng phương,ngược chiều, độ lớn EM=3EN C. cùng phương,cùng chiều,độ lớn EM=2,25EN D. cùng phương,cùng chiều,độ lớn EN=3EM Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 44685 Hai quả cầu nhỏ giống nhau có điện tích dương q1 và q2, đặt cách nhau một khoảng r đẩy nhau với lực có độ lớn FO. Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc rồi đặt cách nhau khoảng r chúng sẽ: A. hút nhau với lực có độ lớn F < FO B. đẩy nhau với lực có độ lớn F < FO C. đẩy nhau với lực có độ lớn F > FO D. hút nhau với lực có độ lớn F> FO Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 44686 Cho hai điện tích q1=18.10-8C và q2=2.10-8C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 20cm. Vị trí của điểm M trên đường thẳng AB, có cường độ điện trường bằng 0 A. nằm trong đoạn AB cách q2 15cm B. nằm trong đoạn AB cách q2 5cm C. nằm ngoài đoạn AB cách q2 10cm D. nằm ngoài đoạn AB cách q2 20cm Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 44687 Một hạt mang điện tích dương từ điểm A đến điểm B trên một đường sức của một điện trường đều chỉ do tác dụng của lực điện trường thì động năng của hạt tăng. Chọn nhận xét đúng: A. Điện thế tại điểm A nhỏ hơn điện thế tại điểm B B. Đường sức điện có chiều từ B đến A C. Hiệu điện thế giữa hai điểm A,B có giá trị dương D. Lực điện trường sinh công âm Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 44688 Dưới tác dụng của lực điện trường, điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường thẳng s trong điện trường đều,theo phương hợp với vecto cường độ điện trường E một góc α. Trường hợp nào sau đây, công của lực điện trường là lớn nhất? A. α=0 B. α=45o C. α=60o D. α=90o Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 44689 Một quả cầu kim loại có khối lượng riêng ρ=9,8.103kg/m3, bán kính r=1cm, mang điện tích q=10-6C được treo ở đầu một sợi dây mảnh không dãn. Chiều dài sợi dây là l=10cm. Tại điểm treo của sợi day đặt một điện tích qo=-2.10-6C.Toàn bộ hệ thống trên được đặt trong dầu cách điện có khối lượng riêng ρo=800kg/m3, hằng số điện môi ɛ=3. Lấy g=10m/s2. Lực căng của dây treo là: A. 0,68N B. 0,98N C. 1,12N D. 0,84N Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 44690 Tại đỉnh đối diện A và C của một hình vuông ABCD cạnh a, đặt hai điện tích q1=q2=-4.10-6C. Đặt tại B điện tích qo. Để điện trường tổng hợp gây bởi hệ 3 điện tích trên tại điểm D bằng 0 thì điện tích qo bằng: A. 8.10-6C B. -8.10-6C C. 4.√2.10-6 C D. - 4.√2.10-6 C Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 44691 Một tụ điện phẳng có có bản cách nhau 8cm. Hiệu điện thế giữa hai bản 360V. Một electron có vận tốc ban đầu 8.107 m/s ở cách bản âm 6cm chuyển động theo một đường sức về phía bản âm. Điện tích của electron bằng -1,6.10-19 C, khối lượng của electron bằng 9,1.10-31 kg. NHận xét nào sau đây đúng về chuyển động của electron? A. Electron chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,8.1015m/s2 B. Electron chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,6.1015m/s2 C. Electron chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,6.1015m/s2 về phía bản âm rồi đổi chiều chuyển động dần đi về bản dương. D. Electron chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,8.1015m/s2 về phía bản âm, rồi dừng lại khi chưa đến bản âm sau đó đổi chiều chuyển động nhanh dần về bản dương. Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 44692 Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích. C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 44693 Tổng điện tích dương và tổng điện tích âm trong một 1 cm3 khí Hiđrô ở điều kiện tiêu chuẩn là: A. 4,3.103 (C) và - 4,3.103 (C). B. 8,6.103 (C) và - 8,6.103 (C). C. 4,3 (C) và - 4,3 (C). D. 8,6 (C) và - 8,6 (C). Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 44694 Khoảng cách giữa một prôton và một êlectron là r = 5.10-9 (cm), coi rằng prôton và êlectron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là: A. lực hút với F = 9,216.10-12 (N). B. lực đẩy với F = 9,216.10-12 (N). C. lực hút với F = 9,216.10-8 (N). D. lực đẩy với F = 9,216.10-8 (N). Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 44695 Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10-4 (N). Độ lớn của hai điện tích đó là: A. q1 = q2 = 2,67.10-9 (μC). B. q1 = q2 = 2,67.10-7 (μC). C. q1 = q2 = 2,67.10-9 (C). D. q1 = q2 = 2,67.10-7 (C). Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 44696 Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là: A. r2 = 1,6 (m). B. r2 = 1,6 (cm). C. r2 = 1,28 (m). D. r2 = 1,28 (cm). Xem đáp án ◄12345...11► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật