Bài học Đất nước có nhiều đồi núi cung cấp cho các em học sinh những đặc điểm của các khu vực đồi núi như: Vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng núi Bắc Trường Sơn, vùng núi Trường Sơn Nam và địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đặc điểm chung của địa hình
a. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích (3/4 diện tích) nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Địa hình thấp chiếm hơn 60%, cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao trên 2000 m chỉ có khoảng 1%
- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.
b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
- Được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
- Cấu trúc gồm 2 hướng chính:
- Hướng Tây Bắc - Đông Nam: từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã (Tây Bắc, Bắc Trung Bộ).
- Hướng vòng cung: vùng núi Đông Bắc và Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam)
c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
- Xâm thực nhanh miền đồi núi
- Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng hạ lưu sông-
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
1.2. Các khu vực địa hình
a. Khu vực đồi núi
- Vùng núi Đông Bắc
- Nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc, địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Địa hình có hướng vòng cung, với 4 cánh cung lớn: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông.
- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích
- Theo hướng các cánh cung núi là nhứng thung lũng núi của sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. -> tạo thuận lợi cho gió mùa Đông Bắc tràn vào, hình thành mùa đông lạnh giá.
- Vùng núi Tây Bắc
- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả
- Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang 3143m). Các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, xen giữa là cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu).
- Vùng núi Bắc Trường Sơn
- Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.
- Các vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị)
- Phía Bắc là vùng núi thượng du Nghệ An. Giữa là vùng núi đá vôi Quảng Bình (Kẻ Bàng). Phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên – Huế.
- Mạch núi cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển ở vĩ tuyến 160B làm ranh giới với vùng Trường Sơn Nam và cũng là bức chắn ngăn cản khối không khí lạnh từ phương Bắc xuống phương Nam.
- Có nhiều đèo thấp như: đèo Mụ Giạ, đèo Lao Bảo...
- Vùng núi Trường Sơn Nam
- Vùng núi này cũng cao không đều, mà nhô lên ở 2 đầu và trũng thấp ở giữa.
- Các khối núi Kontum, khối núi cực nam tây bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.
- Ở giữa địa hình thấp xuống, phía tây là các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh có địa hình tương đối bằng phẳng.
- Phía nam núi và cao nguyên lại cao lên với những đỉnh trên 2000m như Vọng Phu, Chư Yang Sin, Lang Biang, Bi Đúp…nhô cao trên bề mặt cao nguyên xếp tầng… -> Tạo ra sự bất đối xứng Đông – Tây của trường Sơn Nam.
- Sông ngòi:
- Phía Đông: Thường ngắn, dốc
- Phía Tây: Thường dài hơn
- Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du
- Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
- Bán bình nguyên: Ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan cao chừng 200m.
- Địa hình đồi trung du: Phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa phía Bắc và phía Tây đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
2. Luyện tập và củng cố
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2 000 m
- B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi trong giai đoạn Tân kiến tạo
- C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh
- D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực
-
- A. Sự xâm lược mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng
- B. Sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…
- C. Sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình
- D. Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung
-
- A. Trường Sơn Bắc
- B. Trường Sơn Nam
- C. Đông Bắc
- D. Tây Bắc
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 12 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 32 SGK Địa lý 12
Bài tập 2 trang 32 SGK Địa lý 12
Bài tập 3 trang 32 SGK Địa lý 12
Bài tập 1 trang 11 SBT Địa lí 12
Bài tập 2 trang 11 SBT Địa lí 12
Bài tập 3 trang 12 SBT Địa lí 12
Bài tập 4 trang 12 SBT Địa lí 12
Bài tập 5 trang 12 SBT Địa lí 12
Bài tập 6 trang 12 SBT Địa lí 12
Bài tập 7 trang 12 SBT Địa lí 12
Bài tập 8 trang 12 SBT Địa lí 12
Bài tập 9 trang 13 SBT Địa lí 12
Bài tập 10 trang 13 SBT Địa lí 12
Bài tập 1 trang 10 Tập bản đồ Địa Lí 12
Bài tập 2 trang 10 Tập bản đồ Địa Lí 12
Bài tập 3 trang 11 Tập bản đồ Địa Lí 12
3. Hỏi đáp Bài 6 Địa lí 12
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 12 HỌC247