Bài tập 1 trang 40 SBT Lịch sử 12 Bài 8
1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị chiếm đóng bởi quân đội
A. Mĩ. B. Anh.
C. Pháp. D. Liên Xô.
2. Văn kiện đặt nền tảng cho quan hệ Mĩ - Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Văn kiện về vấn đề Nhật Bản tại hội nghị Pốtxđam (1945).
B. Hiến pháp Nhật Bản (1947).
C. Hiệp ước hoà bình Xan Phranxixcô (1951).
D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951).
3. Cuộc chiến tranh được ví như "ngọn gió thần" thổi vào nền kinh tế Nhật Bản là
A. chiến tranh Trung Quốc (1946 - 1949) và chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).
B. chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) và chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975).
C. chiến tranh Trung Quốc (1946 - 1949) và chiến tranh vùng Vịnh (1991).
D. chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) và chiến tranh vùng Vịnh (1991).
4. Nhật Bản chính thức gia nhập Liên hợp quốc vào năm
A. 1952. B. 1955.
C. 1956. D. 1970.
5. Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số một thế giới vào:
A. thập kỉ 70 của thế kỉ XX.
B. đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX.
C. cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX.
D. thập kỉ 90 của thế kỉ XX.
6. Nét nổi bật trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản những năm 1952 - 1973 là
A. Không khuyến khích hoạt động nghiên cứu, phát minh, sáng chế.
B. Mua bằng phát minh, sáng chế, chuyển giao công nghệ.
C. Đầu tư lớn cho công cuộc chinh phục vũ trụ
D. Tập trung nghiên cứu khoa học quân sự
7. Mức chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản theo quy định của Hiến pháp năm 1947 là:
A. Không quá 1% GDP
B. Không quá 2% GDP
C. Không quá 3% GDP
D. Không quá 4% GDP
8. Mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu với Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay có điểm gì nổi bật:
A. Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ
B. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng nhiều nước Tây Âu tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ.
C. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ, nhưng Nhật Bản tìm cách thoát dần ảnh hưởng của Mĩ
D. Nhật Bản liên minh với cả Mĩ và Liên Xô, còn Tây Âu chỉ liên minh với Mĩ.
9. Học thuyết đánh dấu sự bắt đầu chú trọng tới châu Á của Nhật Bản trong chính sách đổi ngoại là:
A. học thuyết Phucưđa (1977).
B. học thuyết Kaiphu (1991).
C. học thuyết Miyadaoa (1993).
D. học thuyết Hasimôtô (1997).
10. Điểm giống nhau giữa Nhật bản và bốn "con rồng" kinh tế của Châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là:
A. Đều không tham gia bất kì liên minh chính trị, quân sự nào.
B. Đều thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7).
C. Đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách - mở cửa, hội nhập quốc tế.
D. Mức chi phí cho quốc phòng, an ninh chiếm tỉ lệ nhỏ, tập trung phát triển kinh tế.
Hướng dẫn giải chi tiết
1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị chiếm đóng bởi quân đội
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị chiếm đóng bởi quân đội Mĩ
- Chọn A
2. Văn kiện đặt nền tảng cho quan hệ Mĩ - Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- Ngày 8/9/1951 ký "Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật", theo đó Nhật Bản chấp nhận đứng dưới "chiếc ô" bảo hộ hạt nhân của Mĩ, cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật.
- Chọn D
3. Cuộc chiến tranh được ví như "ngọn gió thần" thổi vào nền kinh tế Nhật Bản là
- Cuộc chiến tranh được ví như "ngọn gió thần" thổi vào nền kinh tế Nhật Bản là chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) và chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975).
- Chọn B
4. Nhật Bản chính thức gia nhập Liên hợp quốc vào năm
- Năm 1956, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, tham gia Liên Hợp Quốc.
- Chọn C
5. Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số một thế giới vào:
- Từ nửa sau 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.
- Chọn C
6. Nét nổi bật trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản những năm 1952 - 1973 là
- Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học- kỹ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế.
- Chọn B
7. Mức chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản theo quy định của Hiến pháp năm 1947 là:
- Mức chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản theo quy định của Hiến pháp năm 1947 là không quá 1% GDP
- Chọn A
8. Mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu với Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay có điểm gì nổi bật:
- Nhật Bản và Tây Âu luôn liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh tin cậy của Mĩ là điểm nổi bật trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu với Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
- Chọn A
9. Học thuyết đánh dấu sự bắt đầu chú trọng tới châu Á của Nhật Bản trong chính sách đổi ngoại là:
- “Học thuyết Phu-cư-đa” (1977) và “Học thuyết Kai-phu” (1991) chủ trương tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
- Chọn A
10. Điểm giống nhau giữa Nhật bản và bốn "con rồng" kinh tế của Châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là:
- Điểm giống nhau giữa Nhật Bản và bốn "con rồng" kinh tế của Châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là: Đều đẩy mạnh cải cách dân chủ, cải cách - mở cửa, hội nhập quốc tế
- Chọn C
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
-
Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai ra sao?
bởi Bi do 11/01/2021
A. Nhân dân Nhật Bản nổi dậy ở nhiều nơi
B. Nhật Bản phải chịu những hậu quả hết sức nặng nề
C. Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng
D. Các đảng phái tranh giành quyền lực lẫn nhau
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhật Bản đã nỗ lực như thế nào để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế từ đầu những năm 90 ?
bởi Quynh Anh 11/01/2021
A. Tăng cường viện trợ đối với các nước khác
B. Vươn lên trở thành một cường quốc về quân sự
C. Vươn lên thành một cường quốc chính trị
D. Vận động trở thành Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Học thuyết Miyadaoa và học thuyết Hasimôtô của Nhật Bản trong giai đoạn (1991 - 2000) đã chú trọng phát triển quan hệ với các nước
bởi Nguyễn Trà Long 11/01/2021
A. Đông Âu
B. SNG
C. Tây Á
D. Đông Nam Á
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Kinh tế Nhật trong thập kỉ 60 phát triển với tốc độ:
bởi Quế Anh 11/01/2021
A. Thần kì
B. Đều đều
C. Chậm
D. Nhanh
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chính sách đối ngoại quan trọng của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là chủ trương liên minh chặt chẽ với
bởi Trần Hoàng Mai 11/01/2021
A. Các nước phương Tây
B. Các nước Đông Nam Á
C. Mỹ
D. Trung Quốc
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khoa học – kĩ thuật và công nghệ của Nhật Bản tập trung vào nghiên cứu lĩnh vực:
bởi Thanh Thanh 11/01/2021
A. Công nghiệp năng lượng
B. Công nghiệp dân dụng
C. Công nghiệp quốc phòng
D. Công nghiệp vũ trụ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhật Bản và Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính vào thời kì nào?
bởi Vũ Hải Yến 11/01/2021
A. Từ năm 1991 đến nay
B. Từ năm 1945 đến năm 1950
C. Từ năm 1950 đến năm 1973
D. Từ năm 1973 đến năm 1991
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là:
bởi Hoàng My 11/01/2021
A. Mĩ - Anh - Pháp
B. Mĩ - Đức - Nhật Bản
C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản
D. Mĩ - Liên Xô - Nhật Bản
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân nào sau đây là quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai?
bởi sap sua 11/01/2021
A. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật
B. Tác dụng của những cải cách dân chủ
C. Truyền thống " Tự lực tự cường"
D. Biết xâm nhập thị trường thế giới
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì" vào khoảng thời gian:
bởi Choco Choco 11/01/2021
A. Những năm 45 - 52 của thế kỉ XX
B. Những năm 73 - 80 của thế kỉ XX
C. Những năm 52 - 60 của thế kỉ XX
D. Những năm 60 - 73 của thế kỉ XX
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
“Người khổng lồ về kinh tế, chú lùn về chính trị” là cụm từ nói về nước nào?
bởi Nguyễn Thị Thanh 10/01/2021
A. Canađa.
B. Nhật Bản.
C. Pháp.
D. Cộng hòa liên bang Đức.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bài học kinh nghiệm nào có thể rút ra cho Việt Nam để giải quyết vấn đề đối ngoại hiện nay từ chính sách đối ngoại của Nhật Bản những năm 90 của thế kỷ XX?
bởi Hy Vũ 10/01/2021
A. Coi trọng quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.
B. Giải quyết các vấn đề bằng con đường hòa bình thông qua các diễn đàn quốc tế.
C. Tăng cường quan hệ với các nước tư bản phát triển.
D. Giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ, tôn trọng hòa bình.
Theo dõi (0) 1 Trả lời