Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 9 Bài 37 Etilen giúp các em học sinh nắm vững về CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của êtilen. Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí. Tính chất hoá học của C2H4: Phản ứng cộng với dd Br2, pứ trùng hợp tạo PE, pứ cháy. Etylen được dùng làm nguyên liệu điều chế nhựa PE, ancol (rượu) etylic, axit axetic.
-
Bài tập 1 trang 119 SGK Hóa học 9
Hãy tính số liên kết đơn, liên kết đôi giữa những nguyên tử cacbon trong phân tử các chất sau:
a) CH3 – CH3.
b) CH2 = CH2.
c) CH2 = CH – CH = CH2.
-
Bài tập 2 trang 119 SGK Hóa học 9
Điền các từ thích hợp "có" hoặc "không" vào các cột sau:
-
Bài tập 3 trang 119 SGK Hóa học 9
Hãy nêu phương pháp hóa học loại bỏ khí etilen có sẵn trong khí metan để thu được metan tinh khiết?
-
Bài tập 4 trang 119 SGK Hóa học 9
Để đốt cháy 4,48 lít khí etilen cần phải dùng:
a) Bao nhiêu lít oxi?
b) Bao nhiêu lít không khí chứa 20% thể tích oxi? Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn?
-
Bài tập 37.1 trang 46 SBT Hóa học 9
Etilen là chất
A. có khối lượng riêng lớn hơn không khí.
B. không màu, dễ tan trong nước.
C. mùi hắc, ít tan trong nước.
D. không màu, không mùi, ít tan trong nước.
-
Bài tập 37.2 trang 46 SBT Hóa học 9
Có các chất sau: CH4 ; CH3 - CH3 ; CH2 = CH2 ; CH2 = CH - CH3.
a) Chất nào tác dụng được với clo khi chiếu sáng ?
b) Chất nào có thể làm mất màu dung dịch brom ?
c) Chất nào có phản ứng trùng hợp ?
Hãy viết phương trình hoá học minh hoạ.
-
Bài tập 37.3 trang 47 SBT Hóa học 9
Dẫn từ từ a gam mỗi khí CH4, C2H2, CH2=CH-CH3 vào ba bình tương ứng X, Y, Z chứa cùng một lượng dung dịch brom. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy dung dịch trong các bình
A. X, Y, z bị mất màu.
B. X, Y mất màu, z không đổi màu.
C. X không đổi màu, Y mất màu, z nhạt màu.
D. X không đổi màu, Y nhạt màu, z mất màu.
-
Bài tập 37.4 trang 47 SBT Hóa học 9
Hỗn hợp A gồm CH4 và C2H4. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗn hợp Ạ (đktc) rồi cho sản phẩm đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo ra 20 gam kết tủa. Hãy tính thành phần % thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
-
Bài tập 37.5 trang 47 SBT Hóa học 9
Chất hữu cơ X khi đốt cháy tuân theo phương trình hoá học :
aX + 3O2 → 2CO2 + 2H2O
Hãy xác định công thức phân tử của X và viết phương trình hoá học. Biết a là số nguyên, dương.
-
Bài tập 37.6 trang 47 SBT Hóa học 9
Dẫn 6,72 lít một hỗn hợp khí gồm hai hiđrocacbon mạch hở (không phải mạch vòng) qua dung dịch brom dư sao cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau thí nghiệm, thấy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng thêm 5,6 gam, đồng thời thoát ra 2,24 lít một chất khí. Mặt khác, nếu đốt cháy toàn bộ 6,72 lít hỗn hợp trên thấy tạo ra 22 gam CO2 và 10,8 gam H20. Biết các thể tích khí đo ở đktc.
Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon và tính thành phần % về thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp
-
Bài tập 37.7 trang 47 SBT Hóa học 9
Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở, trong phân tử ngoài các liên kết đơn chỉ chứa một liên kết đôi. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít hỗn hợp X thu được 40,6 gam khí CO2. Biết số mol của hiđrocacbon có số nguyên tử cacbon lớn hơn chiếm 25% tổng số mol của hỗn hợp. Tính khối lượng của 8,96 lít hồn hợp X. Xác định công thức của hai hiđrocacbon trên.