Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa học 10 Bài 29 Oxi - Ozon giúp các em học sinh biết Vị trí, cấu hình electron ngoài cùng của oxi; Tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. Ozon là một dạng thù hình của oxi; Điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon; Ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi. Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ); Ứng dụng của oxi.
-
Bài tập 1 trang 127 SGK Hóa học 10
Hãy ghép cấu hình electron với nguyên tử thích hợp:
Cấu hình electron Nguyên tử
A. 1s22s22p5 a) Cl
B. 1s22s22p4 b) S
C. 1s22s22p63s23p4 c) O
D. 1s22s22p63s23p5 d) F
-
Bài tập 2 trang 127 SGK Hóa học 10
Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?
A. H2S. B. O2. C. Al2S3. D. SO2.
-
Bài tập 3 trang 127 SGK Hóa học 10
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng:
a) Oxi và ozon đều có tính oxi hóa.
b) Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
-
Bài tập 4 trang 127 SGK Hóa học 10
Hãy trình bày các phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tại sao không áp dụng phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm cho công nghiệp và ngược lại?
-
Bài tập 5 trang 128 SGK Hóa học 10
Hãy cho biết những ứng dụng của khí oxi và khí ozon.
-
Bài tập 6 trang 128 SGK Hóa học 10
Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, khí ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%.
Phương trình hóa học là: 2O3 → 3O2
a) Hãy giải thích sự gia tăng thể tích của hỗn hợp khí
b) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu. Biết các thể tích khí được đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
-
Bài tập 29.1 trang 63 SBT Hóa học 10
Khác với nguyên tử O, ion oxit O2- có
A. bán kính ion nhỏ hơn và ít electron hơn.
B. bán kính ion nhỏ hơn và nhiều electron hơn.
C. bán kính ion lớn hơn và ít electron hơn.
D. bán kính ion lớn hơn và nhiéu electron hơn.
-
Bài tập 29.2 trang 63 SBT Hóa học 10
Cấu hình electron nào ở cột bên trái tương ứng với nguyên tử nào ở cột bên phải ?
Cấu hình electron Nguyên tử a) 1s22s2p4
b) 1s22s22p63s23p4
c) 1s22s22p5
d) 1s22s22p63s23p5
1. S
2. O
3. Cl
4. F
5. P
-
Bài tập 29.3 trang 63 SBT Hóa học 10
Khí oxi điều chế được có lẫn hơi nước. Dẫn khí oxi ẩm đi qua chất nào sau đây để được khí oxi khô ?
A. Al2O3
B. CaO
C. Dung dịch Ca(OH)2
D. Dung dịch HCl
-
Bài tập 29.4 trang 64 SBT Hóa học 10
Ở một số nhà máy nước, người ta dùng ozon để sát trùng nước máy là dựa vào tính chất nào sau đây của ozon ?
A. Ozon là một khí độc
B. Ozon không tác dụng với nước
C. Ozon tan nhiều trong nước
D. Ozon là chất oxi hoá mạnh
-
Bài tập 29.5 trang 64 SBT Hóa học 10
Với số mol các chất bằng nhau, chất nào dưới đây điều chế được lượng O2 nhiều nhất
A. 2KNO3 → 2KNO2 + 2O2
B. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
C. 2H2O2 → 2H2O + O2
D. 2HgO → 2Hg + O2
-
Bài tập 29.6 trang 64 SBT Hóa học 10
Oxi có số oxi hóa dương trong hợp chất nào sau đây
A. K2O
B. OF2
C. H2O2
D. (NH4)2SO4
-
Bài tập 29.7 trang 64 SBT Hóa học 10
Khi nhiệt phân 1g KMnO4 thì thể tích khí O2 thu được ở đktc là
A. 0,1 lít
B. 0,3 lít
C. 0,07 lít
D. 0,03 lít
-
Bài tập 29.8 trang 64 SBT Hóa học 10
Điều chế khí oxi bằng cách nhiệt phân KMnO4. Kết quả của thí nghiệm được ghi lại như sau :
Thời gian (s) Thể tích O2 thu được (cm3) Thời gian (s) Thể tích O2 thu được (cm3) 0
10
20
30
0
8
28
57
40
50
60
70
78
87
90
90
a) Vẽ đồ thị biểu diễn thể tích khí oxi thu được theo thời gian (trục tung là thể tích khí oxi, trục hoành là thời gian).
b) Dùng đồ thị để cho biết thể tích khí oxi thu được ở thời điểm :
- 25 giây
- 45 giây
c) Ở thời điểm nào thì phản ứng kết thúc ?
-
Bài tập 29.9 trang 65 SBT Hóa học 10
a) Cho biết tên hai dạng thù hình của nguyên tố oxi.
b) So sánh tính chất hoá học của hai dạng thù hình. Dẫn ra PTHH để minh hoạ.
-
Bài tập 29.10 trang 65 SBT Hóa học 10
Có một hỗn hợp khí gồm oxi và ozon. Hỗn hợp khí này có ti khối đối với hiđro bằng 18. Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí.
-
Bài tập 29.11 trang 65 SBT Hóa học 10
Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3 tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với khí H2 là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và khí CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với H2 là 3,6
a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp khí A và B.
b) Một mol khí A có thể đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu mol khí CO ?
-
Bài tập 29.12 trang 65 SBT Hóa học 10
Sau khi ozon hoá một thể tích oxi thì thấy thể tích giảm đi 5 ml. Tính thể tích ozon đã được tạo thành và thể tích oxi đã tham gia phản ứng để biến thành ozon. Các thể tích khí đều đo ở đktc.
-
Bài tập 29.13 trang 65 SBT Hóa học 10
Một bình cầu dung tích 448 ml được nạp oxi rồi cân. Phóng điện để ozon hoá, sau đó lại nạp oxi rồi cân. Khối lượng trong 2 trường hợp chênh lộch nhau 0,03 gam.
Tính phần trăm về khối lượng của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng. Biết các thể tích khí nạp vào bình đều đo ở đktc.
-
Bài tập 29.14 trang 65 SBT Hóa học 10
Hỗn hợp khí ozon và oxi có tỉ khối so với khí H2 là 18.
a) Xác định % thể tích của ozon trong hỗn hợp.
b) Khi cho 1 lít (đktc) hỗn hợp khí đó đi qua bạc kim loại, khối lượng của bạc sẽ tăng lên bao nhiêu ?
-
Bài tập 29.15 trang 66 SBT Hóa học 10
Có các chất khí không màu sau là: hiđro clorua, cacbonic, oxi, ozon.
Hãy nêu phương pháp hoá học để phân biệt các khí trên.
-
Bài tập 29.16 trang 66 SBT Hóa học 10
Hỗn hợp khí SO2 và O2 có tỉ khối hơi đối với metan (CH4) bằng 3. Tính thể tích khí O2 cần thêm vào 20 lít hỗn hợp trên để thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi bằng 2,5.
-
Bài tập 1 trang 162 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hãy giải thích:
a) Cấu tạo của phân tử oxi.
b) Oxi là phi kim có tính oxi hóa mạnh. Lấy ví dụ minh họa.
-
Bài tập 2 trang 162 SGK Hóa học 10 nâng cao
Trình bày những phương pháp điều chế oxi:
a) Trong phòng thí nghiệm.
b) Trong công nghiệp.
-
Bài tập 3 trang 162 SGK Hóa học 10 nâng cao
Thêm 3 gam MnO2 vào 197gam hỗn hợp muối KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn cân nặng 152gam. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp muối đã dùng.
-
Bài tập 4 trang 162 SGK Hóa học 10 nâng cao
So sánh thể tích khí oxi thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) khi phân hủy hoàn toàn KMnO4, KClO3, H2O2 trong các trường hợp sau:
a) Lấy cùng khối lượng các chất đem phân hủy.
b) Lấy cùng lượng chất đem phân hủy.
-
Bài tập 5 trang 162 SGK Hóa học 10 nâng cao
Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong V lít oxi (điều kiện tiêu chuẩn), thu được hỗn hợp khí A có tỉ khối đối với oxi là 1,25.
a) Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp A.
b) Tính m và V. Biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 6 gam kết tủa trắng.
-
Bài tập 1 trang 166 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hiđro peoxit có thể tham gia những phản ứng hóa học:
H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH
H2O2 + Ag2O → 2Ag + H2O + O2
Tính chất của H2O2 được diễn tả đúng nhất là:
A. hiđro peoxit chỉ có tính oxi hóa.
B. hiđro peoxit chỉ có tính khử.
C. hiđro peoxit không có tính oxi hóa, không có tính khử.
D. hiđro peoxit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
-
Bài tập 2 trang 166 SGK Hóa học 10 nâng cao
Có hai bình, một đựng khí oxi, một đựng khí ozon. Hãy giới thiệu thuốc thử để phân biệt từng khí.
-
Bài tập 3 trang 166 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh cho tính chất của các chất sau:
a) Oxi và ozon cùng có tính oxi hóa, nhưng ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.
b) Nước và hiđro peoxit cùng có tính oxi hóa, nhưng hiđro peoxit có tính oxi hóa mạnh hơn nước.
-
Bài tập 4 trang 166 SGK Hóa học 10 nâng cao
Ozon và hiđro peoxit có những tính chất hóa học nào giống nhau, khác nhau? Lấy ví dụ minh họa.
-
Bài tập 5 trang 166 SGK Hóa học 10 nâng cao
Có hỗn hợp khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%.
Hãy xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí ban đầu. Biết các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất
-
Bài tập 6 trang 166 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6.
a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.
b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.