YOMEDIA
NONE

Dấu ấn Hồ Khanh - Nhật Văn - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Văn bản Dấu ấn Hồ Khanh khơi gợi cho người đọc những hiểu biết về tự nhiên và sự cống hiến của những người đang ngày đêm làm cho cuộc sống thay đổi tốt đẹp thông qua hành trình khám phá thiên nhiên, phát hiện ra hang Sơn Đoòng của Hồ Khanh. Bài học Dấu ấn Hồ Khanh - Nhật Văn dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về văn bản. Đồng thời biết trân trọng, yêu quý những cảnh đẹp từ thiên nhiên. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Theo Nhật Văn, báo điện tử Quảng Bình, ngày 21/07/2014.

b. Bố cục 

- Phần 1: Từ đầu.. thợ Sơn Tràng chuyên nghiệp: giới thiệu về Hồ Khanh

- Phần 2: Còn lại: Hành trình Hồ Khanh đồng hành cùng các đoàn thám hiểm

c. Thể loại: Chính luận.

d. Tóm tắt văn bản

Tác phẩm kể về Hồ Khanh người Quảng Bình kiếm sống bằng nghề tìm tràm, đi rừng và là thợ sơn tràng chuyên nghiệp. Ông có niềm đam mê chiêm ngưỡng, khám phá các hang động đẹp. Hồ Khanh đã dẫn các đoàn thám hiểm, nghiên cứu các hang động đẹp, nổi tiếng.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Nhân vật Hồ Khanh

- Giới thiệu về nhân vật Hồ Khanh:

+ Là người khám phá hang Sơn Đoòng

+ Quê quán ở thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch

+ Ông làm nghề đi rừng, tìm trầm, thợ Sơn Tràng chuyên nghiệp

+ Có niềm đam mê chiêm ngưỡng khám phá các hang động

- Hồ Khanh là cái tên gắn với các chiến tích thám hiểm của các nhà khoa học

- Ông được trưởng đoàn khám phá hang động hiêp hội hang động Hoàng Gia Anh đánh giá là đam mê khám phá, nhiệt tình chu đáo

- Ông tích cực tuyên truyền  mọi người về bảo vệ thiên nhiên

- Hồ Khanh làm việc với tất cả tinh thần trách nhiệm cao và sự say mê

→ Tất cả những gì ông có được là phẩm chất đáng quý của nhà thám hiểm.

1.2.2. Hành trình khám phá hang động

- Năm 1989 phát hiện ra một hang đã đánh dấu bước ngoặc cuộc đời ông

- Năm 1999-2004 dẫn đoàn cán bộ khoa học Việt - Đan Mạch, Đoàn cán bộ vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đoàn khám phá hang động Hoàng Gia Anh

- Hồ Khanh được mời dẫn đường cho đoàn thám hiểm Hạ Đoòng, Hùng Thùng thuộc vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

- Năm 2009 ông dẫn đoàn thám hiểm Hoàng Gia Anh khám phá hang động Sơn Đoòng

→ Ông là người dẫn đường cho nhiều đoàn thám hiểm tìm ra các hang động lớn, nhỏ.

Hang Sơn Đoòng nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản ca ngợi Hồ Khanh là con người yêu thiên nhiên, có trách nhiệm, say mê thám hiểm các hang động.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Thành công trong miêu tả nhân vật

- Từ ngữ giàu hình ảnh sinh động hấp dẫn

Bài tập minh họa

Bài tập: Dựa vào văn bản Dấu ấn Hồ Khanh - Nhật Văn, SGK Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức và những hiểu biết của em, hãy viết bài văn giới thiệu về hang Sơn Đoòng.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại văn bản Dấu ấn Hồ Khanh - Nhật Văn, SGK Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

- Tìm hiểu hang Sơn Đoòng qua sách báo, internet

- Kết hợp hiểu biết bản thân viết bài văn:

+ Giới thiệu tổng quan về hang Sơn Đoòng:

  • Vị trí địa lí
  • Diện tích
  • Khung cảnh xung quanh

+ Giới thiệu về lịch sử hình thành hang Sơn Đoòng:

  • Nguồn gốc hình thành
  • Thời gian phát hiện

+ ...

Lời giải chi tiết:

Hang Sơn Đoòng nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Vào năm 2009-2010, hang Sơn Đoòng được công bố là hang động lớn nhất thế giới và đến năm 2013 tour du lịch khám phá Sơn Đoòng bắt đầu được khai thác.

Sơn Đoòng có niên đại 3 triệu năm tuổi, với độ dài gần 9km, cao đến 200m, rộng 160m, đủ lớn để có thể chứa tòa nhà cao 40 tầng. Với thể tích đo đạc được ước tính 38,5 triệu mét khối, Sơn Đoòng vượt qua hang Deer ở Malaysia trở thành hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Những cột măng đá cao đến 80m trong lòng hang cũng được đánh giá là các cột thạch nhũ cao nhất.

Được biết, hang động lớn nhất thế giới này được tìm ra bắt đầu từ một người đàn ông bản địa. Sau này, đội thám hiểm hang động Hoàng gia Anh đã tiếp tục khám phá và công bố. Sơn Đoòng hình thành trên một đoạn đứt gãy của dãy Trường Sơn và bị dòng nước sông Rào Thương ăn mòn qua hàng triệu năm đã tạo thành đường hầm khổng lồ bên dưới lớp núi đá vôi. Những vết nứt trên trần hang bị ăn mòn và sụt lún, tạo thành những hố sụt lớn thông ra bên ngoài.

Những giọt nước rơi xuống từ trên trần hang hàng triệu năm tạo nên những viên ngọc trai hang động có kích thước lớn bằng quả bóng chày. Bên trong không gian kỳ vĩ ấy là cả một thế giới tách biệt, cả một kỳ quan thiên nhiên hiếm có khiến cho các nhà chinh phục Sơn Đoòng phải sửng sốt.

Hiện tại, cách duy nhất đến được Sơn Đoòng đầu tiên phải đi bộ băng rừng qua Bản Đoòng – một bản nhỏ của cộng đồng người dân tộc thiểu số Bru-Vân Kiều sinh sống. Từ Bản Đoòng, tiếp tục tiến sâu vào khu rừng Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đến Hang Én – hang động lớn thứ ba thế giới và cũng là cửa hang Sơn Đoòng.

Điểm nổi bật bên trong hang là một khối thạch nhũ tự nhiên đồ sộ trong hang Sơn Đoòng, nhìn từ xa về phía khu vực Hố Sụt thứ nhất có thể nhìn thấy bóng dáng Khối Bàn Chân Chó hiện lên sừng sững, một cảnh tượng kỳ vĩ của hang động lớn nhất thế giới. Từ vị trí này để đến được Hố Sụt thứ nhất phải đi qua một đoạn hang khổng lồ hơn 1km. Từ trên vị trí này có thể gần như chiêm ngưỡng được toàn cảnh hang Sơn Đoòng.

Hố sụt thứ hai của Sơn Đoòng hay còn được gọi là “Vườn Địa Đàng”, từ đây có thể bao quát cả khu rừng ngay phía dưới . Sự hình thành của hố sụt cho phép ánh sáng len lỏi vào trong hang; tạo nên một khu rừng nhỏ với cây cối và thảm thực vật; một hệ sinh thái hang Sơn Đoòng đặc hữu đã có thể tồn tại nhờ có ánh sáng mặt trời.

Bên trong hang có hai bãi trại, bãi trại thứ nhất của hang Sơn Đoòng nằm ngay gần Hố Sụt thứ nhất. Bãi trại nằm trên khu vực nền cát khá phẳng và có tầm nhìn tuyệt đẹp nhìn về phía Hố Sụt thứ nhất. Bãi trại thứ hai còn được gọi là cắm trại bên bờ biển bởi bãi trại này nằm trên nền hang phủ cát trắng như bờ biển vậy. Đây cũng được xem là bãi cắm trại có khung cảnh hùng vĩ nhất thế giới. Đoạn cuối của hang là bức tường thạch nhũ cao 90m và được đặt tên là “Bức tường Việt Nam” và cũng là nơi trần hang cao nhất khoảng 200m, đoạn hang này khá bùn lầy.

Sơn Đoòng là nơi chứa đựng những cảnh đẹp không tưởng, là tài sản thiên nhiên vô giá đối với hành tinh chúng ta.

Lời kết

- Học xong bài Dấu ấn Hồ Khanh - Nhật Văn, các em cần:

+ Phân tích được những phẩm chất của nhà thám hiểm Hồ Khanh

+ Phân tích được vẻ đẹp của hang Sơn Đòong và các hang động khác

Soạn bài Dấu ấn Hồ Khanh - Nhật Văn Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Văn bản Dấu ấn Hồ Khanh - Nhật Văn kể về câu chuyện phát hiện ra hang Sơn Đoòng và rất nhiều hang động ấn tượng khác của nhân vật Hồ Khanh. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Dấu ấn Hồ Khanh - Nhật Văn Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Dấu ấn Hồ Khanh - Nhật Văn Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Qua bài Dấu ấn Hồ Khanh, tác giả Nhật Văn đã mang đến cho người đọc những trải nghiệm mới mẻ về các hang động lớn nhỏ, qua đó thể hiện sự tự hào của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-------------------(Đang cập nhật)-------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF