YOMEDIA
NONE

Ôn tập Học kì 2 - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Ở Học kì 2, các em đã được bổ sung kiến thức về các đặc điểm một số thể loại như truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ, văn nghị luận và văn bản thông tin. Đồng thời biết cách sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, thành ngữ, cước chú và nhiều kiến thức khác. Bài học Ôn tập Học kì 2 thuộc sách Kết Nối Tri thức dưới đây nhằm giúp các em học sinh lớp 7 củng cố và ôn luyện lại những kiến thức về văn bản đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt đã học trong Học kì 2. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu

- Văn bản truyện ngụ ngôn: Ba văn bản truyện ngụ ngôn nhằm phê phán ý chí không kiên định của anh thợ đẽo cày, những kẻ thiếu hiểu biết nhưng mắc bệnh ảo tưởng, huênh hoang, tự đắc như con ếch và tính lười biếng nhưng còn tự cao của mối. Từ đó giúp người đọc có cách sống tự giác và tốt đẹp hơn.

- Một số câu tục ngữ Việt Nam: Văn bản đã phản ánh những kinh nghiệm được đúc kết từ mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), những kinh nghiệm sống mà trời trước muốn truyền lại cho người sau.

- Con hổ có nghĩa - Vũ Trinh: Truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cấu, truyện được sáng tác nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo lí làm người.

- Cuộc chạm trán trên đại dương - Giuyn Véc-nơ: Văn bản đã khắc họa cuộc đuổi bắt cá vô cùng cam go của con tàu chiến, đông thời tác giả đã giúp bạn đọc đi sâu vào thế giới huyền bí của đại dương trong con tàu ngầm của thuyền trưởng Nê-mô. Qua đó, thể hiện khát vọng và niềm tin mãnh liệt của tác giả rằng ước mơ ngàn năm của con người về khám phá thế giới huyền bí của đại dương sẽ hóa hiện thực.

- Đường vào trung tâm vũ trụ - Hà Thủy Nguyên: Văn bản kể về bước nhảy không gian đã giúp các nhân vật lộn ngược dòng trở về thời xa xưa, vào trung tâm của vũ trụ, mới có các thảo nguyên, có sự xuất hiện của các con vật tưởng chừng đã tuyệt chủng.

- Dấu ấn Hồ Khanh - Nhật Văn: Văn bản ca ngợi Hồ Khanh là con người yêu thiên nhiên, có trách nhiệm, say mê thám hiểm các hang động.

- Bản đồ dẫn đường - Đa-ni-en Gốt-li-ép: Văn bản nhấn mạnh vai trò của tấm bản đồ dẫn đường đối với cuộc đời của mỗi con người. Mỗi chúng ta cần tìm ra “tấm bản đồ” cho riêng mình để có thể xác định phương hướng, nhìn nhận lại chính mình rồi tự đó hoàn thiện bản thân.

- Hãy cầm lấy và đọc - Huỳnh Như Phương: Văn bản đề cập tới nhu cầu và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với đời sống con người và nêu giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hóa đọc.

- Nói với con - Y Phương: Văn bản thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương và dân tộc. Đồng thời gợi nhăc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên cuộc sống.

- Thủy tiên tháng Một - Thô-mát L. Phrit-man: Văn bản đề cập tới sự bất thường của khí hậu Trái Đất với thời tiết “sự nóng lên của Trái Đất” thông thường hoa hoa thủy tiên nở vào tháng Ba năm nay lại nở vào đầu tháng Một và giải thích sự xuất hiện đồng thời hai thái cực.

- Lễ rửa làng của người Lô Lô - Phạm Thùy Dung: Văn bản nói về nét đẹp truyền thống trong phong tục “Lễ rửa làng” của người Lô Lô. Từ đó thấy được bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.

- Bản tin về hoa anh đào - Nguyễn Vĩnh Nguyên: Văn bản là cảm nhận của nhân vật “tôi” trước sự xuất hiện của bản tin hoa anh đào vào hàng năm khi giao mùa đông - xuân. Đồng thời thể hiện mong muốn của tác giả rằng những bản tin về sự rối rắm của xã hội sẽ được giảm thiểu thay vào đó là những thông tin về tình trạng hoa, những mùa hoa nơi thành phố tôi yêu, để khi đó con người sẽ được thấy thanh lọc và tốt lành.

- Chinh phục những cuốn sách mới: Các văn bản nhằm ca ngợi vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng) - Trần Thanh Địch và cuộc phỏng vấn thú vị của một độc giả nhỏ tuổi với nhà văn Nguyễn Quang Thiều – tác giả của truyện ngắn Bầy chim chìa vôi.

1.2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt

a. Thành ngữ

- Thành ngữ là những cụm từ được sử dụng để chỉ một ý cố định. Chúng không tạo thành một câu có có ngữ pháp hoàn chỉnh. Vì vậy mà ngôn ngữ của chúng không thể thay thế hay sửa đổi. Nói cách khác, thành ngữ ở đây chính là tập hợp từ không đổi. Chúng cũng không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên chúng.

- Thành ngữ là có tính hình tượng, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể.

- Chúng có tính khái quát và hàm súc cao. Được xây dựng từ các sự vật và sự việc.

- Thế nhưng nghĩa của chúng không dựa vào những từ đã tạo nên.

- Thành ngữ mang một ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm.

Thành ngữ thường mang đậm một sắc thái biểu cảm. Vì vậy người viết dễ dàng bộc lộ được tình cảm tâm tư của mình.

b. Biện pháp tu từ nói quá

- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả, nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.

- Biện pháp tu từ nổi quả có đặc điểm: luôn phòng đại tính chất, quy mô của sự vật, hiện tượng được nói đến.

- Biện pháp tu từ nói quả có tác dụng gây ấn tượng đặc biệt, tăng sức bầu cảm hoặc gây cười.

c. Mạch lạc và liên kết trong văn bản

- Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc

+ Chủ đề liên kết các sự việc thành một thể thống nhất.

+ Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ về thời gian, liên hệ tâm lí , liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản); liên hệ không gian (ở nhà, ở trường)

- Phương tiện liên kết trong văn bản

+ Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu.

+ Để văn bản có tính liên kết người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.

+ Đồng thời, phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

d. Dấu chấm lửng

- Dấu chấm lửng là dấu chấm thông thường sẽ xuất hiện ở giữa hoặc ở cuối câu.

- Kí hiệu là: " ..." 

- Dấu chấm lửng phối hợp với dấu phẩy ngầm cho biết nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết:

- Dấu chấm lửng thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng:

- Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ thưường có sắc thái hài hước, châm biếm:

e. Biện pháp liên kết văn bản

- Phép nối: câu sau có từ ngữ nối biểu thị quan hệ với câu trước. Tác dụng: Giúp cho văn bản có sự liên kết chặt chẽ theo các quan hệ nhất định.

- Phép thế: Câu sau có từ ngữ dùng để thay thế cho từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước. Tác dụng: Tránh lỗi lặp từ, tùy trường hợp còn có tác dụng tu từ.

- Phép lặp: Câu sau lặp lại từ ngữ của cầu trước. Tác dụng: Liên kết các bộ phận của văn bản lại với nhau, hoặc mang ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng…

g. Thuật ngữ

- Muốn hiểu nghĩa của thuật ngữ, cần tìm đến Bảng tra cứu thuật ngữ đặt ở phía sau cuốn sách (nếu có) hoặc đọc các từ điển chuyên ngành. Việc suy đoán nghĩa của thuật ngữ dựa vào ngữ cảnh hay ghép nối nghĩa của từng yếu tố cấu tạo rất dễ dẫn tới tình trạng hiểu sai thuật ngữ.

+ Có những từ ngữ khi thì được dùng với tư cách là một thuật ngữ, khi lại được dùng như một từ ngữ thông thường.

+ Có những thuật ngữ đôi khi được dùng như từ ngữ thông thường.

h. Cước chú và trích dẫn tài liệu tham khảo

- Cách ghi cước chú

+ Đánh dấu từ ngữ, nội dung cần cước chủ bằng chữ số hoặc dầu hoa thị.

+ Ở chân trang hoặc cuối văn bản, lần lượt chủ thích về tùng từ ngữ hay nội dung đã được đánh dấu để tạo thành một cước chủ hoàn chỉnh gồm các thành phần: kí hiệu đánh dấu đối tượng; dấu hai chấm; nội dung giải thích.

- Thao tác trích dẫn tài liệu tham khảo:

+ Đặt trong dấu ngoặc kép đoạn trích dẫn nguyên văn một ý kiến, nhận định nào đó.

+ Nêu thông tin về họ, tên tác giả của ý kiến, nhận định được trích dẫn (có thể đặt trước hoặc sau đoạn trích dẫn).

+ Ghi đầy đủ tiền tài liệu được trích dẫn cũng nói xuất bản, thời gian xuất bản vào vị trí thch hợp (ghi như một cước chú; ghi ngay sau đoạn trích dẫn; ghi phần cuối văn bản trong mục Tài liệu tham khảo).

i. Cách xác định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt

- Khi gặp một từ có các yếu tố Hán Việt thông dụng, trước hết, có thể tách từ đó ra thành các yếu tố riêng biệt để xem xét.

- Tiếp đó, tập hợp những từ đã biết có một trong các yếu tố của tử được tách ở trên và xếp chúng vào các nhóm khác nhau.

- Dựa vào nghĩa chung của một vài từ đã biết trong mỗi nhóm đã suy ra nghĩa của từng yếu tố, từ đó, bước đầu xác định nghĩa của từ có yếu tố Hán Việt muốn tìm hiểu.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nêu cảm nhận của em về bài thơ Nói với con của Y Phương, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại bài thơ Nói với con của Y Phương, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

- Dựa vào nội dung bài học để cảm nhận về bài thơ

- Có thể tham khảo một số bài văn mẫu trên sách báo hoặc internet

Lời giải chi tiết:

Gia đình, quê hương là cái nôi đầu đời của mỗi con người. Tình cảm gia đình, quê hương là sợi dây vô hình níu giữ bước chân của những con người xa quê với cội nguồn. Với giọng điệu tâm tình nhỏ nhẹ, Y Phương cho ta cảm nhận niềm hạnh phúc gia đình bình dị mà ai trong chúng ta cũng từng được trải qua:

"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"

Ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị, hình ảnh thơ chân thực cùng với nhịp thơ nhanh kết hợp với điệp cấu trúc hình ảnh: 1 bước, 2 bước. Giúp dựng lên trước mắt chúng ta bức tranh gia đình với không khí đầm ấm hòa hợp quấn quýt đầy ắp niềm vui hạnh phúc. Hình ảnh trung tâm của bức tranh ấy chính là đứa trẻ đang tập đi tập nói , từng bước chân và tiếng cười của nó đều được cha mẹ nâng niu. Viết những câu thơ này dường như Y Phương cũng đang sống với tâm thế của một người làm cha thật, với những niềm vui và hạnh phúc khi được đón chờ cô con gái đầu lòng vì vậy mà 4 câu thơ đầu ông viết thay cho lời tâm sự niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người khi được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình. Những câu thơ chính là những lời nhắc nhở về cội nguồn sinh dưỡng đầu tiên của bất cứ ai đó là gia đình.

Những con người không chỉ lớn lên trong tình yêu thương gia đình mà còn có một mái ấm lớn hơn đó là quê hương. Y Phương cũng thấu hiểu và nhắc nhớ trong ba câu thơ tiếp theo. Con người đồng mình, chính là con người quê hương, con người vùng mình những con người uống chung một dòng suối, đi chung một con đường. Ba tiếng "người đồng mình" gợi lên bao tình cảm thân thiết ruột thịt giữa những con người ở quê hương. Các bộc lộ tình cảm trực tiếp qua từ "yêu lắm" cùng với cụm từ "con ơi" tạo giọng điệu lời thơ tha thiết chan chứa tình yêu lời chân trọng người đồng mình. Trong những lời thơ, công việc của người đồng mình là những việc đan lờ bắt cá, ken vách làm nhà qua ba động từ liên tiếp: "đan, ken cài". Hai câu thơ làm sáng lên vẻ đẹp của cuộc sống tâm hồn mơ mộng lãng mạn. Nghệ thuật ẩn dụ: "cài nan hoa"; "ken câu hát" với đôi tay khéo léo của con người quê hương vót nan tre nan trúc để đan lờ được nhìn như đan hoa. Vách nhà không chỉ được đan bằng bùn đất rơm rạ mà còn được đan bằng những câu hát. Ý thơ xuất phát từ thực tế song cũng được đúc kết từ cái nhìn đầy tinh tế của Y Phương.

Thiên nhiên quê hương còn được Y Phương vẽ nên bởi hai hình ảnh: "những cánh rừng bạt ngàn và con đường dài vô tận"

“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời."

Hoa vốn là biểu tượng của cái đẹp tinh thần là kết tinh của điều tinh túy mà rừng đã hào phóng mang lại cho con người những gì đẹp nhất. Hình ảnh ẩn dụ "những con đường" mở ra ý thơ thêm sâu sắc, con đường là con đường đi hằng ngày lên núi nhưng cũng là hình ảnh cho con đường đời, trên con đường ấy con sẽ nhận được biết bao sự giúp đỡ chân thành từ những người đồng mình. Như vậy, cả con người và thiên nhiên của quê hương đều xây dựng cho con tâm hồn lối sống vì vậy con phải biết trân trọng và bảo vệ quê hương. Kết thúc khổ thơ cuối, bằng giọng chân tình cha đã kể cho con nghe về ngày cưới của cha mẹ, ngày hai tâm hồn gặp nhau mang lại cho con niềm hạnh phúc, điều tốt đẹp nhất. Mạch thơ có sự đan xen tình gia đình - tình quê hương - tình gia đình cùng nuôi dưỡng chở che tạo cho con cả hình hài và tâm hồn.

Khổ thơ tiếp theo cha kể cho con nghe về phẩm chất của người đồng mình. Mở đầu bài thơ ấy là câu nói mà như thốt lên: ‘người đồng mình thương lắm con ơi’ câu thơ như điệp lại câu thơ mở đầu nhưng từ yêu chuyển thành từ thương. Chỉ một chữ "thương" nhưng diễn tả bao cảm xúc chan chứa: cha không chỉ yêu, tự hào về người đồng mình mà còn thấy thương xót cho nỗi vất vả nhọc nhằn của con người đồng mình

"Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn"

Câu thơ ngắn lại làm cho câu thơ như hai vế đối kháng khá chuẩn chỉnh cả về từ ngữ lẫn ý nghĩa. Đó là sự đối lập giữa hai hoàn cảnh sống và ý chí nghị lực kiên cường của người đồng mình. Nỗi buồn và trí lớn thuộc lĩnh vực tinh thần đã được Y Phương dùng cách nói cụ thể của người dân miền núi lấy độ cao của núi để đo vất vả gian nan, lấy tầm xa của rừng đê đo ý chí nghị lực. Hình ảnh ẩn dụ nuôi chí lớn gợi cảm giác sự dẻo dai bền bỉ ôm ấp khát vọng hoài bão quyết tâm vượt qua mọi khó khăn.

"Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói"

Cách điệp cấu trúc sống trên đá và sống trong thung ở đầu mỗi câu thơ gợi lên một cuộc sống nghèo đói vất vả lam lũ và đầy trắc trở của con người đồng mình. Điệp từ không chê tạo cho lời thơ vừa da diết đanh chắc như lời nhắc nhở con phải biết chấp nhận quê hương khó khăn thử thách, phải biết sống ân tình thủy chung với que hương đừng vì quê hương nghèo khó mà rời bỏ lãng quên. Hai câu thơ chất chứa nỗi niềm của một người làm cha cũng là nỗi niềm của một người làm lãnh đạo và là một nhà văn hóa. Lời thơ như mang hơi thở của thời đại, Y Phương đã nhấn mạnh vấn đề nhạy cảm khi ấy: nhiều người chê đá gập ghềnh chê quê hương è mọn mà rời bỏ quê hương để tìm đến một vùng đất mới. Y Phương sợ điều đó sẽ xảy ra với con mình bởi lẽ khi đã rời bỏ quê hương là rời bỏ cội nguồn. Vì vậy mà Y Phương đã hai lần dặn cho “không chê” để con khắc cốt ghi xương tình cảm đừng vì quê hương nghèo khó mà quay lưng; đừng vì quê hương gập ghềnh mà phai bạc, con phải biết trân trọng quê hương. Mạch cảm xúc như được nối dài:

"Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"

Nghệ thuật so sánh: "sống - sông, suối" cũng mang đập tư duy của người miền núi luôn gắn với sự vật hiện tượng với thiên nhiên. Sống như sông như suối thể hiện một cách sống thoáng đạt thẳng thắn hồn nhiên mộc mạc nhưng hết sức mạnh mẽ và dạt dào tình cảm của người đồng mình. Nghệ thuật ẩn dụ "lên thác xuống ghềnh" gợi lên cuộc sống dù khó khăn vất vả nhưng con phải biết chấp nhận vững vàng đối mặt không được né tránh, không sợ gian lao mà vượt lên.

Những câu thơ tiếp theo lại là những câu thơ về người đồng mình. Hình ảnh "thô sơ da thịt" là hình ảnh vừa diễn tả vẻ mộc mạc chất phác quê mùa thô kệch không hào hoa nghệ thuật trong cuộc sống. Song tương phản với sự thô sơ mộc mạc mấy lại chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con. Cụm từ "đâu con" tạo cho âm điệu câu thơ vừa tha thiết ngọt ngào. Dùng cách nói phủ định "chẳng mấy ai nhỏ bé" để nói với con rằng con người quê hương mình vô cùng mạnh mẽ, cao thượng không tầm thường giàu nghị lực sống và trong sạch đầy khát vọng.

"Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương"

Câu thơ không nói đến tình yêu quê hương hay sự chất phác mộc mạc mà hình ảnh người đồng mình gắn liền với công việc lao động thương ngày: đó là công việc đuc đá dựng dậu lam nương. Công việc vất vả nhọc nhằn nhưng lại là hình ảnh đặc trưng của người dân miền núi. Vì vậy chính công việc nặng nhọc ấy tạo nên truyền thống cho quê hương; người đồng mình tự hào mà nêu cao truyền thống ấy, bằng hình ảnh cụ thể kê cao quê hương người cha đã ngợi ca ý chí của con người đồng mình tự xây dựng mảnh đất nghèo khó còn quê hương trở thành điểm tựa tâm hồn cho mỗi con người đồng mình.

"con ơi tuy thô sơ....nghe con"

Âm điệu câu thơ da diết như tiếng gọi con để nhắn nhủ lời nhắn trìu mến tâm tình của người cha. Lần thứ hai hình ảnh "thô sơ da thịt" được nhắc lại nhưng nếu ở lần thứ nhất cha muốn con cảm nhận được vẻ đẹp của người đồng mình thì lần này cha muốn con phải khắc cốt ghi tâm: người quê mình chân chất mộc mạc nhưng ẩn sâu vẻ đẹp chân chất ấy lại là một lẽ sống cao đẹp vì vậy con phải giữ vững và phát huy lẽ sống cao đẹp của con người đồng mình. Câu thơ tiếp theo đột ngột thu lại còn hai tiếng "lên đường" làm cho nhịp thơ đanh hơn giống như một lời nhắc nhở con lên đường cũng chính là con đang bước vào đời. Câu thơ cuối gửi gắm tâm tình cũng là mong muốn của cha dành cho con: "không bao giờ được nhỏ bé nghe con" con phải tự tin bước trên đường đời mạnh mẽ chấp nhận khó khăn để vươn lên, không được lùi bước phải sống trong sạch cao thượng xứng đáng là con người đồng mình. Người cha lúc này giống như một người truyền lửa cho con, cha mong con sống chân thành mộc mạc không hèn mọn. Lời nhắn nhủ của cha dành cho con vừa kiên định lại vừa thiết tha "nghe con" gợi lên tiếng dặn dò với bao trìu mến thương yêu.

Bài thơ viết theo thể thơ tự do câu ngắn dài đan xen linh hoạt; âm điệu câu thơ vừa ngọt ngào vừa cứng rắn cùng với hình ảnh mang đậm nét tư duy của dân tộc miền núi. Bài thơ đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúm với lời ca ngợi truyền thống cần cù của con người quê hương. Lời thơ vừa tha thiết nhưng cũng hết sức nghiêm khắc về một lẽ sống cao đẹp. Đó là những điều gần gũi thiêng liêng vừa có ý nghĩa với muôn đời và muôn đời.

Bài tập 2: Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác.

Hướng dẫn giải:

- Vận dụng kiến thức ôn tập biện pháp tu từ nói quá

- Có thể tham khảo thêm tài liệu trên sách báo, internet để hiểu hơn về nói khoác

Lời giải chi tiết:

Nói khoác và biện pháp tu từ nói quá giống và khác nhau ở những điểm sau:

- Giống nhau: cùng sử dụng sự phóng đại về quá độ, quy mô tính chất... sự việc và hiện tượng.

- Khác nhau:

+ Nói quá là biện pháp tu từ làm tăng sự biểu cảm của văn chương và để nhấn mạnh ý. Mục đích nhấn mạnh, khẳng định, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. 

+ Nói khoác là một tính cách của con người trong đời sống, làm cho người nghe tin vào những điều không có thực, hoặc để phô trương, khoe khoang.

Lời kết

- Học xong bài Ôn tập Học kì 2, các em cần nắm:

+ Nắm được nội dung chính về văn bản đã học.

+ Vận dụng được các kiến thức phần Tiếng Việt áp dụng vào viết văn bản.

Soạn bài Ôn tập Học kì 2 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Ôn tập Học kì 2 nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Ôn tập Học kì 2 Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON