YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Ánh trăng

Hướng dẫn soạn bài " Ánh trăng" - Nguyễn Duy - Văn lớp 9

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • 1. Bài thơ có thể chia thành bố cục ba phần:

    + Phần 1: Ba khổ thơ đầu tiên: Là dòng hồi tưởng của nhà thơ Nguyễn Duy về khoảng thời gian tuổi thơ cùng với tình cảm gắn bó với vầng trăng.
    + Phần 2: Khổ thơ thứ tư: Nói tình huống bất ngờ xảy ra: Khi đèn điện chợt tắt.
    + Phần ba: Những khổ thơ còn lại: Là sự suy tư, trăn trở của nhà thơ.

    Bài thơ “Ánh trăng” có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, bước ngoặt tạo ra những thay đổi trong tâm trạng của nhà thơ chính là tình huống bất ngờ xảy ra, đèn điện chợt tắt nhưng chính tình huống đó lại thắp dậy những kí ức thân thiết đã từng vô tình lãng quên, cùng với đó là những suy tư, trăn trở, ý thức được sự vô tình của bản thân. Là cơ sở để Nguyễn Duy thể hiện được tư tưởng chủ đề của bài thơ của mình.

    2. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa, không chỉ là hình ảnh xuất hiện trong thực tại mà nó còn là những biểu tượng của dòng hồi ức quá khứ, những kỉ niệm sâu sắc mà nhà thơ đã từng trải qua.

    + Trước hết, hình ảnh của vầng trăng là hình ảnh tả thực, đó là hình ảnh nhà thơ chứng kiến trong quá khứ cũng như là hình ảnh xuất hiện trong cuộc sống hiện tại của nhà thơ, hình ảnh trực tiếp khơi dậy những dòng hồi tưởng về quá khứ.
    + Hình ảnh vầng trăng còn là biểu tượng cho những kí ức của quá khứ, đó là những kí ức mà con người từng trải nghiệm, gắn liền với nó là những tình cảm, những cảm nhận đặc biệt, tạo nên trong tâm thức những hình ảnh đặc biệt mà mỗi khi hình ảnh vầng trăng xuất hiện thì những kí ức ấy cũng sẽ theo về như dòng thác lũ.Ý nghĩa triết lí của bài thơ: Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

    3. Kết cấu của bài thơ “Ánh trăng” khá đặc biệt, trước hết mở đầu là khoảng thời gian thực tại khi nhà thơ hồi tưởng về những kỉ niệm gắn bó với vầng trăng. Sau đó câu chuyện thực sự mở ra bằng một tình huống bất ngờ, gây ra những biến chuyển trong tâm trạng, tình cảm của nhà thơ, đó là khi đèn điện tắt, và những câu thơ sau đó lại xoáy vào sự day dứt, trăn trở suy tư của chính nhà thơ. Kết cấu này tạo ra sự độc đáo cho bức tranh tâm trạng của nhà thơ, cũng chính là sự xây dựng câu chuyện một cách hợp lí, một sự lí giải cho chính những độc giả.

    4. Bài thơ “ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, ba năm sau khi đất nước được giải phóng ( 1975). Nguyễn Du đã từng có thời gian khoảng 10 năm sống trong quân ngũ, đã từng trải nghiệm cuộc sống của những người lính, từng có những kí ức sâu sắc trong khoảng thời gian đặc biệt đó. Vì vậy, bài thơ ánh trăng cũng chính là những dòng hồi tưởng, dòng tâm sự thực nhất của nhà thơ, nhắc nhở chính mình cũng như mang đến bài học triết lí, rằng hãy tôn trọng khoảng thời gian của quá khứ, bởi ta đã từng trải qua, đã từng trưởng thành, gắn bó sâu sắc với nó.

    haha

      bởi Trương Quốc Vương 17/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Soạn bài ánh trăng

    Ánh trăng là hình tượng chính và cũng là hình tượng xuyên suốt đồng thời truyền tải khá nhiều ý nghĩa đặc sắc.

    - Vầng trăng là hình ảnh tự nhiên chân thực, vĩnh hằng. Vầng trăng gắn với đồng, sông, bể ngày bé.

    - Vầng trăng còn chất chứa nhiều biểu tượng khác

    + Vầng trăng là người bạn tri âm tri kỉ tuổi ấu thơ với tác giả. Vầng trăng chất chứa những hồi ức đẹp nhất khi tác giả còn được sống giản dị, gắn bó, hòa mình với thiên nhiên, đồng ruộng.

    + Vầng trăng tuổi lại đồng hành cùng người lính khi đã trưởng thành. Dù gian lao, dù vất vả và hiểm nguy, vầng trăng chưa bao giờ rời bỏ người lính. Điều này giúp cho người lính có thêm niềm tin chiến đấu và chiến thắng.

    + Bởi vậy nên trăng chính là biểu tượng cao đẹp nhất cho quá khứ nghĩa tình luôn ở bên, gắn bó, nâng đỡ và chia sẻ cùng con người. Vầng trăng ấy theo bước chân đứa bé hồn nhiên sống trọn từng khoảnh khắc tuổi thơ cho đến những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Đó đều là những tháng năm quá khứ gian lao nhưng trăng vẫn luôn ở bên đồng hành cùng con người. Vậy nên, ánh trăng tròn đầy cũng là biểu tượng cho một quá khứ chung thủy, một lối sống ân tình.

    + Khổ cuối là hình ảnh cô đọng và súc tích nhất về ý nghĩa vầng trăng và cũng là chiều sâu triết lý mà tác giả muốn gửi gắm. Đến với thời bình, khi cuộc sống vật chất đủ đầy hơn thì tâm hồn con người lại càng dễ bị ru vỗ. Con người dễ dàng đắm chìm trong hạnh phúc thực tại mà rũ bỏ những gì đã qua. Nhưng vầng trăng ân nghĩa ấy chưa bao giờ thay đổi. Từ trước đây hay cho đến bây giờ, trăng vẫn vậy, vẫn là biểu tượng cho quá khứ vẹn nguyên tròn đầy, vẫn biểu tượng cho tấm lòng thủy chung, son sắt chẳng mong được đáp đền.

     

      bởi Mui Cao 26/11/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF