So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu?
So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu?
Trả lời (1)
-
Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử. Ở trong thơ Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian.
Có một bài ca không bao giờ quên…”
Có một bài ca như thế. Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến chốngn Pháp, khi toàn dân tộc ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược. Dấu ấn của nạn đói năm 1945 vẫn còn, rất đậm trong mỗi người dân Việt Nam. Tự do hay trở về với cuộc đời cũ? Đấy là câu hỏi day dứt bao người. Theo tiếng gọi của tự do, những người nông dân, công dân, học sinh, những người mẹ, người chị… tham gia kháng chiến, tạo nên hào khí dân tộc của một thời đại.
Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn vẹn bộ mặt đất nước, nhưng cũng đã ghi lại được hào khí của một thời với hình ảnh bao người mà hình ảnh trung tâm là người chiến sĩ cụ Hồ. Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng cũng như bài thơ " Đồng chí" của Chính Hữu ra đời trong hoàn cảnh chung đó.
So sánh
Điểm giống:
- Tây Tiến và Đồng Chí cùng ra đời năm 1948.
- Hai tác giả Quang Dũng và Chính Hữu đều cùng trong quân ngũ (nhà thơ quân đội). Cả hai sáng tác cùng nói về vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp.
Điểm khác:
Người lính trong Tây Tiến.
a) Xuất thân: Từ đô thành, chiến sĩ Tây Tiến (trong đó có tác giả) số đông ra đi từ Hà Nội thanh lịch. Họ là những thanh niên có học. Và vì vậy họ mới có lúc “Đêm mơ Hà Nội”.
b) Bối cảnh hoạt động: Người lính Tây Tiến hiện ra trong khung cảnh rừng núi miền Tây Tổ quốc vừa hùng vĩ, vừa hiểm trở, hoang dại khác thường. Đó là những “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” , “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”; Đó là còn nơi “thác gầm thét, cọp trêu người” khiến cho có khi cả “đoàn quân mỏi” trong sương lấp, có lúc người lính “không bước nữa”…
c) Đặc điểm: Chiến binh Tây Tiến mang vẻ đẹp khác thường. Hình tượng các anh nổi lên vừa hào hùng, dữ dội lại vừa hào hoa, mơ mộng.
Hào hùng, dữ dội trong dáng vẻ ngoại hình: Cả đoàn binh “không mọc tóc”, “dữ oai hùm” lại còn “mắt trừng “ nữa. Các anh trở nên khác lạ sau những cơn sốt rét rừng ác liệt, sau những cuộc hành quân “vượt cồn mây”, “súng ngửi trời”. Đầu không còn tóc, người xanh xao nhưng người lính vẫn rất oai phong, vẫn như mang cả hồn thiêng của rừng thẳm.
Hào hùng trong ý chí: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Các anh hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước không ngại ngần, tiếc nuối. Cái chết rình rập và “rải rác biên cương mồ viễn xứ” cũng không cản bước ra chiến trường giữ vững vùng đất biên giới Việt Lào.
Hào hùng ngay trong cái chết:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành..Người chiến sĩ về với đất trong hoàn cảnh có thể nói là rất buồn. Theo tác giả cho biết thì đồng đội ông ngã xuống, ngay manh chiếu bó thân cũng không có, nhưng sự ra đi vĩnh viễn đó thật anh hùng. Con sông Mã thay lời núi sông cất lên lời ai điếu hùng tráng tiễn đưa người chiến sĩ.
Hào hoa, mơ mộng ở tâm hồn, lãng mạn:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơmTâm hồn phải hết sức hào hoa mới “gửi mộng qua biên giới” và mơ về dáng kiều thơm. Người chiến sĩ đẹp trong giấc mơ đep, mơ dáng kiều diễm, thanh lịch, quyến rũ của người phụ nữ thủ đô. Đối đầu với nhọc nhằn, chết chóc, anh vẫn không quên một dáng hình thanh thú, toả hương. Chính dáng hình này tiếp sức cho anh bộ đội đi tới.
Người lính trong Đồng chí:
a) Xuất thân: Đó là những người nông dân mặc áo lính. Các anh ra đi từ những làng quê nghèo:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.b) Bối cảnh hoạt động: Các anh cầm súng chờ đợi giặc nơi rừng hoang sương muối. Cảnh ở đây không rõ nét hiểm trở, hoang vu như vùng núi người lính Tây tiến hiện diện (với dốc, thác, nước lũ, cọp trêu người…)
bởi hai trieu10/12/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
![](images/graphics/arrow_left.png)
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời