Giải bài 9 tr 118 sách BT Sinh lớp 10
Nêu những đặc điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 9
- Giống:
- Đều là sự phân bào có sự thành lập thoi vô sắc, nhân phân chia trước, tế bào chất phân chia sau.
- Đều có sự nhân đôi của NST (thực chất là sự tự nhân dôi của ADN) ở kì trung gian.
- Đều trải qua các kì phân bào tương tự nhau, diễn biến xảy ra ở các giai đoạn tương tự nhau: NST đóng xoắn, trung thể tách làm đôi, thoi vô sắc được hình thành, màng nhân tiêu biến, NST tập trung và di chuyển về hai cực của tế bào, màng nhân tái lập, NST tháo xoắn, tế bào chất phân chia.
- Khác nhau:
- NGUYÊN PHÂN :
- Xảy ra với tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
- Chỉ gồm một lần phân bào.
- Không có sự trao đổi chéo.
- Tại kì giữa các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Tại kì sau có sự phân cắt của các NST kép thành 2 NST đơn tại tâm động và các NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
- Kết thúc kì cuối tạo thành 12 tế bào con giống nhau có bộ NST lưỡng bội đơn.
- Không tiếp tục nguyên phân.
- Kết quả: từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con giống nhau, có bộ NST lưỡng bội (giống như ở tế bào mẹ)
- Các tế bào con sinh ra sẽ phân hóa tạo thành các loại tế bào sinh dưỡng khác nhau.
- GIẢM PHÂN
- Xảy ra đối với các tế bào sinh dục ở thời kì chín.
- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp (lần phân bào I là phân bào giảm phân, lần phân bào II là phân bào nguyên phân).
- Ở kì đầu có sự bắt chéo giữa 2 cromatit khác nguồn gốc dẫn tới sự tiếp hợp, trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng (khác nguồn gốc).
- Tại kì giữa các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
- Tại kì sau I diễn ra sự phân li của các NST ở trạng thái kép trong từng cặp tương đồng (không có sự phân cắt tâm động)
- Kết thúc kì cuối I tạo thành 2 tế bào con có bộ NST đơn bội kép (Đây là giai đoạn quan trọng, là cơ sở để tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau)
- Các tế bào con sinh ra lại tiếp tục bước vào lần phân bào thứ II
- Kết quả: từ 1 tế bào mẹ tạo thành 4 tế bào con có bộ NST đơn bội đơn (giảm đi 1 nửa so với tế bào mẹ)
- Các tế bào con sinh ra sẽ phân hóa tạo thành giao tử.
-- Mod Sinh Học 10 HỌC247
-
Năm tế bào sinh dục đực mang kiểu gen \(\frac{{Ab}}{{aB}}DdEe\) có thể tạo ra tối đa là mấy loai giao tử?
bởi Co Nan 19/02/2021
A. 20. B. 8. C. 16. D. 4.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit không cùng chị em trong một cặp NST tương đồng là nguyên nhân dẫn đến
bởi thanh duy 18/02/2021
A. Hoán vị gen. B. Đột biến lặp đoạn và mất đoạn NST.
C. Đột biến thể lệch bội. D. Đột biến đảo đoạn NST.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen Aabb tạo ra loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ
bởi Lê Nhật Minh 19/02/2021
A. 50%. B. 12,5%. C. 75%. D. 25%.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở gà, một tế bào của cơ thể có kiểu gen \(Aa{X^B}Y\) giảm phân bình thường sinh ra giao tử. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
bởi Nguyễn Minh Hải 18/02/2021
I. Luôn cho ra 2 loại giao tử.
II. Luôn cho ra 4 loại giao tử.
III. Loại giao tử AY luôn chiếm tỉ lệ 25%.
IV. Nếu sinh ra giao tử mang gen aXB thì giao tử này chiếm tỉ lệ 100%
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử ab chiếm tỉ lệ
bởi Xuan Xuan 18/02/2021
A. 25%. B. 12,5%. C. 50%. D. 75%.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao ở người lớn tuổi hay bị đãng trí?
bởi thuy linh 17/02/2021
a. Vì tế bào thần kinh không phân bào mà chỉ chết đi
b. Vì không có tế bào trẻ thay thế
c. Vì người già hay quên và kém suy nghĩ
d. Cả A, B, C
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Ở gà có bộ NST 2n = 78, một hợp tử của gà nguyên phân một số lần liên tiếp và đã tạo ra các tế bào con ở thế hệ cuối cùng chứa 624 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Các tế bào con tạo ra nói trên lại tiếp tục xảy ra lần phân bào tiếp theo.
bởi Mai Trang 16/02/2021
Lần phân bào tiếp theo là lần phân bào thứ mấy?
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật đang nguyên phân một số lần liên tiếp thấy số tế bào con tạo ra từ lần phân chia cuối cùng bằng 1/3 số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
bởi Kim Ngan 17/02/2021
Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 168 nhiễm sắc thể đơn cho quá trình nói trên. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là:
a. 24
b. 38
c. 14
d. 48
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Quá trình giảm phân xảy ra ở
bởi Huy Tâm 16/02/2021
a. tế bào sinh dục chín.
b. tế bào sinh dưỡng.
c. hợp tử.
d. giao tử.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 10 trang 118 SBT Sinh học 10
Bài tập 11 trang 118 SBT Sinh học 10
Bài tập 12 trang 118 SBT Sinh học 10
Bài tập 13 trang 118 SBT Sinh học 10
Bài tập 15 trang 119 SBT Sinh học 10
Bài tập 16 trang 119 SBT Sinh học 10
Bài tập 7 trang 121 SBT Sinh học 10
Bài tập 8 trang 121 SBT Sinh học 10
Bài tập 16 trang 123 SBT Sinh học 10
Bài tập 17 trang 123 SBT Sinh học 10
Bài tập 18 trang 123 SBT Sinh học 10
Bài tập 19 trang 123 SBT Sinh học 10
Bài tập 20 trang 123 SBT Sinh học 10
Bài tập 22 trang 124 SBT Sinh học 10
Bài tập 24 trang 124 SBT Sinh học 10
Bài tập 25 trang 124 SBT Sinh học 10
Bài tập 29 trang 126 SBT Sinh học 10
Bài tập 1 trang 103 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 2 trang 103 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 3 trang 103 SGK Sinh học 10 NC