YOMEDIA
NONE

Soạn bài Bếp lửa của Bằng Việt - Ngữ văn 9

Qua bài học các em cảm nhận được cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình và người cháu, hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ Bếp Lửa.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • “Bếp lửa” của Bằng Việt là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quêhương, đất nước.
  •  Bài thơ thể hiện một triết lí sâu sắc: Những điều thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng bước con người trong suốt hành trình cuộc đời. Tình yêu đất nước bắt nguồn từ lòng yêu quý ông bà, cha mẹ, từ những gì gần gũi và bình dị nhất.

1.2. Nghệ thuật

  • Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận.
  • Thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ,9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suy ngẫm về bà.
  • Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành.
  • Sáng tạo hình ảnh bếp lửa – hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Soạn bài Bếp lửa

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Bài thơ là lời nhân vật nào, nói về ai và về điều gì? Dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình, em hãy nêu bố cục của bài thơ.

  • Bài thơ là lời của người cháu nói về bà, nói vềtình yêu thương tha thiết mà bà đã dành cho cháu trong những ngày gian khổ.
  • Bố cục bài thơ:
    • .Bài thơ được chia làm 4 phần:
      • Phần 1 (khổ đầu): Hình ảnh bếp lửa và sự khơi nguồn cảm xúc.
      • Phần 2 (4 khổ tiếp theo): Những kỉ niệm thơ ấu bên người bà và bếp lửa.
      • Phần 3 (2 khổ tiếp): Suy ngẫm của cháu về bà và bếp lửa.
      • Phần 4 (khổ cuối): Niềm thương nhớ của người cháu.

Câu 2: Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại? Em hãy chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy?

  • Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm về bà và tình bà cháu:
    • Năm lên 4 tuổi (nạn đói 1945)
    • Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà dạy cháu làm, chăm cháu học, kể chuyện cháu nghe, bà dạy cháu nên người,…
    • Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín để bố mẹ yên tâm.
  • Bài thơ kết hợp biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận: tả bếp lửa chờn vơn, cảnh đói, người bà cặm cụi, tần tảo… qua đó thấy được tình cảm của tác giả với bà của mình.

⇒ Tạo sự sinh động, cụ thể, giàu sức gợi cảm, giàu triết lí sâu xa.

Câu 3: Phân tích hình ảnh bếp lửa của nhà thơ. Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay hình ảnh bếp lửa? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này? “Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”?

  • Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới 12 lần trong suốt bài thơ. Đó là hình ảnh quen thuộc bà nhóm lửa mỗi sáng. Bà và bếp lửa là hai mà  như một, bà châm ngọn lửa, không chỉ là lửa củi, đó còn là “ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”, ngọn của của tình thương yêu ấp ủ.
  • “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”: một hình ảnh giản dị ghi dấu tình bà cháu thiêng liêng, lưu giữ cả một tuổi thơ khổ cực gian khó.

Câu 4:

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

Vì sao hai câu cuối tác giả lại dùng “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? Ngọn lửa ở đây có nghĩa là gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?

  • Hai câu thơ cuối tác giả dùng từ “ngọn lửa” vì nó mang tính khái quát cao, ngọn lửa mang biểu tượng: ngọn lửa thắp sáng và duy trì niềm tin tình yêu thương to lớn của bà, tiếp nối truyền lửa tình yêu từ bà sang cháu và cho thế hệ sau.

Câu 5: Cảm nhận của em về tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tình cảm ấy được gắn liền với những tình cảm nào khác?

  • Tình cảm bà cháu thể hiện trong bài thơ cứ nhẹ nhàng, giản dị mà thấm thía sâu xa.
  • Tình cảm ấy vượt qua chiều dài thời gian, chiều rộng không gian, mãi ở trong tim cháu. Tình yêu, lòng biết ơn người cháu với bà cũng chính là lòng biết ơn với gia đình, quê hương, đất nước.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Bài thơ là lời nhân vật nào, nói về ai và về điều gì? Dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình, em hãy nêu bố cục của bài thơ.

  • Bài thơ là lời của người cháu nói về bà, nói về tình yêu thương tha thiết mà bà đã dành cho cháu trong những ngày gian khổ.  
  • Bài thơ có bố cục bốn phần: 
    • Phần 1: Ba dòng thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa đã khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. 
    • Phần 2: Bốn khổ thơ tiếp theo (từ Lên bốn tuổi đến Chứa niềm tin dai dẳng): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa. 
    • Phần 3: Hai khổ thơ tiếp theo (từ Lận đận đời bà đến thiêng liêng – bếp lửa): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà. 
    • Phần 4: Khổ cuối: Cháu đã trưởng thành, đã đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.

Câu 2. Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được gợi lại? Em hãy chỉ ra sự kết hợp giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của sự kết hợp ấy?

  • Năm lên bốn tuổi là năm đói kém, nhọc nhằn (1945). Nạn đói năm ấy đã trở thành bóng đen ghê rợn ám ảnh cháu. 
  • Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác, bà dạy cháu học, dạy cháu làm, bà kể chuyện cháu nghe, chia sẻ với cháu nỗi vắng mẹ, cặm cụi nhóm lửa, nuôi nấng cháu. 
  • Năm giặc đốt làng, đốt nhà, bà vẫn vững lòng dặn cháu giữ kín chuyện để bố mẹ yên tâm công tác, bà vẫn sớm chiều nhen nhóm ngọn lửa ủ ấm lòng cháu. Kỷ niệm nào về bà cũng thấm đậm yêu thương. 
  • Bài thơ đan xen giữa kể là những đoạn tả sinh động, tả cảnh bếp lửa chờn vờn trong sương sớm, tả cảnh đói mòn đói mỏi, cảnh làng cháy, đặc biệt là hình ảnh cặm cụi, tần tảo sớm hôm của bà… Lời kể và tả chứa chan tình yêu thương, lòng yêu ơn của người cháu nơi xa đối với bà.

Câu 3. Phân tích hình ảnh bếp lửa của bài thơ. Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao  nhiêu lần? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay hình ảnh bếp lửa? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này? "Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa"?

  • Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ gắn liền với hình ảnh bà. Hình ảnh bếp lửa nhắc đi nhắc lại đến mười lần. Hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh bà. Sự tần tảo, hy sinh của bà đã trở thành thói quen, hình ảnh ấy khắc ghi trong lòng cháu: “Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ 
  • Bà là người nhóm lửa. Ngọn lửa bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm niềm yêu thương, niềm vui, sưởi ấm lòng cháu. Đứa cháu năm xưa đã lớn khôn, đã tung cánh bay xa tới những chân trời rộng lớn “Có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả” nhưng vẫn không thể quên ngọn lửa của lòng bà. Người lửa lòng đã trở thành kỷ niệm, thành niềm tin thiêng liêng kỳ diệu, nâng bước cháu suốt chặn đường

Câu 4. 

"Rồi sớm rồi chiều lại bế lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng."

Vì sao hai câu cuối tác giả lại dùng "ngọn lửa" mà không nhắc lại "bếp lửa"? Ngọn lửa ở đây có nghĩa là gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?

Giờ đây bếp lửa bà nhóm không phải chỉ bằng lá khô bà quét, rơm tạ bà gom, không phải chỉ bằng nhiên liệu mà nó còn được nhóm bằng ngọn lửa của chính lòng bà, ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu thương và của lòng tin mãnh liệt.

Từ hình ảnh bếp lửa trong đời thường đã trở thành ngọn lửa mang ý nghĩa khái quát.

  • Như vậy, bà không phải chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa lòng cho thế hệ nối tiếp.
  • Hình ảnh người bà, người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại, đầy yêu thương hiện lên lấp lánh ánh sáng kỳ diệu trong suốt bài thơ. 

Câu 5. Cảm nhận của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Tình cảm ấy được gắn liền với những tình cảm nào khác?

  • Tình cảm bà cháu trong bài thơ rất sâunặng. Đây là lời yêu thương tha thiết của người cháu nơi xa đối với bà: 

Giờ cháu đã đi xa. 

Có ngọn khói trăm tàu 

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả 

Nhưng vẫn chẳnglúc nào quên nhắc nhở: 

Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...” 

  • Tình cảm ấy vượt qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian, neo đậu mãi trong trái tim cháu. Tuổi thơ của cháu đã đi qua theo năm tháng, khoảng cách giữa bà và cháu cũng đã xa vời vợi nhưng cháu chẳng lúc nào quên nhắc nhở về bà. 
  • Tình yêu, lòng biết ơn của cháu đối với người bà cũng chính là lòng biết ơn đối với gia đình, quê hương, đất nước.

3. Một số bài văn mẫu về bài thơ Bếp lửa

Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta có thể quên đi nhiều điều, nhưng ký ức tuổi thơ thì khó có thể phai nhạt. Đối với Bằng Việt, kỉ niệm về tuổi thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa nồng đượm. Tất cả kỉ niệm thời thơ ấu thật ấy được tác giả làm sống dậy trong bài thơ Bếp lửa. Bài thơ được  viết năm 1963 khi tác giả đang sinh sống và học tập ở Liên Xô. Với một số bài văn mẫu dưới đây, các em sẽ hiểu hơn về những tình cảm mà tác giả gửi gắm vào bài thơ này:

4. Hỏi đáp về bài thơ Bếp lửa

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF