YOMEDIA
NONE

Chủ nghĩa phát xít được hình thành như thế nào?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.

    Cuộc tổng khủng hoảng kinh tế – xã hội 1929-1933 đã tác động sâu sắc đến diễn trình lịch sử thế giới trên nhiều phương diện khác nhau. Ở Tây Âu và Bắc Mỹ, tình trạng tiêu điều của nền kinh tế đã đẩy tuyệt đại đa số dân chúng vào cảnh sống cùng cực. Tình trạng bao trùm chung ở tất cả các nước tư bản phát triển là: xã hội mất an ninh nghiêm trọng do tình trạng lạm dụng bạo lực, đặc biệt là sự thịnh hành của các xu hướng, các phong trào bạo lực xã hội của giới trẻ vô nghề nghiệp, thất vọng trước cuộc sống hiện tại và bi quan, mất định hướng về tương lai. Đó chính là môi sinh lịch sử thuận lợi cho sự xuất hiện các xu hướng chính trị bạo lực – cực hữu ở các nước tư bản phương Tây, mà hình thức điển hình nhất là chủ nghĩa phát xít.

    Chủ nghĩa phát xít được hình thành trên cơ sở hội tụ những xu hướng chính trị – xã hội cực hữu phản động nhất đã xuất hiện và phát triển từ nhiều thập kỷ, như một hệ quả lịch sử tất yếu của sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đồng thời, đây cũng là một hình thức phản ứng của các thế lực chính trị phản động chống lại làn sóng cách mạng dâng cao mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917).

    Khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra, một trong những lối thoát mà các chính phủ phương Tây đặt hy vọng vào là tăng cường chạy đua vũ trang, quân phiệt hoá nền kinh tế và toàn bộ thể chế chính trị – xã hội. Điều cần lưu ý ở đây là, không chỉ các tầng lớp bảo thủ, phản động mà ngay cả một bộ phận rất đông nhân dân lao động, kể cả giai cấp công nhân, cũng bị ảnh hưởng của tuyên truyền phát xít và hy vọng rằng chính quyền phát xít sẽ mang lại cơ hội việc làm và ổn định cuộc sống cho họ. Hiện tượng đó càng cho thấy tính chất đặc biệt nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít và mức độ khó khăn, phức tạp của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh.

    Ngay sau khi lên nắm quyền ở Đức (30-1-1933), Hítle (Adolf Hitler) lập tức thủ tiêu chế độ đại nghị, thiết lập chế độ thống trị quân phiệt, độc tài và sử dụng vũ lực tối đa tiêu diệt bất cứ lực lượng đối lập nào. Hai đối tượng ở trong nước mà Hítle tập trung tiêu diệt trước hết là những người cộng sản và người Do Thái. Đồng thời, Hítle và Chính phủ Quốc xã ra sức chuẩn bị cho một cuộc “chiến tranh tổng lực” để mở rộng “không gian sinh tồn” (Lebensraum) và khẳng định vị trí bá chủ của “chủng tộc thượng đẳng” Ariơ (Arier)2.
    Cũng trong thời gian đó, xu thế quân phiệt đã chiếm ưu thế áp đảo trong chính giới Nhật Bản. Từ sau khi khẳng định được vai trò của mình trong thế giới của các cường quốc tư bản, Nhật Bản ra sức chạy đua vũ trang chuẩn bị cho một cuộc xâm lược đại quy mô để xâm chiếm toàn cõi Á Đông. Ngày 18-9-1931, Nhật Bản cho quân tấn công xâm chiếm Mãn Châu làm bàn đạp chuẩn bị cho các bước bành trướng tiếp theo.

    Tháng 10 và tháng 11-1936, Đức, Nhật và Italia đã ký kết một hiệp ước liên minh chống Quốc tế Cộng sản (Antikominternpakt). Thế là trục phát xít thế giới Đức – Italia – Nhật Bản đã hình thành, trở thành nguy cơ chiến tranh đe dọa hoà bình và số phận của toàn nhân loại.

      bởi Ngọc Trinh 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON