YOMEDIA
NONE

Nêu các tính chất hóa học của axit

Nêu các tính chất hóa học của axit mà em đã được học ? Mỗi tính chất viết 2 PTHH minh họa ( nếu có) ?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Tính chất hóa học của axit
    1.Axit làm đổi màu giấy quì tím:


    - Ở điều kiện bình thường, giấy quỳ tím là giấy có màu tím, tuy nhiên màu của nó thay đổi khi cho vào các môi trường (axit, bazơ) khác nhau. Trong môi trường axit giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, trong môi trường kiềm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.

    - Do đó dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ
    - Dựa vào tính chất này, giấy quì tím được dùng để nhận biết dung dịch axit.

    2. Axit tác dụng với kim loại:

    - Nguyên tắc: Axit + kim loại -> muối + H2

    - Điều kiện phản ứng:

    • Axit: thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2)
    • Kim loại: Đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại

    Dãy hoạt động hóa học của kim loại:

    K ... Na .....Ca ....Mg ....Al ...Zn ... Fe ... Ni... Sn ... Pb ... H ... Cu ... Hg... Ag... Pt.... Au
    Khi ... nào ..cần...may... áo... Záp ...sắt. ..nên...sang... phố ... hỏi.. cửa ...hàng... á.. phi.... âu

    - Ví dụ:

    2Na + 2HCl = 2NaCl + H2
    Mg + H2SO4(loãng) = MgSO4 + H2
    Fe + 2HCl = FeCl2 + H2

    - Chú ý: Sắt khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt (II) chứ không tạo muối sắt (III)

    3. Tác dụng với bazơ:

    - Nguyên tắc: Axit + Bazơ -> muối + Nước

    - Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ. Phản ứng xảy ra mãnh liệt và được gọi là phản ứng trung hòa

    - Ví dụ:

    NaOH + HCl = NaCl + H2O
    Mg(OH)2 + 2HCl = MgCl2+ 2H2O

    4. Tác dụng với oxit bazơ:

    - Nguyên tắc: Axit + oxit bazơ -> muối + Nước

    - Điều liện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.

    - Ví dụ:

    Na2O + 2HCl = 2NaCl + H2O
    FeO + H2SO4(loãng) = FeSO4 + H2O
    CuO + 2HCl = CuCl2 + H2O

    5. Tác dụng với muối:

    - Nguyên tắc: Muối (tan) + Axit (mạnh) -> Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).

    - Điều kiện:

    • Muối tham gia tan, Axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit sinh ra
    • Chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa hoặc một khí bay hơi
    • Sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh.

    - Ví dụ:

    H2SO4 + BaCl2 = BaSO4(r) + 2HCl
    K2CO3 + 2HCl = 2KCl + H2O + CO2 (H2CO3 phân hủy ra H2O và CO2)

      bởi Hiếu Phúc 25/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF