YOMEDIA
NONE

Từ sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản trong thời kì hoàng kim sau chiến tranh thế giới thứ hai, hãy làm rõ những nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển đó?

Từ sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản trong thời kì hoàng kim sau chiến tranh thế giới thứ hai, hãy làm rõ những nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển đó? Theo Anh (chị), Việt Nam có thể rút ra được những bài học gì cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • * Sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản trong thời kì hoàng kim:

    • Mĩ: sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới…
    • Tây Âu: Sau giai đoạn phục hồi, từ thập kỉ 50, nền kinh tế của các nước tư bản chủ yếu có sự phát triển nhanh, nhiều nước giữ vị trí cao trong nền kinh tế thế giới. Đầu thập niên 70, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới …
    • Nhật Bản: Sau khi phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960 kinh tế Nhật phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, Nhật đạt được sự phát triển “thần kì”. Từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX trở đi, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới…

    * Nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản:

    • Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đây là nguyên nhân chung có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
    • Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý hiệu quả, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế …
    • Biết tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển (Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu; Tây Âu tận dụng viện trợ Mĩ, giá nguyên liệu rẻ từ thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC); Nhật tận dụng viện trợ Mĩ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam để làm giàu)

    * Bài học kinh nghiệm với Việt Nam:

    • Chú trọng tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, áp dụng sáng tạo công nghệ mới để đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển kinh tế.
    • Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế, tiếp thu kinh nghiệm quản lý của các nước khác.
    • Ngoài việc phát huy tối đa yếu tố nội lực (tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào), cần phải tận dụng tốt những yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế (tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, thời cơ từ hội nhập quốc tế và khu vực…)
      bởi hai trieu 16/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF