Bài tập 4 trang 246 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Hãy nêu phương trình hóa học của phản ứng điều chế anđehit fomic, anđêhit axetic và axeton trong công nghiệp hiện nay.
b) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế andehit fomic, andehit axetic và axeton trong công nghiệp hiện nay.
c) Fomon, fomalin là gì, chúng được sử dụng để làm gì?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 4
Câu a:
Phương pháp chung điều chế andehit và xeton là oxi hóa nhẹ ancol bậc I, bậc II tương ứng bằng CuO
Câu b:
Phương trình hóa học của phản ứng điều chế andehit fomic, andehit axetic và axeton trong công nghiệp hiện nay là:
- Andehit fomic được điều chế trong công nghiệp bằng cách oxi hóa metanol nhờ oxi không khí ở 600-700oC với xúc tác Cu hoặc Ag:
2CH3OH + O2 → 2HCH=O + 2H2O (xt: Ag, to)
Hoặc oxi hóa không hoàn toàn metan
CH4 + O2 → HCH=O + H2O (xt, to)
- Andehit axetic:
Oxi hóa etilen điều chế axetandehit:
2CH2=CH2 + O2 → 2CH3CH=O (xt: PdCl2, CuCl2)
- Axeton:
Oxi hóa cumen rồi chế hóa với axit sunfuric thu được axeton cùng với phenol
(CH3)2CH-C6H5 → tiểu phân trung gian → CH3COCH3 + C6H5OH
Câu c:
Dung dịch 37-40% fomandehit trong nước gọi là fomalin (còn gọi là fomon) được dùng để ngâm xác động vật, tẩy uế, diệt trùng....
-- Mod Hóa Học 11 HỌC247
-
Tên gọi nào sau đây không phải là của HCHO
bởi Anh Trần 27/01/2021
A. andehit fomic
B. etanal
C. metanal
D. fomandehit
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các chất sau đây: \(\left( 1 \right){\text{ }}C{H_3}COOH,{\text{ }}\left( 2 \right){\text{ }}{C_2}{H_5}OH,{\text{ }}\left( 3 \right){\text{ }}{C_2}{H_2},{\text{ }}\left( 4 \right){\text{ }}C{H_3}COON{H_4}\). Từ \(CH_3CHO\) bằng một phương trình phản ứng có thể tạo được mấy chất.
bởi Nguyễn Hạ Lan 26/01/2021
A. 1
B. 2
C. 3.
D. 4
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Axit acrilic tác dụng được với tất cả các chất sau:
bởi ngọc trang 27/01/2021
A. Na, NaOH, NaHCO3, Br2.
B. Na, NaOH, HCl, Br2.
C. Na, NaOH, NaCl, Br2.
D. K, KOH, Br2, HNO3
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Để phân biệt HCOOH và \(CH_3COOH\) ta dùng chất nào?
bởi Ho Ngoc Ha 26/01/2021
A. dung dịch AgNO3/NH3 .
B. Quì tím.
C. CaCO3
D. NaOH
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Phát biểu nào sau đây sai về Axit acrylic?
bởi Nguyễn Thị An 27/01/2021
A. Tất cả các anđehit đều có tính oxi hóa và tính khử.
B. Axit fomic có phản ứng tráng bạc.
C. Axit acrylic thuộc cùng dãy đồng đẳng với axit axetic.
D. Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức CnH2nO (n ≥ 1).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đốt cháy chất hữu cơ X thu được số mol \(CO_2\) bằng số mol \(H_2O\). X có thể là
bởi Nguyễn Tiểu Ly 26/01/2021
A. ancol metylic.
B. butan .
C. axit focmic.
D. axetilen
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử \(C_3H_xO\) vừa phản ứng với \(H_2\) (xúc tác Ni, to), vừa phản ứng với dung dịch \(AgNO_3\) trong \(NH_3\) đun nóng?
bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 26/01/2021
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho dãy các chất: etan, etanol, etanal, axit etanoic. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy là
bởi Anh Linh 27/01/2021
A. etanal.
B. etan.
C. etanol.
D. axit etanoic.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các chất HCl (X); \({C_2}{H_5}OH{\text{ }}\left( Y \right);{\text{ }}C{H_3}COOH{\text{ }}\left( Z \right);{\text{ }}{C_6}{H_5}OH\) (phenol) (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tính axit tăng dần là:
bởi Thúy Vân 26/01/2021
A. (Y), (Z), (T), (X).
B. (X), (Z), (T), (Y).
C. (Y), (T), (Z), (X).
D. (T), (Y), (Z), (X).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
(1) H2S + SO2
(2) KClO3 (t0, MnO2 xúc tác)
(3) CH3CHO + dd AgNO3/NH3,
(4) NH4NO3 (t0)
(5) H2O2 + dd KMnO4/H2SO4
(6) C6H5NH2 + Br2 (dd)
(7) C2H5OH + O2 (men giấm)
(8)CH2Br-CH2Br + Zn (t0)
(9) C3H5(OH)3 + Cu(OH)2
A.4
B. 6
C. 7
D.5
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các chất sau:\({C_2}{H_5}OH{\text{ }}\left( 1 \right);{\text{ }}{H_2}O{\text{ }}\left( 2 \right);{\text{ }}{C_6}{H_5}OH{\text{ }}\left( 3 \right);{\text{ }}C{H_3}COOH\left( 4 \right);{\text{ }}HCOOH\left( 5 \right)\) , thứ tự giảm dần tính axit là:
bởi Nguyễn Ngọc Sơn 27/01/2021
A. (1) < (2) < (3) < (5) < (4)
B. (1) < (2) < (3) < (4) < (5)
C. (5) > (4) > (3) > (2) > (1)
D. (4) > (5) > (3) > (1) > (2)
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 2 trang 246 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 246 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 146 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 6 trang 246 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 7 trang 246 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 8 trang 246 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 9 trang 247 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 10 trang 247 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 11 trang 247 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 12 trang 247 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 1 trang 259 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 260 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 260 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 260 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 5 trang 260 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 6 trang 260 SGK Hóa học 11 nâng cao
Bài tập 7 trang 260 SGK Hóa học 11 nâng cao