YOMEDIA

50 Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Ứng dụng di truyền Sinh học 9

Tải về
 
NONE

50 Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Ứng dụng di truyền Sinh học 9 gồm các câu hỏi trắc nghiệm khái quát các kiến thức ứng dụng di truyền trong chương trình Sinh học 9 được Hoc247 tổng hợp với mong muốn giúp các em ôn tập đạt hiệu quả tốt nhất. Nội dung chi tiết xem tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

CHỦ ĐỀ ỨNG DỤNG DI TRUYỀN SINH HỌC 9  

Câu 51 Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng vẫn được sử dụng trong chọn giống vì:

A. Để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần

B. Tao ra giống mới để góp phần phát triển chăn nuôi và trồng trọt

C. Là một biện pháp quan trọng không thể thiếu trong chăn nuôi, trồng trọt

D. Tạo ra nhiều biến dị và tổ hợp đột biến mới

Đáp án: A

Câu 52: Đặc điểm nào sau đây không phải là mục đích của việc ứng dụng tự thụ phấn và giao phối gần vào chọn giống và sản xuất:

A. Tạo ra dòng thuần dùng để làm giống

B. Tập hợp các đặc tính quý vào chọn giống và sản xuất

C. Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn

D. Phát hiện và loại bỏ những gen xấu ra khỏi quần thể

Đáp án:  B

Câu 53: Tại sao ở một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt và ở động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa?

A. Vì chúng có những gen đặc biệt có khả năng kìm hãm tác hại của những cặp gen lặn gây hại

B. Vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng

C. Vì chúng có những gen gây hại đã làm mất khả năng hình thành hợp tử

D. Vì chúng là những loài sinh vật đặc biệt không chịu sự chi phối của các qui luật di truyền

Đáp án: B

Câu 54: Trường hợp nào sau đây hiện tượng thoái hóa giống xảy ra?

A. Cà chua tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ

B. Đậu Hà Lan tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ

C. Ngô tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ

D. Chim bồ câu thường xuyên giao phối gần

Đáp án: C

Câu 55: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa , trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp ở thế hệ con thứ 3 (F3) là:

A. 87,5%                               B. 75%                                  C. 25%                                   D. 18,75%

Đáp án: A

Câu 56: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, phải trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại ở thế hệ con lai F2 là:  

A. 12,5%                                B.  25%                                 C. 50%                                   D. 75%

Đáp án: B      

Câu 57: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi thực hiện phép lai giữa:

A. Các cá thể khác loài

B. Các dòng thuần có kiểu gen khác nhau

C. Các cá thể được sinh ra từ một cặp bố mẹ

D. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây

Đáp án: B

Câu 58: Khi thực hiện lai giữa các dòng thuần mang kiểu gen khác nhau thì ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở thế  hệ con lai:

A. Thứ 1                                 B. Thứ 2                                 C. Thứ 3                                 D. Mọi thế hệ

Đáp án: A

Câu 59: Lai kinh tế là:

A. Cho vật nuôi giao phối cận huyết qua một, hai thế hệ rồi dùng con lai làm sản phẩm

B. Lai giữa 2 loài khác nhau rồi dùng con lai làm giống

C. Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai làm giống

D. Lai giữa 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai làm sản phẩm

Đáp án: D

Câu 60: Trong chăn nuôi, người ta sử dụng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai?

A. Giao phối gần                                                                  B. Cho F1 lai với cây P

C  Lai khác dòng                                                                  D. Lai kinh tế

Đáp án: D

Câu 61: Để tạo ưu thế lai ở cây trồng người ta dùng phương pháp chủ yếu nào sau đây?

A. Tự thụ phấn                                                                      B. Cho cây F1 lai với cây P

C. Lai khác dòng                                                                   D. Lai phân tích

Đáp án: C

Câu 62: Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ:

A. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ .

B. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ .

C. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F2, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

D. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ .

Đáp án: B

Câu 63: Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng đầu tiên là:

A. Lai khác dòng                                                                  B. Lai kinh tế

C. Lai phân tích                                                                    D. Tạo ra các dòng thuần

Đáp án:   D

Câu 64: Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kích thích nhiều trứng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế có nhiều thuận lợi đối với các vật nuôi nào sau đây? 

A. Bò và lợn                                                                          B. Gà và lợn 

C. Vịt và cá                                                                            D. Bò và vịt

Đáp án: A

Câu 65: Muốn duy trì ưu thế lai trong trồng trọt phải dùng phương pháp nào? 

A. Cho con lai F1 lai hữu tính với nhau

B. Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép…

C. Lai kinh tế giữa 2 dòng thuần khác nhau

D. Cho F1 lai với P

Đáp án: B

Câu 66 Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây?

A. P:  AABbDD    X    AABbDD

B. P:  AaBBDD    X    Aabbdd

C. P:  AAbbDD      X     aaBBdd

D. P:  aabbdd    X    aabbdd

Đáp án: C 

Câu 67: Tại sao ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước, con đực cao sản thuộc giống nhập nội để lai kinh tế?

A. Vì muốn tạo được con lai F1 cần có nhiều con cái hơn con đực, nên để giảm kinh phí ta chỉ nhập con đực

B. Vì như vậy tạo được nhiều con lai F1 hơn

C. Vì như vậy con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố

D. Vì như vậy sẽ giảm kinh phí và con lai có sức tăng sản giống bố

Đáp án: C

Câu 68: Phép lai nào dưới đây gọi là lai kinh tế?

A. Lai ngô Việt Nam với ngô Mêhicô

B. Lai lúa Việt Nam với lúa Trung Quốc

C. Lai cà chua hồng Việt Nam với cà chua Ba Lan trắng

D. Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hôn sten Hà Lan

Đáp án: D

Câu 69: Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1?

A. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái dị hợp

B. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp trội

C. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp lặn

D. Vì hầu hết các cặp gen ở cơ thể lai F1 đều ở trạng thái đồng hợp trội và đồng hợp lặn

Đáp án: A

Câu 70: Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, còn sau đó giảm dần qua các thế hệ?

A. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội giảm dần và không được biểu hiện

B. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội biểu hiện các đặc tính xấu

C. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp lặn tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu

D. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp trội tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu

Đáp án: C

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 71-100 của tài liệu trắc nghiệm ôn tập Ứng dụng di truyền học Sinh học 9 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu 50 Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Ứng dụng di truyền Sinh học 9. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON