Câu hỏi Thảo luận trang 52 SGK Lịch sử 12 Bài 7
Hãy nêu những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).
Hướng dẫn giải chi tiết
- Ngày 18-4-1951, theo đề xuất của Cộng hòa Pháp, 6 nước là Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua và Bỉ đã thành lập Cộng đồng than - thép châu Âu (ECSC).
- Ngày 25-3-1957, 6 nước trên kí Hiệp ước Rôma, thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
- Ngày 1-7-1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).
- Tháng 12-1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực ngày 1-2-1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
- Từ 6 thành viên ban đầu, đến năm 2007 EU bao gồm 27 nước.
⇒ Đây là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất, có tổ chức chặt chẽ nhất thế giới, gồm những nước có chế độ chính trị, thể chế kinh tế giống nhau, tuy nhiên cũng có những khác biệt về trình độ phát triển cũng như văn hóa, dân tộc, lịch sử.
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
-
Nói "Liên minh Châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh" vì:
bởi Đặng Ngọc Trâm 15/01/2021
A. Số lượng thành viên nhiều
B. Chiếm 1/4 năng lực sản xuất của toàn thế giới
C. Quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới
D. Kết nạp tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Việc thực hiện kế hoạch Mácsan đã gây ra những tác động như thế nào tới cục diện các nước Đông Âu và Tây Âu?
bởi bala bala 16/01/2021
A. Mở màn cho cục diện Chiến tranh lạnh những năm sau chiến tranh.
B. Mở màn cho quá trình hợp tác, đối thoại về kinh tế.
C. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị.
D. Tạo nên cục diện đối lập về chính trị.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước nào ở Châu Âu được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ?
bởi Đặng Ngọc Trâm 16/01/2021
A. Pháp.
B. Đức.
C. Anh.
D. Liên Xô.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Nghị định ước Henxinki (1975) đều có tác động nào sau đây?
bởi Thanh Nguyên 16/01/2021
A. Góp phần thúc đẩy xu thế đối thoại và hợp tác trên thế giới.
B. Làm xuất hiện xu thế liên kết khu vực ở Châu Âu.
C. Dẫn đến sự ra đời của cộng đồng Châu (EC).
D. Chấm dứt sự cạnh tranh giữa các cường quốc ở châu Âu.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Hai miền nước Đức kí Hiệp đinh về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
B. Hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên được kí kết.
C. 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa kí kết Định ước Henxinki.
D. Liên Xô và Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai phe ở châu Âu.
B. Chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh ở châu Âu.
C. Đánh dấu sự tái thống nhất của nước Đức.
D. Tạo nên cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình an ninh ở châu Âu.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một trong những nhân tố phát triển kinh tế của Mĩ mà Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay là
bởi het roi 16/01/2021
A. Phát triển công nghiệp quân sự và buôn bán vũ khí.
B. Xây dựng và phát triển các tổ chức nghiên cứu phần mềm.
C. Phát triển nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.
D. Chỉ tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân cơ bản giúp kinh tế Tây Âu phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2 là
bởi Nhật Duy 15/01/2021
A. Nguồn viện trợ của Mỹ thông qua kế hoạch Macsan.
B. Tài nguyên thiên nhiên giàu có, nhân lực lao động dồi dào.
C. Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài và áp dụng thành công khoa học kỹ thuật.
D. Quá trình tập trung tư bản và tập trung lao động cao.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Từ năm 1945 đến 1950, các nước tư bản Tây Âu dựa vào đâu để đạt được sự phục hồi cơ bản về mọi mặt?
bởi bach hao 16/01/2021
A. Hợp tác thành công với Nhật.
B. Mở rộng quan hệ với Liên Xô.
C. Viện trợ của Mĩ qua kế hoạch Macsan.
D. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa đến các nước thứ 3.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Từ năm 1973 - 1991, kinh tế của các nước tư bản Tây Âu
bởi ngọc trang 15/01/2021
A. Lâm vào khủng hoảng, suy thoái, phát triển không ổn định.
B. Phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng cao.
C. Phát triển không đồng đều do sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa.
D. Vươn lên hàng thứ hai thế giới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập Thảo luận trang 49 SGK Lịch sử 12 Bài 7
Bài tập Thảo luận trang 50 SGK Lịch sử 12 Bài 7
Bài tập 1 trang 52 SGK Lịch sử 12
Bài tập 2 trang 52 SGK Lịch sử 12
Bài tập 1 trang 34 SBT Lịch sử 12 Bài 7
Bài tập 2 trang 36 SBT Lịch sử 12 Bài 7
Bài tập 3 trang 37 SBT Lịch sử 12 Bài 7
Bài tập 4 trang 38 SBT Lịch sử 12 Bài 7