YOMEDIA
NONE

A và B là hai hỗn hợp đều chứa Al và \Fe_xO_y\). Sau phản ứng nhiêt nhôm mẫu A thu được 92,35 gam chất rắn C. Hòa tan C bằng dd xút dư thấy có 8,4 lít khí bay ra và còn lại một phần không tan D. Hòa tan D bằng \(H_2SO_4\) đặc nóng thấy tiêu tốn 60 gam dd axít \(H_2SO_4\) 98%. Giã sử chỉ tạo thành một muối sắt (III).

1. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành khi nhiệt nhôm mẫu A

2. Xác định công thức của sắt oxít.

3. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm 26,8 gam mẫu B sau khi làm nguội, hòa tan hỗn hợp thu được bằng dd HCl dư thấy bay ra 11,2 lít khí.

Tính khối lượng Al và sắt oxít của mẫu B đem nhiệt nhôm.

( Biết hiệu suất các phản ứng đạt 100%, các thể tích khí đo ở (ĐKTC).

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 2yAl + 3 FexOy     → yAl2O3+3xFe    (1)

    Vì hiệu suất phản ứng 100% hỗn hợp sau phản ứng tác dụng với NaOH giải phóng H2 nên Al dư và FexOy hết.

    Phản ứng với NaOH:

              2 Al + 2 NaOH + 2 H2O     2 NaAlO2 + 3H2  (2)

              Al2O3 + 2 NaOH      2 NaAlO2 + H2O   (3)

    Từ (2) \( \Rightarrow {n_{Al}}du = \frac{2}{3}.{n_{{H_2}}} = \frac{{2.8,4}}{{3.22,4}} = 0,25(mol)\)

    Chất rắn không tan trong NaOH là Fe:

              2 Fe + 6 H2SO4     Fe2 (SO4)3 + 3 SO2 + 6 H2O  (4)

    Tính số mol Fe trong cả chất rắn:

    \({n_{F{\rm{e}}}} = \frac{2}{6}.{n_{{H_2}S{O_4}}}.4 = \frac{4}{3}.\frac{{60.98}}{{100.98}} = 0,8(mol)\)

    Theo (1) tổng khối lượng hỗn hợp là:

    \(\begin{array}{l}
    {m_{A{l_2}{O_3}}} + {m_{F{\rm{e}}}} + {m_{Al}} = \\
    \frac{y}{{3{\rm{x}}}}.0,8.102 + 0,8.56 + 0,25.27 = 92,35\\
    {m_{A{l_1}{O_3}}} = 92,35 - 0,8.56 - 0,25.27 = 40,8(gam)\\
     \Rightarrow \frac{y}{x} = \frac{3}{2} \Rightarrow CT:F{{\rm{e}}_2}{O_3}
    \end{array}\)

    Đối với mẫu B:

              2 Al + Fe2O3   Al2O3 + 2 Fe  (5)

    Các phản ứng có thể có khi hòa tan hỗ hợp sau phản ứng bằng dd HCl:

              2 Al + 6 HCl     2 Al Cl3 + 3 H2  (6)

              Fe + 2 HCl     FeCl2 + H2  (7)

              Al2O3 + 6 HCl     2 AlCl3 + 3 H2O  (8)

              Fe2O3 + 6 HCl     2 FeCl3 + 3 H2O  (9)

    Vì sau phản ứng chưa biết Al dư hay Fe2O3 dư .

    Gọi p, q lần lượt là số mol của Al và Fe2O3  lúc đầu, a là số mol của Fe2O3 tham gia phản ứng.

    Theo (5) số mol Al còn = p-2a

    Số mol Fe tạo ra = 2a

    27p+160q=26,8  (10)

    Theo (6), (7):

    \(\frac{3}{2}(p - 2{\rm{a}}) + 2{\rm{a}} = {n_{{H_2}}} = \frac{{11,2}}{{22,4}} = 0,5(mol)(11)\)

    Vì phản ứng xãy ra hoàn toàn nên có hai khả năng xãy ra hoặc là Fe2O3 hết hoặc Al hết:

    * Trường hợp 1: Fe2O3 hết tức là a=q thay vào (11) ta được:

    \(\begin{array}{l}
    \frac{3}{2}.(p - 2q) + 2q = 0,5\\
     \Rightarrow 1,5p - q = 0,5(12)
    \end{array}\)

    Giải hệ (10), (12) ta được q=0,1; p=0,4

    Khối lượng nhôm = 0,4.27=10,8 (g)

    Khối lượng Fe2O3=0,1.160=16 (g)

    *Trường hợp 2:

    Al hết tức là p-2a=0

    \( \Rightarrow a = \frac{p}{2} \Rightarrow (11) \Rightarrow a = 0,25;p = 0,5\)

    Theo (10):

    \( \Rightarrow q = \frac{{26,8 - 27.0,5}}{{160}} = 0,083 < a\)

    Vô lí nên không xãy ra trường hợp Al hết

      bởi Nguyễn Trà Long 27/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON