Hướng dẫn giải bài tập SGK GDCD 9 Bài 2 Tự chủ sẽ giúp các em hiểu bài và nắm vững kiến thức hơn.
-
Bài tập 1 trang 8 SGK GDCD 9
Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a) Người tự chủ biết tự kiểm chế những ham muốn của bản thân
b) Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động
c) Người tự chủ luôn hành động theo ý mình
d) Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau
đ) Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp
e) Cần giữ thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp với người khác.
-
Bài tập 2 trang 8 SGK GDCD 9
Em hãy kể lại một câu chuyện về một người biết tự chủ.
-
Bài tập 3 trang 8 SGK GDCD 9
Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình nên buổi đi chơi phố mất vui.
Em hãy nhận xét việc làm của Hằng. Em sẽ khuyên Hằng như thế nào?
-
Bài tập 4 trang 8 SGK GDCD 9
Hãy tự nhận xét xem bản thân em đã có tính tự chủ chưa. (Trước những khó khăn, xích mích, xung đột, em có giữ được bình tĩnh và thái độ ôn hoà, lễ độ khòng? Khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo, em có theo họ không? Hãy nêu một số tình huống đòi hỏi tính tự chủ mà em có thể gặp (ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng) và dự kiến cách ứng xử phù hợp.
-
Giải bài 1 trang 10 SBT GDCD 9
Em hiểu thế nào là tự chủ ? Nêu ví dụ về người có tính tự chủ.
-
Giải bài 2 trang 10 SBT GDCD 9
Vì sao chúng ta cần phải biết tự chủ?
-
Giải bài 3 trang 10 SBT GDCD 9
Học sinh cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
-
Giải bài 4 trang 10 SBT GDCD 9
Những hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?
A. Cân nhắc trước khi làm một việc gì
B. Ý kiến của ai cũng cho là đúng
C. Thay đổi kế hoạch tuỳ theo công việc cụ thể
D. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn
E. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra ý kiến
G. Thay đổi mốt theo thần tượng của mình
H. Luôn từ tốn trong nói năng, cư xử với mọi người
I. Không bày tỏ quan điểm rõ ràng trước mọi vấn đề.
-
Giải bài 5 trang 11 SBT GDCD 9
Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về tính tự chủ ?
A. Quyết định nhanh trong mọi vấn đề, không cần suy nghĩ là thê hiện sự tự chủ.
B. Luôn im lặng trong mọi tình huống là thể hiện thái độ bình tĩnh, tự chủ.
C. Không nên bày tỏ ý kiến trước đông người để tránh sai Ịầm đáng tiếc có thể xảy ra.
D. Cần phải cân nhắc khi đánh giá về người khác.
E. Đã là bạn thân phải có cách nhìn nhận, đánh giá sự việc giống nhau.
-
Giải bài 6 trang 11 SBT GDCD 9
Biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?
A. Luôn làm theo ý của mình mà không bao giờ tham khảo mọi người.
B. Luôn tự nhắc nhở bản thân, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.
C. Hành động theo ý kiến số đông trong mọi trường hợp.
D. Tự ý thức là khi nào làm xong bài tập mới đi chơi.
-
Giải bài 7 trang 11 SBT GDCD 9
Những biểu hiện dưới đây là tự chủ hay không tự chủ?
Tự chủ Không tự chủ A. Gặp bài toán khó quá không thể giải được thì nhờ anh giải hộ. B. Đi học về nhà đói nhưng vẫn chờ mẹ về nấu cơm. C. Nhất định không uống rượu trong dịp tết dù bạn bè rủ hay kích bác. D. Cố gắng tự làm bài thi vẽ cho dù vẽ không đẹp. E. Từ chối không đi chơi với bố mẹ vì chưa học bài xong. -
Giải bài 8 trang 11 SBT GDCD 9
Tan học, Đạt rủ Tùng đi chơi điện tử. Thấy Tùng có vẻ lưỡng lự, Đạt thuyết phục bạn rằng chơi điện tử rất thú vị và Đạt sẽ trả tiền cho Tùng. Tùng đồng ý và đi chơi điện tử với Đạt hai tiếng sau mới về nhà.
Câu hỏi:
1/ Em có tán thành việc đi chơi điện tử với bạn của Tùng không? Vì sao?
2/ Em sẽ làm gì khi gặp phải những tình huống tương tự?
-
Giải bài 9 trang 12 SBT GDCD 9
Nam và Hải tuy học khác lớp nhưng chơi rất thân với nhau. Vì có mâu thuẫn với một bạn trong khối, Nam rủ Hải sau giờ học ở lại đánh bạn đó. Hải đồng ý ngay.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn của Nam không ? Vì sao ?
2/ Nếu là Hải, em sẽ xử sự thế nào ? Vì sao em làm như vậy ?
-
Giải bài 10 trang 12 SBT GDCD 9
Toàn là học sinh lớp 9. Bố mẹ Toàn là công nhân của một nhà máy dệt, đời sống có phần eo hẹp. Thấy nhiều bạn đi học bằng xe đạp thời trang trông rất bắt mắt, Toàn đòi bố mẹ nhất định phải mua xe đạp mới cho mình.
Câu hỏi:
1/ Em có tán thành việc làm của Toàn không ? Vì sao ?
2/ Nếu là bạn của Toàn, em sẽ khuyên bạn điều gì ?
-
Giải bài 11 trang 12 SBT GDCD 9
Bà Hà là hàng xóm của nhà Loan trong khu tập thể. Vì kinh tế khó khăn nên nhà bà Hà vẫn phải dùng than tổ ong. Chiều đến, khi bà Hà nhóm bếp, Loan rất khó chịu vì khói bay vào nhà. Có lần Loan nói với mẹ là phải mắng cho bà Hà một trận vì đã gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hương đến người khác. Mẹ không đồng ý vì không muốn mâu thuẫn với hàng xóm.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng ý với ý kiến của Loan không ? Vì sao ?
2/ Theo em, cách xử sự của mẹ Loan là đúng hay sai ? Vì sao ?
3/ Nếu gặp phải tình huống như vậy, em sẽ xử sự như thế nào để vừa không khó chịu vừa không mâu thuẫn với hàng xóm ?
-
Giải bài 12 trang 12 SBT GDCD 9
Có ý kiến cho rằng, người tự chủ là người luôn tự mình giải quyết tất cả các vấn đề gặp phải trong cuộc sống mà không cần tham khảo ý kiến của bất kì ai.
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến đó.
-
Giải bài 13 trang 13 SBT GDCD 9
Em hãy nêu những biểu hiện của sự thiếu tự chủ của bạn bè xung quanh. Vì sao em cho đó là sự thiếu tự chủ ?
-
Giải bài 14 trang 13 SBT GDCD 9
Em hãy kể về một tấm gương tự chủ trong cuộc sống mà em biết.