YOMEDIA
NONE

Nêu cảm nghĩ về môn Công nghệ?

Nêu cảm nghĩ về môn Công nghệ?

Click để xem full hình

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (14)

  • - giúp ích cho đời sống của con người

    - là môn học giúp ta tìm hiểu về nhiều lĩnh vực

    - hiểu thêm về giá hành , thị trường

    - hiểu biết về nhóm dinh dưỡng

    - hiểu biết về động vật ( cách chăm sóc , phối giống , tập tính , nơi ở , động vật quý hiếm , .... ) 

      bởi Nguyệt Thanh Ca 04/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tóm gọn trong 2 chữ: tuyệt vời

      bởi Đinh Trí Dũng 14/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đây là môn học vô cùng thú vị và bổ ích cho chúng ta sau này.

      bởi Vladislav Hoàng 17/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khó

      bởi Lương Trọng Quý 20/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • NDĐT- Trong thời kỳ cách mạng 4.0 hiện nay, khoa học và công nghệ có vai trò hết sức quan trọng. Nhưng có nghịch lý là, nhiều nhà trường, học sinh vẫn chưa nhìn nhận đúng giá trị của môn Công nghệ. Làm sao để trả lại vị thế cho môn học này, xoá bỏ quan niệm đây là một “môn phụ” như bấy lâu nay trong các nhà trường?

     

    Cả việc dạy môn Công nghệ tại trường phổ thông và đào tạo đội ngũ giáo viên cho môn học này đều đang gặp phải nhiều khó khăn. Theo PGS, TS Lê Huy Hoàng, Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường đại học Sư phạm Hà Nội, “quan niệm của từ cấp quản lý nhà trường, giáo viên đến người học, phụ huynh coi Công nghệ là “môn phụ”. Phần lớn các trường phổ thông hiện nay sử dụng giáo viên môn học khác dạy kiêm nhiệm môn Công nghệ nên việc đầu tư cho bài giảng chưa cao, chưa phát huy được những phẩm chất đáng quý của môn học”.

    Thống kê năm học 2017-2018 cho thấy số giáo viên môn Công nghệ còn rất thấp, chỉ chiếm 1,4% ở cấp THCS và 1,3% ở cấp THPT. Số lượng giáo viên Công nghệ được tuyển dụng mới trong 5 năm qua chỉ chiếm khoảng 2%, trong khi đó số giáo viên dạy đúng chuyên môn có chưa tới 20%. Mỗi trường THPT thường chỉ có 1-2 giáo viên đào tạo đúng chuyên ngành Công nghệ, còn lại phần lớn thầy cô dạy môn này là giáo viên chuyên ngành khác kiêm nhiệm. Việc đầu tư cho bài giảng do đó ít được đầu tư. Thậm chí, đôi lúc tiết học Công nghệ còn bị tận dụng để ôn luyện cho môn chính. Qua khảo sát thực tế ở 115 trường THCS tại ba tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng cho thấy công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa được tiến hành thường xuyên.

    Về phía học sinh, với tâm lý “học ứng thí”, Công nghệ không phải môn thi nên các em chưa chú trọng học môn này. Các em cũng không có thông tin đầy đủ và chính xác để biết học môn Công nghệ ra có thể làm gì, khiến công tác tuyển sinh của các trường đại học có đào tạo ngành này rất khó khăn.

    Trả lại vị thế cho môn học

    GS, TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội đánh giá Công nghệ là môn học quan trọng và thiết thực, giúp học sinh hình thành những kiến thức hữu ích về công nghệ và một số kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng, thiết kế và đánh giá các thiết bị công nghệ chung quanh mình. Môn Công nghệ cũng là cầu nối với giáo dục STEM đang là xu thế mà thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hướng tới. Môn học này là nền tảng ban đầu để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành nghề trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Công nghệ do đó rất cần thiết, đặc biệt khi môn này được xác định có vai trò quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới.

    Trong chương trình giáo dục hiện hành, môn Công nghệ là một môn học bắt buộc ở cấp THCS và THPT. Ở chương trình giáo dục phổ thông mới, môn học được triển khai từ lớp 3 đến lớp 12, là môn bắt buộc ở tiểu học, THCS và là môn lựa chọn ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

    Tại hội thảo quốc gia “Đào tạo giáo viên Công nghệ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” do Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 18-4 vừa qua, các chuyên gia đã bàn về các giải pháp trả lại vị thế của môn học và tạo ra đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của chương trình mới.

    Theo đó, đầu tiên cần thay đổi cách nhìn nhận của nhà trường, học sinh, xã hội về tầm quan trọng và giá trị thực tiễn của môn Công nghệ. Để làm được điều đó, nội dung và phương pháp dạy môn học phải phù hợp, thiết thực hơn và đáp ứng việc đổi mới từng ngày của sự phát triển khoa học kỹ thuật. Đồng thời cung cấp thông tin cho nhà trường, người học, xã hội thấy nhu cầu nhân lực thực tế về những ngành có liên quan đến lĩnh vực Công nghệ đang rất cao, khiến cơ hội việc làm khi học lĩnh vực này rộng mở.

    “Các trường đại học sư phạm phải cung cấp cho học sinh, sinh viên thông tin về đầu ra khi theo học ngành sư phạm kỹ thuật để thu hút và tạo tâm lý yên tâm cho người học”, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới đề xuất. Theo ông, khoa sư phạm kỹ thuật của các trường nên thay đổi chương trình đào tạo là đưa các sinh viên có xu hướng theo nghề sư phạm đến thực tế ở các trường phổ thông nhiều hơn; các sinh viên còn lại có thể đào tạo theo cách ba năm học khoa học cơ bản, một năm học sư phạm, để nếu ra trường không làm giáo viên, các em có thể làm ngay một ngành nghề liên quan đến kỹ thuật. Đây là cách làm được nhiều trường sư phạm ở Pháp và một số nước châu Âu áp dụng. Tại Việt Nam, Trường đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng thực hiện mô hình này trong đào tạo giáo viên.

    GS Nguyễn Minh Thuyết đề xuất Bộ GD-ĐT ra quy định về tiêu chuẩn giáo viên dạy môn Công nghệ, trong đó nêu rõ cấp học nào thì giáo viên có thể kiêm nhiệm.

    Chuẩn đầu ra cho đội ngũ sinh viên sư phạm Công nghệ

    Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho rằng việc đào tạo giáo viên môn Công nghệ đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới cần đi từ việc nhận thức đúng mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn học để từ đó có hướng tuyển dụng, đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên phù hợp.

    Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ (giữa ảnh)

    “Giáo viên môn Công nghệ muốn dạy được học sinh theo định hướng phát triển năng lực thì bản thân thầy cô phải có năng lực. Do đó, từ giảng viên các trường đại học khi viết các tài liệu hướng dẫn giảng dạy và trực tiếp tập huấn, bồi dưỡng giáo viên cũng phải thực hiện theo hướng phát triển năng lực cho thầy cô chứ không phải truyền thụ kiến thức một chiều”, Thứ trưởng nói.

    Trong bối cảnh thực tế là phần lớn giáo viên dạy Công nghệ là giáo viên kiêm nhiệm, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên môn học này cần có sự quan tâm đặc biệt với đội ngũ thầy cô kiêm nhiệm. Mục tiêu là để giáo viên hiểu đúng vị thế, vai trò của môn học này từ đó xây dựng những bài giảng chất lượng và cung cấp nguyên tắc, phương pháp thực tế để họ giúp học sinh hình thành và phát huy được các năng lực môn học đề ra.

    Với việc đào tạo mới đội ngũ giáo viên Công nghệ, Thứ trưởng yêu cầu chuẩn đầu ra của đội ngũ sinh viên sư phạm Công nghệ phải vừa có năng lực kỹ thuật, vừa có năng lực sư phạm. Giáo viên không phải thợ dạy mà phải là nhà giáo dục hiểu về tâm lý học sinh, có phương pháp sư phạm, khả năng dẫn dắt, định hướng, khơi dậy niềm đam mê cho học trò. “Nếu chúng ta dạy học sinh theo hướng truyền nghề là không phải, mà thầy cô cần đánh thức tiềm năng, đam mê khoa học, yêu thích nghiên cứu của học sinh”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.

    Trong thời điểm hiện nay và tương lai, giáo dục Công nghệ có nhiều cơ hội, thuận lợi để phát triển. Môn học này trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ vừa dạy công nghệ, vừa định hướng nghề nghiệp và giáo dục STEM. Trong khi đó, STEM là xu thế giáo dục không thể cưỡng lại của Việt Nam và thế giới bởi cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Bộ GD-ĐT đang tích cực thực hiện việc dạy và học theo hướng hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa khọc. Giáo dục Công nghệ do đó là môn rất quan trọng trong chương trình mới. Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ mong muốn các trường sư phạm, các nhà trường phổ thông và đội ngũ giáo viên hiện nay cùng đồng hành để tạo ra đội ngũ giáo viên Công nghệ chất lượng, từ đó tạo ra những người học – nguồn nhân lực tốt của lĩnh vực này cho tương lai.

     

    LÊ HÀ

      bởi -=.=- Gia Đạo 01/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thôi
      bởi Tiêu Lương 12/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Môn công nghệ rất chán và không có ích gì mấy trong đời sống bình thường
      bởi Anh Quach Ha 16/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Rất tuyệt

     

      bởi Đỗ văn Trọng 16/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • rất dễ

      bởi Nguyễn Anh Hùng 18/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Chỉ có thể có 3 chữ: Quá tuyệt vời.

      bởi Thái Minh Khôi 19/03/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • hay và bổ ích!

     

      bởi Nguyễn Hoàng Lê Vi 27/02/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON