Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 10 Bài 15 Hóa trị và số oxi hóa giúp các em học sinh biết được Điện hoá trị, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion, trong hợp chất cộng hóa trị; Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.
-
Bài tập 1 trang 74 SGK Hóa học 10
Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2-, và HNO3 lần lượt là:
A. +5, -3, +3.
B. -3, +3, +5
C. +3, -3, +5
D. +3, +5, -3.
-
Bài tập 2 trang 74 SGK Hóa học 10
Số oxi hóa của Mn, Fe trong Fe3+, S trong SO3, P trong PO43- lần lượt là:
A. 0, +3, +6, +5
B. 0, +3, +5, +6
C. +3, +5, 0, +6
D. +5, +6, +3, 0.
Chọn đáp ứng đúng?
-
Bài tập 3 trang 74 SGK Hóa học 10
Hãy cho biết điện hóa trị của các nguyên tử trong các hợp chất sau đây: CsCl, Na2O, BaO, BaCl2 , Al2O3.
-
Bài tập 4 trang 74 SGK Hóa học 10
Hãy xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau đây: H2O, CH4, HCl, NH3.
-
Bài tập 5 trang 74 SGK Hóa học 10
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, H2O, SO3, NO, NO2, Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+, NH4+
-
Bài tập 6 trang 74 SGK Hóa học 10
Viết công thức phân tử của những chất, trong đó S lần lượt có số oxi hóa -2, 0, +4, +6.
-
Bài tập 7 trang 74 SGK Hóa học 10
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất, đơn chất và ion sau:
a) H2S, S, H2SO3, H2SO4.
b) HCl, HClO, NaClO2, HClO3, HClO4.
c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4.
d) MnO4-, SO42-, NH4+.
-
Bài tập 15.1 trang 35 SBT Hóa học 10
Số oxi hoá của mangan (Mn) trong hợp chất KMnO
4 làA.+1.
B.-1.
C.-5.
D.+7.
-
Bài tập 15.2 trang 35 SBT Hóa học 10
Những nguyên tố có cùng hoá trị trong các hợp chất với hiđro là
A. N, P, S.
B. P, As, Sb.
C. S, Te, Cl.
D. F, Cl, P.
-
Bài tập 15.3 trang 35 SBT Hóa học 10
Điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA lần lượt bằng
A. 2,3.
B. 2, 1
C.1,2.
D. 1,3.
-
Bài tập 15.4 trang 35 SBT Hóa học 10
Cộng hoá trị của N là 3, để đạt được cấu hình của khí hiếm thì N phải có
A. 3 liên kết ion.
B. 5 liên kết cộng hoá trị.
C.3 liên kết cộng hoá trị.
D. 5 liên kết ion.
-
Bài tập 15.5 trang 35 SBT Hóa học 10
Nguyên tử A có Z = 15. Trong hợp chất với hiđro, nguyên tử này có khả năng tạo số liên kết cộng hoá trị là
A. 2 liên kết.
B. 3 liên kết.
C. 1 liên kết.
D. 5 liên kết.
-
Bài tập 15.6 trang 36 SBT Hóa học 10
Số oxi hoá của nitơ trong NH3, HNO
2 và NO3- lần lượt làA. +5,-3,+3.
B. -3,+3,+5.
C. +3,-3,+5.
D. +3,+5,-3.
-
Bài tập 15.7 trang 36 SBT Hóa học 10
Số oxi hoá của lưu huỳnh trong dãy H2S, H2SO3, H2SO
4 lần lượt làA. - 2, +4, +4.
B. -2, +3, +6.
C. -2, +4, +6.
D. -2, +3, +4.
-
Bài tập 15.8 trang 36 SBT Hóa học 10
Trong dãy hợp chất của sắt FeO, Fe2O3, Fe3O4, FexOy, FeS, FeS
2 số oxi hoá của sắt lần lượt làA. +2, +3, +4, \( + \frac{y}{{2x}}\) , +2, 0
B. +2, +3, \( + \frac{7}{3}\) , \( + \frac{{2x}}{y}\) , +2, +1
C. +2, +3, +3, \( + \frac{{2y}}{x}\) , +2, +1
D. +2, +3, \( + \frac{8}{3}\) , \( + \frac{{2y}}{x}\) ,+2,+2
-
Bài tập 15.9 trang 36 SBT Hóa học 10
a) Hoá trị của một nguyên tố trong các hợp chất ion được gọi là gì ?
b) Hãy so sánh hoá trị của các kim loại trong các hợp chất: NaCl, CaF2
-
Bài tập 15.10 trang 36 SBT Hóa học 10
a) Hoá trị của một nguyên tố trong các hợp chất cộng hoá trị được gọi là gì ?
b) Hãy so sánh hoá trị của oxi (O) và của nitơ (N) trong các hợp chất: H2O; NH3
-
Bài tập 15.11 trang 37 SBT Hóa học 10
a) Hãy cho biết quan hệ giữa số liên kết cộng hoá trị của một nguyên tử trong phân tử và cộng hoá trị của nguyên tố tương ứng.
b) Hãy viết công thức cấu tạo của NH
3 và cho biết cộng hoá trị của nitơ trong hợp chất đó. -
Bài tập 15.12 trang 37 SBT Hóa học 10
Hãy viết công thức cấu tạo của các hợp chất: CO2, C2H6, C3H8, HCHO.
Hãy cho biết cộng hoá trị của cacbon trong các hợp chất đó.
-
Bài tập 15.13 trang 37 SBT Hóa học 10
a) Hãy cho biết số oxi hoá của các nguyên tố : H, N, O, Na, Ca trong các đơn chất H2, N2, O2, Na, Ca.
b) Hãy cho biết tổng số số oxi hoá của các nguyên tử oxi và hiđro trong phân tử H2O.
-
Bài tập 15.15 trang 37 SBT Hóa học 10
Hãy cho biết số oxi hoá của clo trong các chất sau: HCl, Cl2, Cl2O, Cl2O3, Cl2O5, Cl2O7
-
Bài tập 15.14 trang 37 SBT Hóa học 10
Hãy cho biết số oxi hoá của hiđro trong các hợp chất sau đây: HCl, HF, H2O, CH4, NaH, KH, MgH2, CaH2, CsH.
-
Bài tập 15.16 trang 37 SBT Hóa học 10
Hãy cho biết cộng hoá trị và số oxi hoá của cacbon trong các hợp chất sau đây: CH4, C2H6, C2H4, C2H2, HCHO, HCOOH
-
Bài tập 1 trang 90 SGK Hóa học 10 nâng cao
Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, NO2+ và HNO3 lần lượt là:
A. +5,-3,+3.
B. -3, +3, +5.
C.+3, -3,+5.
D. +3, +5, -3.
Chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 2 trang 90 SGK Hóa học 10 nâng cao
Số oxi hóa của kim loại Mn, Fe trong FeCl3, S trong SO3, O trong PO43- lần lượt là:
A. 0, +3, +6, +5.
B. 0, +3, +5, +6.
C. +3, +5, 0, +6.
D. +5, +6,+3, 0.
Chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 3 trang 90 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hãy cho biết điện hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau đây: BaO, Al2O3, NaCl, KF, CaCl2
-
Bài tập 4 trang 90 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hãy xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau: H2O, CH4, HCl, NH3
-
Bài tập 5 trang 90 SGK Hóa học 10 nâng cao
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, H2O, SO3, NH3, NO2, Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+.
-
Bài tập 6 trang 90 SGK Hóa học 10 nâng cao
Xác định số oxi hóa của lưu huỳnh, clo, mangan và nitơ trong các chất và ion sau:
a) H2S, S, H2SO3, H2SO4, SO2, SO3.
b) HCl, HClO, NaClO3, HClO4.
c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4.
d) MnO4-, SO32-, NH4+, ClO4-.