Phần hướng dẫn giải bài tập Hình học 8 Bài 1 Tứ giác sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng, giải bài tập từ SGK Hình học 8 Tập 1
-
Bài tập 1 trang 66 SGK Toán 8 Tập 1
Tìm x ở hình 5, hình 6:
-
Bài tập 2 trang 66 SGK Toán 8 Tập 1
Góc kề bù với một góc của tứ giác gọi là góc ngoài của tứ giác.
a) Tính các góc ngoài của tứ giác ở hình 7a.
b) Tính tổng các góc ngoài của tứ giác ở hình 7b (tại mỗi đỉnh của tứ giác chỉ chọn một góc ngoài): \(\widehat {{A_1}} + \widehat {{B_1}} + \widehat {{C_1}} + \widehat {{D_1}} = ?\)
c) Có nhận xét gì về tổng các góc ngoài của tứ giác?
-
Bài tập 3 trang 67 SGK Toán 8 Tập 1
Ta gọi tứ giác ABCD trên hình 8 có AB = AD, CB = CD là hình "cái diều"
a) Chứng minh rằng AC là đường trung trực của BD.
b) Tính \(\widehat{B}, \widehat{D}\) biết rằng \(\widehat{A}= 100^0\) và \(\widehat{C}= 60^0\) .
-
Bài tập 4 trang 67 SGK Toán 8 Tập 1
Dựa vào cách vẽ các tam giác đã học, hãy vẽ lại các tứ giác ở hình 9, hình 10 vào vở.
-
Bài tập 5 trang 67 SGK Toán 8 Tập 1
Đố. Đố em tìm thấy vị trí của "kho báu" trên hình 11, biết rằng kho báu nằm tại giao điểm các đường chéo của tứ giác ABCD, trong đó các đỉnh của tứ giác có tọa độ như sau: A(3 ; 2), B(2 ; 7), C(6 ; 8), D(8 ; 5).
-
Bài tập 1 trang 80 SBT Toán 8 Tập 1
Tính tổng các góc ngoài của tứ giác (tại mỗi đỉnh của tứ giác chỉ chọn một góc ngoài).
-
Bài tập 2 trang 80 SBT Toán 8 Tập 1
Tứ giác \(ABCD\) có \(AB=BC, CD=DA.\)
\(a)\) Chứng minh rằng \(BD\) là đường trung trực của \(AC\)
\(b)\) Cho biết \(\widehat B = {100^0},\widehat D = {70^0}\) tính \(\widehat A\) và \(\widehat C\).
-
Bài tập 3 trang 80 SBT Toán 8 Tập 1
Vẽ lại tứ giác \(ABCD\) ở hình \(1\) vào vở bằng cách vẽ hai tam giác.
-
Bài tập 4 trang 80 SBT Toán 8 Tập 1
Tính các góc của tứ giác \(ABCD,\) biết rằng:
\(\widehat A:\widehat B:\widehat C:\widehat D = 1:2:3:4\)
-
Bài tập 5 trang 80 SBT Toán 8 Tập 1
Tứ giác \(ABCD\) có \(\widehat A = {65^0},\widehat B = {117^0},\widehat C = {71^0}\). Tính số đo góc ngoài tại đỉnh \(D.\)
-
Bài tập 6 trang 80 SBT Toán 8 Tập 1
Chứng minh rằng các góc của một tứ giác không thể đều là góc nhọn, không thể đều là góc tù.
-
Bài tập 7 trang 80 SBT Toán 8 Tập 1
Cho tứ giác \(ABCD.\) Chứng minh rằng tổng hai góc ngoài tại các đỉnh \(A\) và \(C\) bằng tổng hai góc trong tại các đỉnh \(B\) và \(D.\)
-
Bài tập 8 trang 80 SBT Toán 8 Tập 1
Tứ giác ABCD có \(\widehat A = {110^0},\widehat B = {100^0}\). Các tia phân giác của các góc C và D cắt nhau ở E. Các đường phân giác của các góc ngoài tại các đỉnh C và D cắt nhau ở F. Tính \(\widehat {CED},\widehat {CFD}\)
-
Bài tập 9 trang 80 SBT Toán 8 Tập 1
Chứng minh rằng trong một tứ giác, tổng hai đường chéo lớn hơn tổng hai cạnh đối.
-
Bài tập 10 trang 80 SBT Toán 8 Tập 1
Chứng minh rằng trong một tứ giác, tổng hai đường chéo lớn hơn nửa chu vi nhưng nhỏ hơn chu vi của tứ giác ấy.
-
Bài tập 1.1 trang 81 SBT Toán 8 Tập 1
Tứ giác \(ABCD\) có \(\widehat B =\widehat A+10^0,\)\(\widehat C=\widehat B+10^0,\) \(\widehat D=\widehat C+10^0\). Khẳng định nào dưới đây là đúng?
\(A.\) \(\widehat A = {65^0}\)
\(B.\) \(\widehat B = {85^0}\)
\(C.\) \(\widehat C = {100^0}\)
\(D.\) \(\widehat D = {90^0}\)
-
Bài tập 1.2 trang 81 SBT Toán 8 Tập 1
Tứ giác \(ABCD\) có \(\widehat C = {60^0},\)\(\widehat D = {80^0},\)\(\widehat A - \widehat B = {10^0}\). Tính số đo góc \(A\) và \(B.\)
-
Bài tập 1.3 trang 81 SBT Toán 8 Tập 1
Tứ giác \(ABCD\) có chu vi \(66cm.\) Tính độ dài \(AC,\) biết chu vi tam giác \(ABC\) bằng \(56cm,\) chu vi tam giác \(ACD\) bằng \(60cm.\)