Giải bài 30 tr 161 sách BT Toán lớp 9 Tập 1
Cho đường tròn tâm \(O\) bán kính \(25cm.\) Hai dây \(AB, CD\) song song với nhau và có độ dài theo thứ tự bằng \(40cm,\) \(48cm.\) Tính khoảng cách giữa hai dây ấy.
Hướng dẫn giải chi tiết
Hướng dẫn giải
Sử dụng kiến thức:
+) Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.
+) Sử dụng định lí Py-ta-go: Trong tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
Lời giải chi tiết
Kẻ \(OK \bot CD,\) \(OH \bot AB.\)
Xét (O) có \(OK \bot CD\) mà OK là 1 phần đường kính và CD là dây cung \(\Rightarrow CK = DK = \displaystyle {1 \over 2}CD\) (đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy)
Xét (O) có \(OH \bot AB\) mà OH là 1 phần đường kính và CD là dây cung \(\Rightarrow AH = BH = \displaystyle {1 \over 2}AB\) (đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy)
Vì \(AB // CD\) nên \(H, O, K\) thẳng hàng.
Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông \(OBH,\) ta có:
\(OB^2 = BH^2 + OH^2\)
Suy ra: \(OH^2 = OB^2 - BH^2 \)\(= 25^2 - 20^2 = 225\)
\(\Rightarrow OH = 15 (cm)\)
Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông \(ODK,\) ta có:
\(O{D^2} = D{K^2} + O{D^2}\)
Suy ra: \(O{K^2} = O{D^2} - D{K^2}\)\( = {25^2} - {24^2} = 49\)
\(\Rightarrow OK = 7 (cm)\)
* Trường hợp \(O\) nằm giữa hai dây \(AB\) và \(CD\):
\(HK = OH + OK = 15 + 7 =22 (cm)\)
* Trường hợp \(O\) nằm ngoài hai dây \(AB\) và \(CD\):
\(HK = OH – OK = 15 – 7 = 8 (cm).\)
-- Mod Toán 9 HỌC247
-
Bài 29 trang 161 sách bài tập toán 9 tập 1
bởi hà trang 10/10/2018
Bài 29 (Sách bài tập trang 161)
Cho đường tròn (O), hai dây AB, CD bằng nhau và cắt nhau tại điểm I nằm bên trong đường tròn. Chứng minh rằng:
a) IO là tia phân giác của một trong hai góc tạo bởi hai dây AB và CD
b) Điểm I chia AB, CD thành các đoạn thẳng bằng nhau đôi một
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Bài 28 trang 160 sách bài tập toán 9 tập 1
bởi Thanh Nguyên 01/10/2018
Bài 28 (Sách bài tập trang 160)Tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) có \(\widehat{A}>\widehat{B}>\widehat{C}\). Gọi OH, OI, OK theo thứ tự là khoảng cách từ O đến BC, AC, AB. So sánh các độ dài OH, OI, OK ?
Theo dõi (0) 2 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 28 trang 160 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 29 trang 161 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 31 trang 161 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 32 trang 161 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 34 trang 161 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 3.1 trang 161 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 3.2 trang 161 SBT Toán 9 Tập 1