YOMEDIA
NONE

Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào


Trong bài học này các em sẽ tìm hiểu về khái niệm và quy trình của công nghệ tế bào. Các em sẽ thấy được ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phướng hướng ứng dụng nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm công nghệ tế bào

  • Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
    • Công nghệ tế bào gồm hai giai đoạn thiết yếu là:
      • Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo thành mô sẹo.
      • Dùng hoocmon tăng trưởng kích thích mô sẹo phân hó thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
  • Vì cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ một tế bào của dạng gốc, có bộ gen nằm trong nhân tế bào và được sao chép lại nên cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen của dạng gốc.

1.2. Ứng dụng công nghệ tế bào

1.2.1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng

  • Quy trình: Gồm 3 bước:

Tách mô → Tạo mô sẹo → Tạo cây non

Nuôi cấy mô thực vật trogn ống nghiệm

Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng

  • Phương pháp này giúp nhân nhanh số lượng cây giống, rút ngắn thời gian tạo cây con, bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm.
  • Một số thành tựu đã đạt được khi áp dụng phương pháp này như là nhân giống ở khoai tây, mía, hoa phong lan, cây gỗ quý...

1.2.2. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng

  • Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn lọc dòng tế bào xôma biến dị.
    • Ví dụ:
      • Chọn dòng tế bào chịu nóng và khô từ tế bào phôi của giống lúa CR203.
      • Nuôi cấy để tạo giống lúa mới cấp quốc gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu hạn, chịu nóng tốt.
  • Ưu điểm là tạo các giống cây trồng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu
  • Phương pháp này tạo ra các giống mới dựa vào hiện tượng đột biến gen và biến dị số lượng NST tạo thể lệch bội khác nhau.

Quy trình tạo giống mới từ chọn dòng tế bào xô ma có biến dị 

Quy trình tạo giống mới từ chọn dòng tế bào xô ma có biến dị

1.2.3. Nhân bản vô tính động vật

  • Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
  • Tạo cơ quan nội tạng của động vật từ tế bào động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan.

nhân bản vô tính ở động vật

Nhân bản vô tính ở động vật

 

2. Luyện tập Bài 31 Sinh học 9

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 31 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 31 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 91 SGK Sinh học 9

Bài tập 2 trang 91 SGK Sinh học 9

Bài tập 6 trang 62 SBT Sinh học 9

Bài tập 7 trang 62 SBT Sinh học 9

Bài tập 8 trang 62 SBT Sinh học 9

Bài tập 1 trắc nghiệm trang 62 SBT Sinh học 9

Bài tập 2 trang 63 SBT Sinh học 9

Bài tập 3 trang 63 SBT Sinh học 9

Bài tập 4 trang 63 SBT Sinh học 9

Bài tập 5 trang 63 SBT Sinh học 9

Bài tập 6 trang 63 SBT Sinh học 9

3. Hỏi đáp Bài 31 Chương 6 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 9 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON