YOMEDIA
NONE

Sinh học 9 Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống


Trong bài học này các em sẽ được tìm hiểu về phương pháp gây đột biến nhân tạo trong chọn giống, từ đó biết được sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến đồng thời giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí

1.1.1. Các tia phóng xạ

  • Các loại tia phóng xạ thường được dùng để gây đột biến là: tia anpha, bêta, gamma.
  • Cách tiến hành: 
    • Xuyên qua màng, mô (xuyên sâu).
    • Tác động lên ADN.
  • Kết quả: 
    • Gây đột biến gen.
    • Chấn thương gây đột biến NST.

  • Ứng dụng: 
    • Chiếu xạ vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng.
    • Mô thực vật nuôi cấy.

1.1.2. Tia tử ngoại

  • Cách tiến hành: Các tia xuyên qua mô (xuyên nông).
  • Kết quả: Gây đột biến gen.
  • Ứng dụng: Xử lí vi sinh vật bào tử và hạt phấn.

1.1.3. Sốc nhiệt

Sốc nhiệt là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột làm cho cơ chế tự bảo vệ cân bằng của cơ thể không kịp điều chỉnh gây tổn thương thoi phân bào dẫn đến rối loạn phân bào và đột biến số lượng NST.

  • Cách tiến hành: Tăng giảm nhiệt độ môi trường đột ngột.
  • Kết quả: 
    • Mất cơ chế tự bảo vệ về sự cân bằng.
    • Tổn thương thoi phân bào, rối loạn sự phân bào.
    • Đột biến số lượng NST.
  • Ứng dụng: Gây hiện tượng đa bội ở một số cây trồng (đặc biệt là cây họ cà).

1.2. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học

  • Đối với cây trồng:
    • Ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm vào dung dịch hóa chất.

    • Tiêm dung dịch hóa chất vào bầu nhụy.

    • Quấn bông có tẩm dung dịch hóa chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi.

  • Đối với vật nuôi: Cho hóa chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.

  • Hóa chất thường dùng:

    • Êtyl mêtan sunphônat (EMS)

    • Nitrôzô mêtyl urê (NMU) 

    • Nitrôzô êtyl urê (NEU)

    • Cônsixin

  • Khi hóa chất vào tế bào, dung dịch hóa chất tác động lên phân tử ADN làm thay thế cặp nuclêôtit, mất hoặc thêm cặp nuclêôtit.

  • Ta có thể chủ động gây đột biến vì có những loại hóa chất chỉ tác động lên một loại nuclêôtit xác định nên có thể chủ động gây ra những đột biến theo ý muốn.

1.3. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống

  • Chọn giống VSV:
    • Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao.
    • Chọn thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.
    • Chọn các thể đột biến giảm sức sống, không còn khả năng gây bệnh để sản xuất văcxin.
  • Chọn giống thực vật: Chọn các đột biến rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng suất và chất lượng, chống sâu bệnh, chống chịu được bất lợi của môi trường để nhân lên hoặc sử dụng trong các tổ hợp lai kết hợp với chọn lọc để tạo ra giống mới.
  • Chọn giống vật nuôi: Chỉ sử dụng với một số động vật bậc thấp khó áp dụng cho động vật bậc cao vì động vật bậc cao cơ quan sinh sản của động vật bậc cao nằm sâu trong cơ thể, dễ gây chết khi xử lý bằng tác nhân lí hóa.
  • Thành tựu:
    • Xử lý bào tử nấm pênixilin bằng tia phóng xạ tạo được chủng pênixilin có hoạt tính cao hơn 200 lần dạng ban đầu.
    • Giống táo má hồng đã được xử lý bằng hóa chất NMU từ giống táo Gia Lộc (Hải Dương) cho 2 vụ 1 năm ,quả tròn, ngọt, dòn, thơm, bên má trái khi chín có sắc tím hồng.
    • Sử dụng các thể đa bội ở dâu tằm, dương liễu, dưa hấu, nho, cam, cà chua... tạo giống cây trồng đa bội có năng suất cao, phẩm chất tốt.

2. Luyện tập Bài 33 Sinh học 9

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến.
  • Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và hoá học để gây đột biến.
  • Giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến. 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 33 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 33 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 98 SGK Sinh học 9

Bài tập 2 trang 98 SGK Sinh học 9

Bài tập 3 trang 98 SGK Sinh học 9

Bài tập 14 trang 65 SBT Sinh học 9

3. Hỏi đáp Bài 33 Chương 6 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 9 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON