YOMEDIA
NONE

Văn bản truyện ngụ ngôn - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Những câu truyện ngụ ngôn thường mang lại ý nghĩa sâu sắc, giúp giáo dục kĩ năng sống cho con người. Bài học Văn bản truyện ngụ ngôn dưới đây để có cảm nhận sâu sắc hơn về các truyện cụ thể Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến. Từ đó rút ra được thông điệp ý nghĩa cho bản thân. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Khái quát thể loại truyện ngụ ngôn

- Truyện ngụ ngôn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống, thường sử dụng lỗi diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.

- Một số đặc điểm của truyện ngụ ngôn

+ Truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn, được viết bằng văn xuôi hoặc thơ.

+ Nhân vật ngụ ngôn có thể là con người hoặc con vật, đồ vật được nhân hóa.

+ Truyện ngụ ngôn thường nêu lên những tư tưởng, đạo lí hay bài học cuộc sống bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, có thể pha yếu tố hài hước.

1.1.2. Văn bản 1: Đẽo cày giữa đường

a. Xuất xứ

Văn bản trích từ Truyện cổ nước Nam, tập I.

b. Bố cục 

- Phần 1 (Từ đầu … gấp bảy thứ thường bày ra bán): anh thợ không kiên định

- Phần 2 (Còn lại): kết quả không bán được

c. Thể loại: Truyện ngụ ngôn

d. Tóm tắt nội dung

Câu chuyện kể về một anh nông dân, lúc đầu anh ta thiếu chủ kiến không làm chiếc cày theo ý mình mà nhờ sự góp ý của mọi người xung quanh,  người nào  đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ bé xíu , vừa mất thời gian,công sức mà lại bị thiên hạ chê cười.

1.1.3. Văn bản 2: Ếch ngồi đáy giếng

a. Xuất xứ

Tác phẩm trích trong Thu Thủy ( thiên thứ 17) của sách Trang Tử.

b. Thể loại: Truyện ngụ ngôn

c. Tóm tắt nội dung

Chuyện kể về một con ếch sống lâu ngày trong một cái  giếng. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ bằng một chiếc vung. Đến khi gặp rùa cuộc đối đáp giữa 2 con vật làm ếch phải bối rối, ngượng ngùng.

1.1.4. Văn bản 3: Con mối và con kiến

a. Xuất xứ

Tác phẩm trích Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III.

b. Bố cục 

- Phần 1 (Từ đầu…béo trục béo tròn): lời chế giễu của mối đối với kiến

- Phần 2 (Còn lại): lời đối đáp của kiến

c. Thể loại: Truyện ngụ ngôn

d. Tóm tắt nội dung

Tác phẩm kể về cuộc đối thoại giữa kiến và mối. Mối lười biếng nhưng có  thói huênh  hoang kêu ngạo ta đây, chê cười kiến đang miệt mài làm việc

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Văn bản 1: Đẽo cày giữa đường

a. Tình huống truyện

- Anh thợ đẽo cày bỏ trăm quan tiền mua gỗ đẽo cày bán

Anh thợ mộc bỏ trăm quan tiền mua gỗ đẽo cày bán

- Ý kiến anh không kiện định, dựa vào lời khuyên của người khác

- Mỗi người qua đường một ý, anh vẫn nghe theo:

+ Người thì đẽo cho cao cho to dễ cày

+ Người thì nhỏ hơn thấp hơn

+ Người thì khuyên đẽo gấp đôi gấp ba

- Kết quả bày bán không ai mua

→Lắng nghe lời góp ý của mọi người là tốt, nhưng anh thợ thiếu chính kiến của bản thân.

b. Bài học rút ra

- Dạy cho chúng ta biết rằng mỗi người phải có chính kiến riêng của bản thân, tiếp thu ý kiến của người khác phải có chọn lọc. Đừng để bản thân bị tác động từ các yếu tố bên ngoài. Bởi không ai hiểu bạn bằng chính bản thân bạn.

1.2.2. Văn bản 2: Ếch ngồi đáy giếng

a. Tình huống truyện

- Con ếch ngồi trong giếng huênh hoang, tự đắc với rùa

Con ếch huênh hoang mời rùa biển đông vào giếng coi cho biết

+ Tôi có thể ra khỏi miệng giếng, nhảy lên miệng giếng, nhảy vô

+ Ngó lại phía sau, lăng quăng, con cua, con nòng nọc không con nào sướng bằng tôi

- Ếch cảm thấy sung sướng khi được ở một mình

- Khi nghe về biển cả qua lời nói của rùa ếch mới vỡ lẽ, xấu hổ

+ Mênh mông, ngàn dặm đã thấm gì, sâu thẳm

+ Chín năm lụt nước biển không lên

+ Tám năm hạn hán bờ biển không lùi xa

→ Khi chỉ ngồi đáy giếng ếch nghĩ nơi mình ở là nơi to lớn nhất, khoe khoang nhưng khi được rùa kể về biển cả mới biết nơi mình ở thật nhỏ bé.

b. Bài học rút ra

- Đây là bài học cho những kẻ kiến thức hạn hẹp, nhưng lại thích ra oai , tự đắc

- Dạy cho con người ta rằng ở đời phải biết khiêm tốn, và không ngừng học hỏi trau dồi

1.2.3. Văn bản 3: Con mối và con kiến

a. Tình huống truyện

- Lời đối đáp giữa kiến và mối:

+ Kiến đang mải mê làm việc

+ Mối ngồi trong nhà trông ra

- Thái độ của mối ra vẻ ta đây, chế giễu khi kiến làm việc: Tội tình gì lao khổ lắm thay

- Chê kiến kiếm ăn suốt ngày nhưng ốm yếu, tự hào mình ngồi không béo tốt

Mối chế nhạo đàn kiến kiếm ăn suốt ngày nhưng vẫn ốm yếu

- Ra vẻ ta đây:

+ Ở ăn ghế chéo bàn tròn

+ Nhà cao cửa rộng, tù hòm thiếu đâu

- Sự đối đáp khá tài tình của kiến trước sự chế giễu của mối: Hễ có làm thì mới có ăn

- Kiến lên án, vạch tội lối sống của loài mối:

+ Các anh chẳng vun thu xứ sở

+ Cứ đục vào xứ sở mà xơi

- Kiến đã đưa ra hậu quả của việc mà mối làm: nhà kia đổ xuống đi đời các anh

b. Bài học rút ra

- Ở đời có làm mới có ăn, đừng biến mình thành kẻ lười biếng đi cười nhạo người khác

- Mọi việc trong cuộc sống đều có luật nhân quả, nó sẽ không trừ một ai

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Ba văn bản truyện ngụ ngôn nhằm phê phán ý chí không kiên định của anh thợ đẽo cày, những kẻ thiếu hiểu biết nhưng mắc bệnh ảo tưởng, huênh hoang, tự đắc như con ếch và tính lười biếng nhưng còn tự cao của mối. Từ đó giúp người đọc có cách sống tự giác và tốt đẹp hơn.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Ngôn từ bình dị, gần gũi

- Lối viết hấp dẫn, thú vị

Bài tập minh họa

Bài tập: Trong bài Văn bản truyện ngụ ngôn, SGK Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức, em thích truyện nào nhất, viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của truyện đó.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ ba truyện trong bài Văn bản truyện ngụ ngôn , SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

- Chọn truyện mà em yêu thích nhất

- Kết hợp hiểu biết và cảm nhận cá nhân để viết đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Suy nghĩ về câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường

Câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường kể về một anh chàng có được một khúc gỗ lớn. Anh ta định đẽo nó thành một chiếc cày để tăng năng suất lao động hay bán đi kiếm lời. Thế nhưng chẳng biết do chủ quan hay yếu tố nào đó anh ta quyết định ngồi giữa đường để đẽo cày. Nhưng cũng chính vì không biết giữ chính kiến của mình mà từ một khúc gỗ to anh có đã biến thành một cục gỗ vô dụng. Mỗi người qua đường một ý kiến, và ý kiến nào anh chàng cũng thấy đúng và làm theo. Rồi đến lúc chẳng còn lại gì nữa, và thất bại. Thế mới biết rất chính kiến có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất cứ ai và bất cứ việc gì. Con người có chính kiến và bảo vệ chính kiến của mình đến cùng thì mới có thể thành công được. Bởi lẽ trong cuộc sống có rất nhiều ý kiến trái chiều, mưới người yêu thì cũng có đến chín người ghét...nếu bạn không giữ vững tư tưởng dễ bị lung lay thì chẳng mấy chốc mà suy sụp. Quay trở lại câu chuyện anh đẽo cày trên giá như anh có chính kiến của mình không chịu tác động của người này người kia thì rất có thể thành quả của anh đã vô cùng ngọt ngào rồi. Con người sinh ra không phải ai cũng có một trí tuệ siêu phàm, một cái nhìn bao quát tất cả. Thế nhưng dù có ở trong bất kì hoàn cảnh nào thì kiên định phải đứng đầu. Phải biết bảo vệ ý kiến của mình đến cùng. Sự bảo vệ ý kiến này không phải mang tính tiêu cực là bảo thủ mà nên biết tiếp thu cái đúng, sửa chữa cho hoàn hảo đồng thời loại bỏ cái sai lệch. Trong một tập thể thì biết dung hòa ý kiến bản thân với tập thể không phải nhất nhất nghe theo ý mình vì nó sẽ biến bạn trở nên chuyên quyền và độc đoán. Những người chuyên quyền độc đáo sẽ khó được thành công và dễ bị cô lập.

Lời kết

- Học xong bài Văn bản truyện ngụ ngôn, các em cần:

+ Phân tích tình huống truyện của từng truyện ngụ ngôn

+ Phân tích bài học rút ra của từng truyện ngụ ngôn

Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài Văn bản truyện ngụ ngôn đã mang đến cho người đọc các truyện ngụ ngôn cụ thể mang đậm tính giáo dục và bài học cuộc sống. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Văn bản truyện ngụ ngôn Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Văn bản truyện ngụ ngôn Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Qua bài Văn bản truyện ngụ ngôn người đọc có thêm những bài học về sự kiên định, khiêm tốn và chăm chỉ thông qua các câu chuyện Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON