Giải bài 13 tr 94 sách BT Sinh lớp 12
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm thích nghi?
A. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩn của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp.
B. Ngay trong hoàn cảnh ổn định thì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động, do đó các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện.
C. Đặc điểm thích nghi của sinh vật là do kiểu gen quy định, tuy nhiên nó cũng chỉ mang tính tương đối.
D. Chọn lọc tự nhiên đã tạo ra đặc điểm thích nghi của sinh vật nên đặc điểm thích nghi luôn luôn được duy trì qua các thế hệ.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 13
- Thích nghi là khả năng của sinh vật có thể biến đổi hình thái, giải phẫu, sinh lí, phản ứng phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển.
- Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp. Khi hoàn cảnh thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bởi đặc điểm thích nghi hơn.
Vậy đáp án đúng là: D
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
-
Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông đen.
bởi An Vũ 22/06/2021
Tại sao các tế bào của cùng một cơ thể có cùng một kiểu gen nhưng lại biểu hiện màu lông khác nhau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể? Để lí giải hiện tượng nay, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: cạo phần lông trắng trên lưng thỏ và buộc vào đó cục nước đá, tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Từ kết quả thí nghiệm trên, người ta rút ra các kết luận:
(1) Các tế bào ở vùng thân có nhiệt độ cao hơn các tế bào ở đầu mút cơ thể nên các gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin không được biểu hiện, do đó lông có màu trắng.
(2) Gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin biểu hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên các vùng đầu mút của cơ thể lông có màu đen.
(3) Nhiệt độ đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định tổng hợp sắc tố mêlanin
(4) Khi buộc cục nước đá vào lưng có lông bị cạo, nhiệt độ giảm đột ngột làm phát sinh đột biến gen ở vùng này làm cho lông mọc lên có màu đen.
Số kết luận đúng là:
a. 2
b. 0
c. 1
d. 3Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các bác sĩ khuyên bệnh nhân tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết vì điều này có thể dẫn đến sự phát triển của “siêu vi khuẩn”. Câu nào giải thích điều này nhất?
bởi Lê Bảo An 22/06/2021
A. Vi khuẩn gây bênh có tỷ lệ sinh sản cao, cho phép những đột biến thích nghi lan nhanh chóng trong quần thể
B. Các tế bào vi khuẩn có thể đột biến để đáp ứng nhanh với kháng sinh, làm cho chúng miễn dịch
C. Cơ thể con người phá vỡ kháng sinh thành đường, thúc đẩy nhanh sự phát triển của vi khuẩn
D. Thuốc kháng sinh nhân tạo gây trở ngại cho kháng sinh do cơ thể sản xuấtTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Bằng cách nào phân biệt đột biến gen ngoài nhân với ADN của lục lạp ở thực vật làm lục lạp mất khả năng tổng hợp diệp lục với đột biến của gen trên ADN ở trong nhân gây bệnh bạch tạng của cây?
bởi thanh hằng 20/06/2021
a. Đột biến ngoài nhân sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng; đột biến gen trong nhân sẽ làm toàn bộ các phần của cây có màu xanh chuyển sang trắng.
b. Đột biến gen ngoài nhân sẽ sinh ra hiện tượng có cây lá xanh, có cây lá trắng; đột biến gen trong nhân sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng.
c. Đột biến gen ngoài nhân sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng; đột biến gen trong nhân sẽ làm toàn bộ lá có màu trắng.
d. Đột biến gen ngoài nhân sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng; đột biến gen trong nhân sẽ sinh ra hiện tượng có cây lá xanh, có cây lá màu trắng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong ngành nông nghiệp hiện nay, sự thiếu hiểu biết của một số người nông dân đã dẫn tới thảm họa. Họ tự ý tăng liều lượng thuốc bảo vệ thực vật nhằm tiêu diệt các loài sâu hại. Chúng ta không thể dùng phương pháp tăng nồng độ thuốc để tiêu diệt toàn bộ sâu hại cùng lúc vì
bởi Mai Đào 19/06/2021
a. Liều lượng thuốc cao gây nên những đột biến giúp cho sâu hại thích ứng với sự có mặt của thuốc.
b. Với liều xử lý càng cao, sâu hại càng học được khả năng lẩn trốn vào các vị trí chịu ít tác dụng của thuốc.
c. Sâu bọ có khả năng điều chỉnh độ dày của vỏ kitin để tránh tác dụng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật.
d. Quần thể sâu bọ là quần thể giao phối, chúng có sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình, trong đó ít nhiều có sự có mặt của các alen kháng thuốc.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Chọn lọc để ổn định
B. Chọn lọc phân hóa
C. Chọn lọc định hướng
D. Cân bằng Hardy - Weinberg
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi nói về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, khẳng định nào sau đây là KHÔNG chính xác?
bởi Nhật Duy 16/06/2021
A. Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường không phải là hoàn hảo. Để có được một đặc điểm thích nghi nào đó thì sinh vật phải trả giá ở các mức độ khác nhau.
B. Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính chất tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác nó có thể là đặc điểm bất lợi.
C. Cùng với sự phân hóa về môi trường sống, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò như một nhân tố sáng tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường.
D. Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật có tốc độ phụ thuộc vào khả năng sinh sản, khả năng phát sinh và tích lũy các biến dị của loài cùng với nó là áp lực chọn lọc.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Quá trình phát triển cơ thể của loài bướm bạch dương trải qua bao nhiêu giai đoạn chính?
bởi hi hi 15/06/2021
A. 2 giai đoạn.
B. 3 giai đoạn.
C. 4 giai đoạn.
D. 1 giai đoạn.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành là do
bởi hi hi 15/06/2021
A. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
B. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
C. chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện sau khi môi trường thay đổi. D. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh.
D. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai loài động vật A và B cùng sống trong một môi trường. Sau một thời gian dài, quần thể của loài A đã tiến hóa thành loài mới thích nghi hơn với môi trường sống còn quần thể loài B thì có số lượng cá thể giảm mạnh, có nguy cơ bị tuyệt diệt. Điều giải thích nào sau đây sai?
bởi Lê Tấn Thanh 10/06/2021
a. Quần thể của loài A có khả năng thích nghi cao hơn quần thể của loài B.
b. Quần thể của loài A có tốc độ phát sinh và tích lũy gen đột biến nhanh hơn loài B.
c. Cá thể của loài A có tuổi thọ cao hơn, kích thước cơ thể lớn hơn, đẻ ít con hơn loài B.
d. Quá trình giao phối đã làm cho quần thể loài A có độ đa dạng di truyền cao hơn quần thể loài B.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong nông nghiệp có thể sử dụng ong mắt đỏ để diệt trừ sâu hại, sử dụng một số loài kiến để diệt trừ rệp cây. Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của phương pháp trên?
bởi Nguyễn Thanh Thảo 09/06/2021
A. Không gây hiện tượng nhờn thuốc.
B. Không gây ô nhiễm môi trường
C. Có hiệu quả cao, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu.
D. Không gây ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình hình thành quần thể thích nghi
bởi Huong Hoa Hồng 10/06/2021
a. Môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các đặc điểm thích nghi của quần thể.
b. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi.
c. Tốc độ hình thành quần thể thích nghi phụ thuộc vào: quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài; tốc độ sinh sản của loài và áp lực của CLTN.
d. Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở môi trường khô hạn, một số loài thú có thể tồn tại mà không cần uống nước, đó là do
bởi Tay Thu 03/03/2021
A. Chúng có khả năng dự trữ nước trong cơ thể
B. Chúng đào hang và chốn dưới lòng đất hoặc chỉ haotj động vào ban đêm
C. Chúng thu nhận nước từ thức ăn và nước tạo ra từ quá trình chuyển hóa
D. Chúng có thể sống sót không cần nước cho đến mùa mưa
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Cơ thể nhỏ và các phần cơ thể dẹt, mỏng
B. Ngủ đông và sống ở trạng thái nghỉ ngơi
C. Cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc
D. Da mỏng, nhiều lỗ chân lông
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Càng lên phía Bắc, kích thước các phần thò ra ngoài cơ thể của động vật càng thu nhỏ lại (tai chi, đuôi, mỏ...). Ví dụ: Tai thỏ châu Âu và Liên Xô cũ, ngắn hơn tai thỏ châu Phi. Hiện tượng trên phản ánh ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của sinh vật?
bởi Nguyễn Bảo Trâm 27/02/2021
A. Nhiệt độ
B. Thức ăn.
C. Kẻ thù.
D. Ánh sáng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điều nào không đúng với sự đa hình cân bằng?
bởi An Vũ 28/01/2021
A. Không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.
B. Có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.
C. Có sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen.
D. Các thể dị hợp thường tỏ ra có ưu thế so với thể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại cảnh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sưu tầm những tư liệu về sự thích nghi của sinh vật.
bởi Bao Nhi 29/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời